Lễ hội Chử Đồng Tử-Tiên Dung Phần lễ hội tại đền Đa Hòa

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng dân gian ở lễ hội chử đồng tử tiên dung và ảnh hưởng của nó đối với đời sống của người dân huyện khoái châu, tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 37 - 47)

quê mùa cùng chàng xây tổ ấm. Nàng theo mọi người ra đồng cấy lúa, trồng dâu, nàng đặt đòn gánh lên vai đi chợ xa, chợ gần, canh khuya nàng ngồi dưới ánh trăng dệt vải, quay xa, nàng còn khai hoang mở mang chợ búa .thế rồi mưa thuận gió hòa, thóc đầy bồ tôm đầy khoang, nơi Chử Đồng Tử - Tiên Dung ở người theo về ngày càng đông vui. Làng thêm xóm mới. Chợ thêm phiên, lều quán kéo dài. Bến sông kè đá, thuyền to không biết từ phương xa nào tới mang theo nhiều hàng quý hiếm ( chợ này bây giờ vẫn còn đó là chợ Đa Hòa ngay nay ).

Một hôm Tiên Dung bàn với Chử Đồng Tử : Thiếp nghe người khách buôn phương xa nói rằng mảnh đất của mình nhiều ngà voi ,đá quý,gỗ quý , da cá sấu …nếu vượt biển mang bán tận phương xa thì sau mỗi chuyến đi ,một giật vàng biến thành mười giật. Chàng thấy thế nào ? ban đầu Đồng Tử gạt đi, sau đó chàng làm theo ý của vợ chàng háo hức lên thuyền cùng người khách thương vượt biển. Sau ba ngày ba đêm, thuyền thả leo dưới chân một hoàn đảo, trong khi các thủy thủ sửa sang lại thuyền thì chàng dạo chơi trên đảo, chàng thấy trên đảo phong cảnh đẹp lạ kỳ ngư dụ chàng đi mãi đi mãi vào sâu trong đảo. Chàng nhìn thấy một cụ đầu tóc bạc phơ vừa đi vừa hát

Núi cao chót vót nước lại thâm Trong cõi trần gian kẻ tri âm Ai kẻ tri âm thời đồng tâm Đồng tâm xin kết bạn giai âm

Kết bạn giai âm muôn dặm cũng tầm Vui với núi cao với nước thâm [ 14, tr. 24 ]

Đồng Tử đón sẵn bên đường vái lạy : tôi trộm nghe câu hát, biết mình có phúc gặp được bậc tiên, dám xin rủ lòng cho theo học đạo, tiên ông thấy

SV: Nguyễn Thị Lan 34 Lớp: K36 GDCD - GDQP

Chử Đồng Tử diện mạo khác thường bèn giữ lại cho theo học tất cả các bài thuốc chữa bệnh bằng lá rừng và ông còn dạy cho chàng phép thuật biến hóa, ông giứ lại trong ba ngày và truyền xong tất cả phép thuật, trước khi chia tay ông còn cho một cái gậy và một cái nón và dặn : Phép biến hóa ở hết trong này, khi có việc cần cứ cắm trượng xuống đất, úp nón trên đầu trượng, đọc thần chú, mọi việc sẽ được như ý muốn.

Chử Đồng Tử cúi đầu lạy nhìn lên đã thấy ông già và mọi thứ biến mất thì thấy trước mặt mình có một con thyền chàng vẫy và cùng con thuyền đó đi vào đất liền. Lúc lên thuyền chàng mới giật mình khi có người nhắc tên chàng đã mất tích ba năm, chàng mới ở trên núi ba ngày thì ra một ngày của cõi tiên bằng một năm dưới hạ giới.

Tiên Dung thấy chồng đắc đạo trở về thì mừng lằm. Nàng cũng xin được truyền phép thuật cả hai vợ chồng tu luyện rồi đi hành đạo, cứu nhân độ thế.

