Tình hình thâu tóm và sáp nhập ngân hàng trên thế giới

Một phần của tài liệu Thâu tóm và sáp nhập – giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thời kỳ hội nhập (Trang 31 - 37)

Giai đoạn cuối của thế kỷ 20 làn sóng thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp ở các nước có nền kinh tế phát triển diễn ra mạnh mẽ. Chỉ tính từ năm 1986 đến 1989 ở Anh đã có khoảng 5.200 công ty công nghiệp, thương mại thâu tóm và sáp nhập lẫn nhau (trung bình mỗi năm có 1.301 công ty). Những năm 1980 và 1990 đã mang đến những làn sóng mới của những hoạt động sáp nhập thân thiện và những hoạt động tiếp quản “thù địch” trong một số ngành công nghiệp, khi các tập đoàn cố gắng củng cố vị trí của họ để thích ứng với điều kiện thay đổi.

Cũng vào cuối những năm 1990, Travellers Group sáp nhập với Citicorp, hình thành nên công ty dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới. Tiếp theo làn sóng tiếp quản của Nhật đối với các công ty Mỹ trong thập kỷ 1980, đến lượt các hãng của Đức chiếm vị trí nổi bật trong những năm 1990 khi Ngân hàng Deutsche Bank tiếp quản ngân hàng Bankers Trust.

Ngoài ra trong lĩnh vực ngân hàng có rất nhiều hoạt động thâu tóm và sáp nhập đã diễn ra. Tháng 5/2001, Tập đoàn tài chính Citigroup của Mỹ đã tuyên bố mua

tập đoàn Ngân hàng lớn nhất Mexico là Banacci với giá khổng lồ: 12,5 tỷ USD. Đây là cuộc mua bán lớn nhất trong lịch sử tại thị trường các nước mới nổi như Mêxico. Citigroup là Tập đoàn tài chính lớn của Mỹ là chủ sở hữu của Ngân hàng thương mại khổng lồ Citibank. Tập đoàn BBAA của Tây Ban Nha đã mua Ngân hàng Bancomer vốn là đối thủ chính của Ngân hàng Banamex tại Mêxico. Mặt khác, cuộc sáp nhập này theo tính toán của Chủ tịch Tập đoàn Citigroup ông Sandy Weill thì hàng năm Tập đoàn sẽ giảm được ít nhất 200 triệu USD cho chi phí chuyển giao công nghệ và nhất là chi phí huy động vốn thấp hơn.

Năm 2002 diễn ra vụ sáp nhập giữa Ngân hàng thương mại Dresdner và Tập đoàn bảo hiểm Allanz trong nội bộ nước Đức. Đây là một thương vụ mới và lớn nhất tại Đức dựa trên nguyên tắc gộp cổ phần của hai định chế tài chính Ngân hàng và phi Ngân hàng thành một liên minh tài chính hỗn hợp nhằm củng cố địa vị tài lực và đặc biệt là để tận dụng tối đa lợi thế của các bên: Tập đoàn bảo hiểm Allanz phát huy được tối đa nguồn lợi thu được từ việc mở rộng thị trường và sử dụng hệ thống bán lẻ thông qua các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, còn Ngân hàng Dresdner thì tập trung được nguồn lực khổng lồ vào việc kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư tài sản tài chính. Tập đoàn mới này hoàn toàn có đủ điều kiện và thực lực để một mặt tự phòng vệ, một mặt vươn ra thị trường tài chính thế giới với tư cách là một Tập đoàn tài chính xuyên quốc gia mang quốc tịch Đức.

