Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Thâu tóm và sáp nhập – giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thời kỳ hội nhập (Trang 42)

Kinh tế Việt nam trong những năm gần đây tăng trưởng khá ổn định từ 7% - 8%, hơn nữa do kinh tế thế giới tăng trưởng cao cùng với xu hướng toàn cầu hóa, tăng cường ký kết các hiệp định song phương và đa phương đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Sự kiện Việt nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) tháng 11 năm 2006 là bước chuyển biến tương đối toàn diện của nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. Do đó, hoạt động huy động vốn để đáp ứng vốn cho nền kinh tế ngày càng tăng trưởng đáng kế. Năm 2004 huy động vốn tăng 33,20% so với 25,8% của năm 2003, năm 2005 tăng 32,08% và năm 2006 tăng 36,53%. Trong đó, nhóm NHTMNN vẫn chiếm tỷ trọng huy động vốn cao nhất trong tổng số, sau đó là khối NHTMCP.

Trong các năm 2004 – 2007 với điều kiện nền kinh tế tăng trưởng cao, lạm phát được kiểm soát, tỷ giá VND/USD ổn định, các tổ chức tín dụng đã có nhiều giải pháp tăng cường huy động vốn với các chương trình khuyến mại hấp dẫn, điển hình vẫn là các chương trình khuyến mại của khối NHTMCP: NHTMCP Quân Đội với chương trình “Gửi tiết kiệm trúng xe Mercedes”, HDBank với “Gửi tiền HDBank - trúng vàng nguyên ký”, ACB với “Xuân may mắn cùng ACB”….

Bảng 2.5 Thị phần huy động vốn của ngành ngân hàng 2002 – 2007

Khối ngân hàng 2002 2003 2004 2005 2006 2007

NHTMQD 79% 78% 75% 75% 69% 59%

CN NHNNg & LD 9% 9% 10% 8% 8% 9%

TCTC khác 1% 1% 2% 2% 1% 2%

Nguồn: ADB Thị phần của khối NHTMCP tăng lên mạnh mẽ từ 2006 cho thấy sự phát triển nhanh chóng và sức cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của khối này trên thị trường. Tuy nhiên do trong năm 2006 – 2007 khối NHTMQD không tập trung nhiều vào tăng trưởng hoạt động mà tập trung vào việc tăng cường năng lực tài chính cũng như quản lý chất lượng tín dụng để chuẩn bị cho quá trình cổ phần hóa. Hơn nữa, do khối NHNNg và NHLD bị hạn chế bởi qui định pháp lý liên quan đến hoạt động huy động tiền gửi bằng VND từ khách hàng cá nhân nên khả năng mở rộng thị phần bị hạn chế cho nên khối NHTMCP có nhiều lợi thế để khai thác.

2.2.4 Hoạt động tín dụng

Nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng theo tốc độ tăng trưởng, vì vậy nhu cầu vốn tín dụng tăng dần hàng năm, do tình hình lạm phát cho nên tín dụng đối với nền kinh tế tiếp tục có xu hướng tăng trưởng chậm lại: Năm 2006, dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế tăng 25,44% so với năm 2005, thấp hơn nhiều so với mức tăng 31,10% của năm 2005 và mức tăng 41,65% của năm 2004. Tín dụng có tốc độ tăng trưởng chậm là do:

(i) Các ngân hàng đã tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình, tập trung nâng cao chất lượng tín dụng hơn là mở rộng khối lượng cho vay.

(ii) Các kênh huy động khác ngày càng được mở rộng như thị trường chứng khoán, Quỹ Hỗ trợ phát triển (Ngân hàng phát triển Việt Nam), vốn từ nước ngoài (FDI, ODA…) vào Việt Nam gia tăng phần nào tác động đến khả năng mở rộng tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng.

(iii) Do tỷ lệ lạm phát cả năm 2007 và 06 tháng đầu năm 2008 lên đến hai con số, đồng thời NHNN áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 11%, hạn chế tăng trưởng dư nợ cho toàn hệ thống ở mức 30% cho năm 2008, tăng lãi suất cơ bản từ 8,75% lên 12% và 14% vào tháng 6 năm 2008 nhằm kìm chế lạm phát.

Chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN làm cho hệ thống ngân hàng đua nhau gia tăng lãi suất tiết kiệm để thu hút vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế.

Tỷ trọng cho vay theo ngành kinh tế khá ổn định qua các năm. Dư nợ cho vay ngành nông – lâm – thủy sản tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu cho vay của hệ thống ngân hàng, khoảng từ 28% - 30%. Tiếp theo là các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 25% và 15%. Tỷ trọng cho vay ngành thương nghiệp tiếp tục được duy trì ở mức 17 – 18% tổng dư nợ.