Chử Đồng Tử chỉ vào chiếc gậy cái nón nhắc lại lời của Tiên Ông : Phép biến hóa nằm ở cả hai vật này

Phải năm phát dịch người chết rất nhiều. Có nhà chết hết không còn một ai. Có làng đầu xóm cuối xóm ngày đêm vang tiếng khóc thảm thiết. Trước tai họa của nhân dân, Chử Đồng Tử – Tiên Dung ra tay cứu giúp , người chết nằm đó chỉ cần Chử Đồng Tử chỉ cây gậy vào mặt thì lập tức hồi sinh. Nghe tin làng ông Đình nhiều người chết lắm Chử Đồng Tử ngả nón cung Tiên Dung ngồi lên bơi vun vút qua sông. Khi ông bà tới thì cả làng không còn bống người nào, xác chết nằm phơi khắp nhà ngoài ngõ, những người đang hấp hối cũng chỉ biết nằm thoi thóp thở. Chử Đồng Tử phải đến gần đập mấy cái liền thì người dân mới tỉnh lại được, cả dân làng thoát khỏi nạn dịch vui mừng hết thảy họ reo hò rồi ra sân vật nhau xem mình đã hồi phục hẳn chưa và đang định cảm tạ hai vị cứu tinh của mình nhưng ngoảnh lại

SV: Nguyễn Thị Lan 35 Lớp: K36 GDCD - GDQP

nhìn vị cứu tinh của họ thì họ đã biến mất chắc hẳn họ tiếp tục đã đi đến những nơi khác để cứu cho nhân dân đâng có dịch bệnh hoành hành.

Một hôm hai người mải miết đi chữa bệnh mà trời đã tối, làng xã thì xa . Hai người chọ nơi cao ráo cắm chiếc gậy xuống úp cái nón lên rồi ngồi bên dưới tựa vào vai nhau mà ngủ, chẳng ngờ phép thần hiển linh, nửa đem chỗ hai người nghỉ biến thành lâu đài thành quách nguy nga tráng lệ, cung điện hiện ra, dân đi làm thấy sự lạ kéo nhau đến rất đông họ như bên ngoài thì thấy lính canh uy nghiêm, voi ngựa ra vào rầm rập, nhìn vào trong là lâu đài tráng lệ, tỳ tướng, quân hầu, thị nữ đứng hai bên rất đông. Chính giữa là Chử Đồng Tử - Tiên Dung mặc áo long bào thêu long phượng lộng lẫy, nét mặt oai nghiêm mà đầy phúc hậu. Ngày tháng trôi qua Chử Đồng Tử – Tiên Dung mải miết hành nghề cứu dân khắp bốn phương, có lần vào tận cửa biển Quỳnh Nhai, nay thuộc Nghệ An, khi ấy là biên giới nước ta

Lần ấy Chử Đồng Tử và phu nhân đi chữa bệnh ở làng Đông Tảo gặp một người con gái tên Tây Sa có nhan sắc tuyệt trần đang cấy dưới ruộng, lại hát rất hay, thấy chồng dừng ngựa ngắm nhìn cô gái ấy, Tiên Dung hiểu ý chồng và hỏi chồng: có phải người đó chàng muốn lấy làm thiếp không? chàng mỉm cười. Tiên Dung đến gần và hỏi : em là tiên hay người trần ? Tiên nữ trả lời : Em là tiên nữ ở Tây cung xuống giả làm người trần đấy thôi. Cuộc hội ngộ hôm nay hẳn do ý trời, Chử Đồng Tử hỏi : Ta đã học được trong phép đạo cải tử hoàn sinh các nàng có đi theo ta không? Cả hai nàng cùng đáp : Cứu người là việc thiện sao chúng em lại không theo [2, tr. 28 ] . Từ đấy Chử Đồng Tử lấy thêm người vợ thứ, vốn là tiên nữ Tây cung đầu thai vào gia đình họ Nguyễn có nghề thuốc nam gia truyền,nhân dân trong vùng gọi nàng là nàng Nguyễn ở làng Đông Kim xã Đông Tảo huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên, hai vợ chồng lấy nhau đã lâu hiếm muộn không có con vào một đem nằm mơ thấy một bà tiên tóc trắng ban cho một bé gái và dặn : Thấy nhà