Một số cuộc sáp nhập Ngân hàng ở Đài Loan: Cơn lốc khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á đã thực sự ảnh hưởng tới hệ thống tài chính ngân hàng Đài Loan kể từ cuối năm 1999. Trước tình hình cấp bách trên, Chính quyền Đài Bắc đã thông qua một số luật tạo điều kiện thuận lợi cho việc sáp nhập giữa các ngân hàng và cho ra đời mô hình hoạt động của các Công ty quản lý tài sản. Theo đó, hai thương vụ sáp nhập ngân hàng lớn đã được công bố đó là: vụ sáp nhập giữa Ngân hàng hợp tác Đài Loan và Ngân hàng thương mại Chinfon Bank và tiếp đến là vụ

sáp nhập tay ba giữa First commercial Bank, Pan Asia Bank và Dah An commercial Bank. Các thương vụ sáp nhập thường diễn ra giữa một ngân hàng chịu sự quản lý của Nhà nước với các ngân hàng nhỏ yếu kém. Theo một số nhà phân tích thì việc sáp nhập sẽ làm cho các ngân hàng tốt có thể trở nên xấu đi bởi vì họ buộc phải sáp nhập với các ngân hàng yếu kém khác và họ cho rằng các vụ sát nhập còn mang nặng tính chính trị nhiều hơn.

Bảng 1.1: DANH MỤC CÁC NGÂN HÀNG SÁP NHẬP CỦA MỸ TỪ NĂM 1994 – 2003

Đơn vị tính: triệu US$

NH mục tiêu NH mua NH mục tiêu Năm sáp

nhập Tài sản Dư nợ SL văn phòng Nations Bank Corporation Bank America Corporation 1998 201,576 129,723 1,960 Norwest Corporation

Wells Fargo &

Company 1998 96,316 70,875 1,459 Bank One Corporation First Chicago NBD Corporation 1998 90,700 53,578 648 Firstar

Corporation U.S. Bancorp 2001 85,402 53,289

1,053 Chase Manhattan Corporation J.P. Morgan & Company, Inc. 2000 73,832 4,676 3 Chemical Banking Corporation Chase Manhattan Corporation 1996 71,913 35,815 349 First Union Wachovia 2001 70,022 41,538 786

Corporation Corporation Wells Fargo &

Company First Interstate Bancorp 1996 59,187 48,510 1,130 Fleet Financial Group, Inc. Bank Boston Corporation 1999 50,722 34,648 451 Citigroup, Inc. Golden State

Bancorp, Inc. 2002 50,680 22,978 357 Washington Mutual, Inc. Ahmanson & Company (H.F.) 1998 50,291 37,611 416 Nations Bank Corporation Barnett Banks, Inc. 1998 44,066 34,450 670 First Union Corporation Core States Financial Corporation 1998 43,967 32,201 575 Nations Bank Corporation Boatmen’s Bancshares, Inc. 1997 43,034 30,933 607 Washington Mutual, Inc. Great Western Financial Corporation 1997 41,010 27,572 416 Fleet Boston Financial Corporation Summit Bancorp 2001 39,925 26,200 493 Deutsche Bank AG Bankers Trust Corporation 1999 39,465 27,558 3 Firstar Corporation Mercantile Bancorporation, Inc 1999 35,448 23,795 453 Golden State Bancorp, Inc. First Nationwide Holdings, Inc 1998 33,987 15,102 229 First Bank U.S. Bancorp 1997 33,383 25,549 631

System, Inc. HSBC Holdings, Plc

Republic New

York Corporation 1999 31,848 13,588 92

Nguồn: Bank Merger Activity in the United States, 1994–2003; Steven J. Pilloff, May 2004.

Theo kết quả nghiên cứu của Công ty thống kê tài chính Thomson Financial, năm 2005 diễn ra các hoạt động sáp nhập và mua bán công ty với tổng giá trị các hợp đồng giữa các tập đoàn kinh tế lớn lên tới 2.703 tỷ USD, tăng 38,4% so với năm 2004. Số lượng các hợp đồng ở Châu Âu tăng 49% và ở Mỹ tăng 30%. Hợp đồng mua và lại sáp nhập cổ phần lớn nhất 2005 là Tập đoàn tài chính Mitshubishi Tokyo Financial tại Nhật Bản mua Ngân hàng UFJ Holdings với số tiền 59.1 tỷ USD.