Bảng 2.6 Thị phần cho vay vốn của ngành ngân hàng 2002 – 2007

Khối ngân hàng 2002 2003 2004 2005 2006 2007 NHTMQD 80% 79% 77% 73% 65% 55% NHTMCP 10% 11% 12% 15% 21% 29% CN NHNNg & LD 9% 9% 10% 10% 9% 9% TCTC khác 2% 2% 2% 2% 5% 7% Nguồn: ADB 2.2.5 Mạng lưới hoạt động:

Trong các năm vừa qua các ngân hàng phát triển mạng lưới hoạt động rất nhanh chóng, đặc biệt là khối NHTMCP. Do quy mô vốn tăng lên hàng năm, do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, do nhu cầu giao dịch của các thể nhân và pháp nhân ngày càng đa dạng cho nên việc phát triển mạng lưới là yêu cầu tất

yếu của quá trình cạnh tranh và phát triển của hệ thống ngân hàng nói chung và khối NHTMCP nói riêng.

Bảng 2.7 Số lượng chi nhánh của một số ngân hàng năm 2007

Ngân hàng Số lượng chi nhánh

NH nhà Hà nội 36

NH Đông Nam Á 50

NH An Bình 56

NH Xuất nhập khấu Việt Nam 64

NH Quân Đội 65

NH Quốc Tế 82

NH Đông Á 107

NH Á Châu 126

NH Ngoài Quốc Doanh 128

NH kỹ thương Việt Nam 130

NH Sài Gòn Thương Tín 211

NH ngoại thương Việt Nam 204

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Các NHTMCP đang nỗ lực mở rộng mạng lưới hoạt động, đặc biệt là các ngân hàng đứng đầu như ACB, STB, Tecombank…, một số ngân hàng mới chuyển từ nông thôn lên thành ngân hàng thành thị cũng không ngừng tăng cường mở rộng số lượng chi nhánh như Ngân hàng An Bình, Đông Nam Á… Tốc độ phát triển mạng lưới của các ngân hàng này rất nhanh và có trọng điểm. Mạng lưới của khối NHTMCP tập trung chủ yếu tại các thành phố, các khu đô thị có mức sống cao, do đó các chi nhánh mới thành lập thường hoạt động hiệu quả ngay từ khi mới thành lập. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng vấp phải nhiều khó khăn về

việc tuyển dụng nhân sự cho các chi nhánh, thực tế cho thấy đã tạo nên cơn sốt nhân sự ngân hàng vào hồi nửa cuối năm 2007 đến đầu năm 2008. Những tín hiệu đó cảnh bảo những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro về quản trị nguồn nhân lực trong khối NHTMCP đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của ngân hàng.

2.2.6 Thực trạng về sản phẩm dịch vụ của khối ngân hàng TMCP

Nhận thức về lợi thế so sánh của phát triển dịch vụ trong cạnh tranh hoạt động nên nhiều NHTM đang cố gắng hoàn thiện chất lượng sản phẩm theo chuẩn mực quốc tế nhưng có sự tương thích ở thị trường Việt nam. Thu nhập từ dịch vụ tín dụng chiến tỷ trọng 82,5% và thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng chiếm 14,8% so với tổng thu nhập Ngân hàng: trong đó thu nhập từ dịch vụ truyền thống như trao đổi tiền tệ, chiết khấu thương phiếu, bảo quản vật có giá, cho thuê két sắt, cung cấp tài khoản dịch vụ, các dịch vụ quản lý tài sản, thực hiện di chúc, quản lý danh mục đầu tư, ủy thác chi trả lương, ủy thác phát hành chứng khoán, thanh toán lãi trái phiếu, chi trả cổ tức. Đặc biệt là trong dịch vụ ngoại hối, phát hành thẻ tín dụng, thẻ ATM, dịch vụ trả lương… nhiều NHTM đã đề ra chiến lược tiếp cận và cung cấp trọn gói tất cả dịch vụ đối với một khách hàng giao dịch thay vì cung cấp những dịch vụ đơn lẻ theo nhu cầu của khách hàng như trước đây.

Ngoài ra các NHTM còn cung cấp tới khách hàng các dịch vụ khách hàng cá nhân riêng lẻ và độc đáo, ngoài kênh phân phối truyền thống này, đa phần các kênh phân phối đều mới xuất hiện cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin như: Phone Banking-dịch vụ ngân hàng qua điện thoại, Internet Banking, Mobile Banking. Mạng lưới ATM còn cho phép sử dụng các thẻ tín dụng quốc tế do các tổ chức quốc tế phát hành như Visa Card, Master Card, American express… tại Việt Nam.