SV: Nguyễn Thị Lan 36 Lớp: K36 GDCD - GDQP

người ăn ở hiền lành ta ban cho tiên đồng phải nuôi dậy cho tốt, còn đứa bé khi lớn lên sau 3 niên ( 36 năm ) dù hoàn thành hay chưa cũng phải trở về thiên đình bẩm báo. Sau giấc mơ bà mang bầu 9 tháng 10 ngày sinh ra một bé gái xinh xắn đặt tên là Tây Sa, nhưng đến năm 36 tuổi Tây Sa không ốm đau gì mà mất, hằng năm cứ đến ngày giỗ cha mẹ, nàng lại trở về hại giới và trốn trong chiếc rương đẻ quan sát dân chúng, rồi gặp gỡ Chử Đồng Tử - Tiên Dung kết duyên vợ chồng, chị em. Khi đó vua cha lâm bệnh nặng thương cha nhưng phải tuân theo phép tắc không được quay về Tiên Dung đã nhờ cậy nàng về chữa bện cho Vua Hùng. Khi nhà vua khỏi bệnh mang vàng bạc ra tiễn Nàng Nguyễn lạy tai rồi thưa chính công chúa Tiên Dung nghe tin vua cha ốm đã cử nàng về thay mặt Chử Đồng Tử - Tiên Dung báo hiếu

Sau khi chúa bệnh cho vua cha xong, Ba người lại trở về quê hương đi chu du thiên hạ dùng phếp thuật và thuốc nam chữa bệnh cho nhiều người lên thanh thế Chử Đồng Tử - Tiên Dung ngày càng rộng lớn. Tiếng đồn về lòng nhân đức, sự cảm phục tài năng dùng phép thuật cứu người sống lại ngày càng vang xa, thêm vào đó là lời đòn về lâu đài nguy nga, cung điên rộng lớn, phố chợ đông vui nhiều người quy phục đến tai vua Hùng. Vua Hùng cho rằng Chử Đồng Tử - Tiên Dung mưu đồ làm phản quyết định cử tướng mang quân đi đánh và bắt hai vợ chồng về chịu tội

Quân nhà vua về đến bên kia sông Hồng thì không có thuyền sang. Sang đến nơi thì cả lâu đài bay về trời. Vua Hùng hay tin, về tận nơi xem xét. Bấy giờ mới tường mọi việc. Vua đặt tên đầm là Nhất Dạ Trạch ( đầm một đêm ) lại truyền xây miếu thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung, nhà vua mở đầu lễ dâng hương, dặn nhân dân địa phương ngày đêm thờ phụng, hàng năm triều đình cử quan đại thần về làm lễ tưởng niệm, tất cả các nơi Đồng Tử - Tiên Dung truyền đạo, chữa bệnh, nhân dân cũng lập đền thờ rất nghiêm. Nhà Vua phong cho Tây Sa – người có công cứu sống mình là Hồng Vân công chúa

SV: Nguyễn Thị Lan 37 Lớp: K36 GDCD - GDQP

Hằng năm cứ đến ngày mồng 10 tháng 2 âm lịch nhân dân địa phương lại mở hội làng. Ba làng Thiết Trụ, Đa Hòa, Bằng Nha 9 xã Bình Minh ) cùng làng Đức Nhuận ( xã Dạ Trạch ) lại tổ chức lề hội để tưởng nhớ tới công ơn của Ba vị và tình yêu của của Chử Đồng Tử - Tiên Dung một tình yêu hợp lòng dân, vượt qua cường quyền và địa vị xã hội.

Năm 1962 Bộ văn hóa và thể thao ra quyết định xếp hạng khu di tích đền Đa Hòa và đền hóa Dạ Trạch là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

1.4. Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung 1.4.1. Phần lễ hội tại đền Đa Hòa 1.4.1. Phần lễ hội tại đền Đa Hòa

Tuy rất nhiều nơi thờ Chử Đồng Tử nhưng chỉ có đền Đa Hòa và Đền Hóa Dạ Trạch là hai đền chính là tế lễ và mở hội đặc biệt là Đa Hòa, những năm trước cách mạng tháng Tám, hội đền do xã tổng Mễ Sở tổ chức trở thành sinh hoạt văn hóa lớn trong vùng, có hàng vạn người tham dự. Nhiều người ở Nam Định, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Phồng ….hằng năm đều nhớ ngày về dự hội . Cả nước có tới 400 lễ hội lớn, lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung là một trong những lễ hội lớn nhất

Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung những năm trước đây thường tổ chức vào 22 đến 15 tháng 3 lịch âm . Không rõ đây là ngày sinh hay là ngày hóa ( ngày bay lên trời ) của đức Thánh. Hầu hết lễ hội của nhân dân ta tập trung vào tháng 3 có lẽ phù hợp với tiết xuân ấm áp, muôn vật tươi tốt. Có lẽ cư dân làm nông nghiệp lúa nước, quá trình sinh trưởng của lúa chiêm dài hơn lúa mùa nên lúc này người dân có thời gian nhàn dỗi hơn

Như lễ hội dân gian ở nước ta, lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung cũng có hai phần chính : Lễ và Hội

Lễ : lễ được tiến hành trang nghiêm ở trong nội đền. Thực hành lễ là các cố lão khăn đóng áo dài. Các vị chủ tế, bồi tế mặc quần trắng áo dài trắng ngoài là áo sa tím, tay thụng chân đi hia, đầu đội mũ thêu kim tuyến, có dải

SV: Nguyễn Thị Lan 38 Lớp: K36 GDCD - GDQP

phía sau. Những vị này từ chiều hôm trước đã phải tập hợp tại đền, gọi là túc yết ( túc trực để xin chờ ra mắt ) yết kiến thần thánh, cũng là cách dọn mình sạch sẽ, không uống rượu quá chén, ăn tỏi, mắm, không gần gũi phụ nữ

Cao điểm của lễ là lúc lễ thần

Trên bàn thờ đền nến lung linh, hương trầm ngào ngạt, không khí trang nghiêm thành kính. Tất cả những người dự lễ đều một lòng thành chắp tay, mắt hướng lên bàn thờ với niềm tin tưởng thiêng liêng

Tiếng trống lệnh khởi đầu ( trống nhỏ có cán cầm tay ) báo tin buổi tế bắt đầu, cũng là thông báo đức Thánh ngài đang về dự lễ. Nghe tiếng chống lệnh bên ngoài chuông, khánh vang lừng chào mừng, tiếp đó từng hồi trống đại đánh giòn giã. Đức Thánh đã về ngự trên ban thờ, lúc này tấu nhạc. Các vị bô lão bước ra phía trước, xếp hàng trước ban thờ, hàng đầu là chủ tế, bồi tế, bắt đầu lễ dâng rượi. Một người xướng “ Cúc cung bái ’’ tất cả xuống gối, khom lưng, dập đầu lạy “ Bình Thân ’’ ( đứng dậy ). Sau khi rượu được rót dâng lên bàn thờ ,mọi người kính cẩn nghe đọc văn tế . Đây cũng là giây phút thiêng liêng nhất. Người đọc tế bước ra, quỳ trước ban thờ, hai tay nâng bản văn ( giá gỗ mỏng, sơn son thiếp vàng ) trên có bài văn tế Thánh. Bài văn tế có nội dung ca ngợi côn đức hiển uy của Ngài, lòng thành kính của muôn dân cầu xin được phù hộ cho mọi điều tốt đẹp. Người đọ văn tế thường chọ trong các vị khoa bảng ( đỗ cao ) hoặc hương chứ thì là chánh hội . Đọc với cách đọc riêng : Nghiêm trang, khúc triết, thành kính, trầm bổng. Khi đọc đến tên mỗi vị thánh, người đọc miệng “ sít ’’ cúi đầu cung kính, tất cả phía sau đều dập đầu lạy theo. Chuông thỉnh một tiếng

Toàn bộ cuộc lễ kéo dài trong không khí tôn nghiêm thiêng liêng .đại

trọng. Câu cuối cùng của bài văn tế “ cẩn cáo ”, “ Thượng hưởng ’ có thể coi như buổi lễ kết thúc, nhạc tấu trống nổi. Lúc này theo thứ tự, bô lão các làng, xã lần lượt vào lễ Thánh. Đền thờ Thánh mở cửa trong suốt những ngày hội .