Trong năm 2006 Ngân hàng Banca Intesa và Ngân hàng Sanpaolo IMI đã thống nhất kế hoạch sáp nhập để trở thành ngân hàng lớn nhất Italia, vụ sáp nhập đã thay đổi hoàn toàn môi trường kinh doanh ở Italia, đây cũng được coi là biện pháp hữu hiệu nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Theo thỏa thuận Intesa sẽ phải mất 3.115 cổ phiếu cho mỗi cổ phiếu cũ và cổ phiếu ưu đãi của Sanpaolo, tương đương tỷ lệ hoán đổi 3,18. Người của Intesa trở thành Giám đốc điều hành, chủ tịch Hội đồng quản trị của Sapaolo sẽ trở thành chủ tịch Hội đồng quản trị của ngân hàng sau sáp nhập, còn chủ tịch Hội đồng quản trị của Intesa trở thành chủ tịch Hội đồng giám sát. Các nhà phân tích cho rằng vụ sáp nhập này được coi là tương đương và rất khôn ngoan.

Tiếp theo là những thương vụ thâu tóm và sáp nhập ngân hàng ở Mỹ và Châu Aâu vào năm 2008 khi cuộc khủng khoảng tín dụng nhà đất Mỹ phát triển thành cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng lan rộng ra toàn cầu mà ảnh hưởng nặng nề nhất là

các ngân hàng Mỹ và Châu Aâu. Trong đó phải kể đến JP Morgan Chase mua Bear Stearns với giá 2$, trước đó gã khổng lồ JP Morgan Chase đã thực hiện nhiều thương vụ thâu tóm và sáp nhập như mua Bank One vào năm 2004, mua Chase Manhattan Bank vào năm 2000.

Trong những tháng giữa năm 2008, Chính Phủ Mỹ đã phải ra tay trợ giúp các ngân hàng và tổ chức tài chính trong nước để chống đỡ với cơn bão khủng hoảng tài chính – ngân hàng, trong đó có việc quốc hữu hóa ngân hàng Freddie Mac và Fannie Mae với giá 200 tỷ US$ để cĩ quyền kiểm sốt hai ngân hàng bất động sản lớn nhất

nước Mỹ này. Các nước Anh, Icceland, Đức, Pháp, Nga đều phải thực hiện các biện pháp quốc hữu hóa ngân hàng lớn lâm vào nguy cơ phá sản.

Thực trạng tình hình thâu tóm và sáp nhập ngân hàng trên thế giới cho thấy sau mỗi cuộc khủng hoảng kinh tế, số lượng thương vụ thâu tóm và sáp nhập ngân hàng diễn ra nhiều hơn. Hơn nữa, mỗi thương vụ thâu tóm và sáp nhập ngân hàng đều có mục đích riêng từ đó cho thấy bài học cho các NHTMCP Việt Nam muốn thực hiện thương vụ thâu tóm và sáp nhập ngân hàng là phải xác định rõ mục đích của mình trong chiến lược phát triển dài hạn, chuẩn bị kế hoạch thâu tóm và sáp nhập một cách cẩn trọng và nên sử dụng các dịch vụ của ngân hàng đầu tư.

Kết luận chương 1

Chương 1 là tổng quan các vấn đề cơ bản về thâu tóm và sáp nhập; các phương thức thực hiện thâu tóm và sáp nhập ngân hàng, những lợi ích và hạn chế của thương vụ thâu tóm và sáp nhập ngân hàng. Sơ lược về vai trò môi giới và tư vấn của ngân hàng đầu tư trong các thương vụ thâu tóm và sáp nhập được các nước trên thế giới sử dụng rất hữu ích. Đồng thời Chương 1 cũng nêu tình hình thâu tóm và sáp nhập ngân hàng trên thế giới và rút ra bài học cho Việt Nam.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Thâu tóm và sáp nhập – giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thời kỳ hội nhập (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)