Tuy nhiên, các dịch vụ này còn rất hạn chế do trình độ công nghệ thông tin chưa phát triển cũng như trình độ nhân lực chưa đáp ứng được mức độ phức tạp

của các sản phẩm, dịch vụ mới và khai thác các sản phẩm dịch vụ này một cách có hiệu quả.

Với cơ cấu sản phẩm dịch vụ hiện tại, khối NHTMCP Việt nam còn rất hạn chế trong việc phát triển sản phẩm mới và thay đổi cơ cấu doanh thu, đồng thời chất lượng sản phẩm còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Trong khi đó, ngân hàng nào cũng tuyên bố chiến lược phát triển của mình là trở thành tập đoàn tài chính mạnh, ngân hàng bán lẻ hàng đầu khi mà chất lượng sản phẩm dịch vụ còn kém xa các NHNNg – đối thủ tiềm năng giành giật thị phần của khối NHTMCP.

2.2.7 Thực trạng về công nghệ thông tin

Cùng với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, công nghệ thông tin đã phát triển rất nhanh đã tác động rất lớn đến đời sống của nhân dân và nhận thức trong quản lý kinh doanh. Trong thời gian vừa qua công nghệ đã chứng tỏ tầm quan trọng đặc biệt đối với ngành ngân hàng, nhờ áp dụng các sản phẩm công nghệ thông tin hiện đại – Core Banking -mà các ngân hàng đã có thể thống nhất hệ thống tài khoản của khách hàng trên toàn quốc nhằm đáp ứng yêu cầu có thể giao dịch tại bất kỳ chi nhánh nào của khách hàng, đồng thời phần mềm mới cho phép phát triển nhanh chóng các sản phẩm tiện ích như Phone banking, home- Banking, Internet Banking, dịch vụ thẻ … Công nghệ phần mềm T24 của Temenos có khả năng thực hiện tới 1000 giao dịch/giây, cùng lúc cho phép 110.000 người truy cập và quản trị tới 50 triệu tài khoản đã được nhiều ngân hàng tiếp cận.

Tuy nhiên, tình trạng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý của khối NHTMCP còn thấp so với các NHNNg. Việc sử dụng website chủ yếu để quảng bá thương hiệu và thông tin sản phẩm, dịch vu,ï việc cập nhật số liệu còn chậm trễ, việc giao dịch trực tiếp toàn hệ thống gặp nhiều trục trặc do đường

truyền, thiết bị kết nối của các chi nhánh … Sở dĩ còn tồn tại tình trạng như trên là do chi phí phát triển công nghệ thông tin tương đối lớn, nên chỉ có một số ngân hàng lớn mới triển khai ứng dụng. Như Sacombank đã đầu tư khoảng 4 triệu USD cho việc ứng dụng hệ thống Core Banking, VIB Bank cũng mất hàng triệu USD để hoàn thành dự án hệ thống ngân hàng đa năng SYMBOL do hàng System Access (Singapore) cung cấp, MB tuyên bố đã ứng dụng thành công Core Banking T24, NH Đông Á, đầu tư mạnh vào công nghệ ATM thông minh… Hơn nữa thời gian từ khi đấu thầu đến khi sử dụng công nghệ Core – Banking mất khá nhiều thời gian, do vậy thường hay bị lỗi thời so với nhà cung ứng. Nguyên nhân quan trọng nữa hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam còn nhiều hạn chế, tính ổn định của đường truyền không cao.

Như vậy, công nghệ thông tin cho ngành ngân hàng còn khá hạn chế, điều này ảnh hưởng đến chiến lược thiết kế sản phẩm dịch vụ của ngành ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của khối ngân hàng Việt nam nói chung và khối NHTMCP nói riêng trong quá trình cạnh tranh với các NHNNg.

2.3 Những thuận lợi và khó khăn đối với khối NHTMCP2.3.1 Những thuận lợi 2.3.1 Những thuận lợi

Hệ thống mạng lưới và khách hàng truyền thống: yếu tố sân nhà cũng như am hiểu tâm lý người Việt thường được đưa ra như là một lợi thế so sánh duy nhất giữa các ngân hàng trong nước với các ngân hàng nước ngoài.

Hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng cao:

Hệ thống ngân hàng Việt nam đã có sự tăng trưởng rất nhanh trong những năm qua với tốc độ tăng trưởng bình quân 35%/năm. Bên cạnh thành tích về tăng trưởng, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cũng được nâng lên một cách rõ nét, đặc biệt là khối NHTMCP. Năm 2007 tỷ lệ ROA của toàn hệ

thống đạt 1,51%, ROE đạt 16,42%, so với mức trung bình trong khu vực lần lượt là 1,18% và 16,47%.