SV: Nguyễn Thị Lan 39 Lớp: K36 GDCD - GDQP

Bà con đền dâng hương, quỳ lễ, xin lộc, xin thẻ. Giữa sân đền có chiếc Vạc đúc bằng đồng khá to, ba chân, hai bên có hai con rồng để bà con hóa vàng, hóa sớ. Những lời cầu xin được bay thẳng lên trời. Những người đến lễ đều một lòng thành với mình với Thánh, nên nhường nhịn nhau . Lễ dâng không hiềm đơn bạc ( kém, ít ) đứng xa, bên ngoài khấn vái đều thành tâm nghĩ rằng đức Thánh ngài thấu hết

Hội : Hội đền Đa Hòa là một hội lớn, vô cùng phong phú vui náo nhiệt là niềm tự hào chung, là biểu tượng đoàn kết, gắn bó chặt chẽ cư dân trong vùng này

Hội đền chính Đa Hòa là một sinh hoạt văn hóa tổng hợp bao gồm :

rước, các cuộc thi văn hóa thể thao (vật ,chọi gà ,bơi chải ) các sinh hoạt văn nghệ quần chúng ( tuồng ,chèo ), có năm tổ chức thi thơ, riêng các cụ túc nho đêm khuya ngồi trong nội đền tổ chức “ Giáng bút ’’ và trong dịp lễ hội một số tục kiêng của địa phương được phô bày, những sản phẩm đặc sắc của địa phương được giới thiệu qua các dịch vụ du lịch.

Đầu tiên của lễ hôi là đám rước Thần : Từ sáng sớm, tại 8 ngôi dền của 8 xã nhân dân địa phương tập hợp, chuẩn bị rước thành hoàng xã mình đi dự hội chính Chử Đồng Tử – Tiên Dung. Như vậy là có 8 đàm rước từ các đường làng tiến ra, lên đường lớn hợp với nhau, mỗi dấm rước đều có những nứt chung và nét đặc trưng riêng của thành hoàng làng. Tiếp đến là chiêng, trống đại, trống thùng hùng dũng như thúc quân lên đường. Phường bát âm cử nhạc réo rắt. Một đoàn trai cháng áo the ngắn, thắt ngang hông khăn đỏ đeo gươm, giáo, lô bộ : Gồm qua ( giáo ), phủ ( rìu ), việt (búa ) thanh long đao,xa mâu, đinh ba tứ nhĩ ( đao lưỡi ngắn có 4 góc nhọn ) [ 14, tr.70 ] cờ thần, cờ lệnh. Hai cô gài gánh “ lẵng na ’’ là gái tân, ăn mặc rất đẹp . Đòn gánh trên vai các cô chạm đầu rồng, hoa lá, sơn son thiếp vàng . Hai đầu gánh là hai quả na hay hai quả đào đúc bằng đồng lư, bên trong đốt hương trầm. Nhạc bát âm

SV: Nguyễn Thị Lan 40 Lớp: K36 GDCD - GDQP

cử lưu thủy hành vân ( nước chảy ,mây bay ) .Tám cô gái múa sênh tiền, tiếng nhạc phát ra từ những đồng tiền va chạm vào nhau nghe rất đặc sắc. Biển sơn son thiếp vàng “ tĩnh túc ” (yên lặng cung kính ) do một người dương cao đi song hành với một người nữa vác tấm biển “ hồi lị ” ( tránh xa ) . Bấy giờ mới đến kiệu Thành Hoàng làng Mễ Sở là Lý Phục Man tướng quân, dương thần ( thần Nam ) ngự trên kiệu bát cống.

Thành Hoàng làng Phú Thị là 3 vị con gái Vua Hùng, tức âm thầm,

thần nữ, ngự trên kiêu thất cống . Mỗi cỗ kiệu đều làm bằng gỗ quý , sơn son

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng dân gian ở lễ hội chử đồng tử tiên dung và ảnh hưởng của nó đối với đời sống của người dân huyện khoái châu, tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 37 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)