Tỷ lệ nợ xấu (NPL) của toàn hệ thống ngân hàng trong nước đã giảm từ 14% trong năm 2006 xuống 3% trong năm 2007, tính theo chuẩn mực kế toán Quốc Tế (IFRS) tỷ lệ này lần lượt là 30% năm 2006 và 6% năm 2007. Tuy tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh nhưng hiện nay vẫn cao so với mức 0,06% của các chi nhánh NHNNg tại Việt Nam.

So với NHTMQD thì khả năng sinh lới của khối NHTMCP tốt hơn mặc dù chi phí vốn của khối này cao hơn do lãi suất huy động cao hơn so với các NHTMQD. ROA và ROE trung bình của khối NHTMCP năm 2007 đạt lần lượt là 1,9% và 18,4%. Vượt trội trong khối về khả năng sinh lời là ACB, STB và Tecombank. Bảng 2.8 Một số chỉ tiêu tài chính của các NHTMCP

Tổng tài sản Vốn CSH Dư nợ TD Tăng trưởng TD

Ngân hàng 2006 2007 2006 2007 2006 2007 2006 2007 ABB 3.114 17.174 1.190 2.479 1.131 6.858 178,3% 506,4% SEAB 10.200 26.241 1.056 3.366 3.363 11.041 153,3% 228,3% VP 10.111 18.137 836 2.181 5.007 13.287 51,9% 165,4% HBB 11.685 23.519 1.756 3.179 5.983 9.419 79,7% 57,4% DongA 12.040 27.425 1.531 3.229 7.971 17.809 33,7% 123,4% MB 13.529 27.777 1.366 3.337 5.906 10.386 37,3% 75,9% VIB 16.527 39.305 1.190 2.183 9.137 16.744 73,1% 83,3% TCB 17.326 39.542 1.762 3.573 8.811 20.603 63,8% 133,8% EXB 18.327 33.710 1.947 6.295 10.207 18.452 47,5% 80,8% STB 24.776 64.573 2.870 7.350 14.394 35.378 70,8% 145,8% ACB 44.645 85.392 1.654 6.258 17.014 31.811 81,3% 87%

T.Bình 16.571 36.618 1.560 3.948 8.084 17.435 79,2% 153,4% Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng của Công ty chứng khoán Bảo Việt

ROA ROE NIM CAR

Ngân hàng 2006 2007 2006 2007 2006 2007 2006 2007 ABB 3,1% 1,6% 8,4% 8,8% 4,1% 3,3% SEAB 1,2% 1,6% 14,6% 13,5% 2,5% 2,8% VP 1,45% 1,65% 19,5% 15,0% 3,0% 3,5% 26,0% 21,0% HBB 2,2% 2,1% 17,2% 14,8% 2,7% 3,7% 14,0% DongA 1,6% 1,7% 14,3% 14,0% 3,1% 3,0% 13,6% 14,4% MB 1,9% 1,7% 21,1% 15,3% 4,0% 3,1% VIB 1,1% 1,1% 16,4% 18,3% 3,3% 2,7% 10,0% TCB 1,8% 1,8% 18,5% 19,1% 3,4% 3,4% EXB 1,7% 1,8% 18,6% 11,2% 2,8% 3,1% STB 2,4% 3,1% 19,8% 27,4% 4,4% 3,2% 11,8% 11,1% ACB 1,5% 2,7% 34,5% 44,5% 2,7% 2,3% 10,9% 16,2% T.Bình 1,8% 1,9% 18,5% 18,4% 3,3% 3,1% 15,3% 14,5%

Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng của Công ty chứng khoán Bảo Việt

Môi trường pháp lý thuận lợi:

Hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam nói chung và khối ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng được nhiều lợi thế từ ưu đãi của môi trường pháp luật so với các ngân hàng nước ngoài trong quá trình kinh doanh tại Việt Nam. Các chi nhánh NHNNg bị hạn chế về việc mở rộng qui mô hoạt động, huy động tiền gửi trong dân cư, … nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng nội địa phát triển nhanh gia tăng năng lực cạnh tranh trước khi các hạn chế bị bãi bỏ. Đồâng thời NHNN cũng ban hành Quyết định mới về Qui chế thành lập và hoạt

động ngân hàng cổ phần theo hướng chặt chẽ hơn, yêu cầu cao hơn về vốn của các tổ chức góp vốn, thời gian nắm giữ của các cổ đông sáng lập,.. nhằm hạn chế bớt số lượng ngân hàng thành lập mới đảm bảo ổn định cho hệ thống ngân hàng. Hơn nữa, các qui định về việc thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài cũng gặp nhiều khó khăn về điều kiện về tài sản, thời gian hoạt động của ngân hàng mẹ… Đây cũng là những hỗ trợ của Chính Phủ để bảo vệ các ngân hàng nội trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường tài chính – ngân hàng.

Một phần của tài liệu Thâu tóm và sáp nhập – giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thời kỳ hội nhập (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)