người dân vùng này khi sống ở xa quê hương nếu họp đồng hương, gặp nhau chỉ cần nghe trong câu nói có từ kỵ húy tơn, tải … là sung sướng nhận ngay ra người cùng một cội, một gốc với mình.
Trong những ngày lễ hội, tiếp đốn du khách từ mọi miền đất nước tới
dự cũng là lúc nhân dân trong vùng gói các loại bánh để ăn rồi đi giai đồ, đi xem rước. Khách thập phương về dự hội mua bánh. Có các loai bánh đặc sản của địa phương như : Đậu phụ, bánh khúc, bánh dày, bánh lá dài
1.4.2. Lễ hội tại đền hóa Dạ Trạch
Lễ hội truyền thống Chử Đồng Tử - Tiên Dung tại đền hóa Dạ Trạch diễn ra trong 3 ngày mồng 10 tháng 2 âm lịch đến hết ngày 12 tháng 2 âm lịch qua đó tưởng nhớ đến đức Thánh Chử và nhị vị phu nhân ca ngợi mối tình của họ và công đức của họ đối với người dân vùng này
Lễ hội tại đền hóa Dạ Trạch cũng có hai phần : phần lễ và phần hội * Phần lễ
Theo từ điển văn hóa Lễ là hình thức cúng tế cầu thần ban phúc. Theo nghĩa rộng là những quy tắc của cuộc sống chung trong cộng đồng xã hội và ngay cả lối ứng xử hằng ngày [ 18, tr. 137 ]
Theo Nho giáo thì Lễ là phần thể hiện lòng người mộ sùng bái anh hùng, tôn vinh danh nhân, những vị thần, thánh, phật, mẫu, những nhân vật siêu phàm, những đại diện cho tôn giáo, người bảo trợ cho tinh thần và đem lại đời sống ấm no hạnh phúc cho cộng đồng [ 9, tr. 107 ]
Đối tượng tưởng niệm chính trong ngay lễ là Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân. Lễ hội được chuẩn bị rất chu đáo, ngay từ ngày mồng 08.09 tháng 2 ( âm lịch ) các cụ ông cụ bà, các thanh niên trong làng đã tập trung ra đền chuẩn bị cho lễ hội
SV: Nguyễn Thị Lan 44 Lớp: K36 GDCD - GDQP
Mở đầu là lễ rước nước : Đi đầu là đội múa rồng, lân, kiệu khiêng chóe nước, kiệu nón gậy, kiệu đức Thánh Chử tiếp đến là
Các cụ tế nam cầm bát cửu chấp chỉnh tượng trưng cho văn võ, sau đó là kiệu Tiên Dung và Hồng Vân công chúa, đi kế sau là đội tế lễ nữ , các cụ cầm hương và các cháu cầm cờ . . . đoàn rước qua đầm Dạ Trạch, qua đê sông Hồng để lấy nước. Bên kia sông là bãi tự nhiên cờ xí rợp trời, hàng vạn người chờ đợi rồng hai bên lên thuyền, gặp nhau giữa dòng sông và lấy nước vào chóe, nước trong và sạch như mối tình của họ thưở xưa
Về tới đền là một cụ ông dùng một chiếc gáo xinh xắn múc nước trong chóe thấm vào những mảnh lục mới, đó là nước hương, nước hoa để lau sạch các bài vị, các bức tượng, giá hương cho đền. Tiếp đến là lễ dânh hương được cử hành trước bàn thờ lớn. Dân làng chọn ra một cụ ông và một cụ bà lờn tuổi nhất đẹp lão, đức vọng trọng có uy tín dẫn đầu đoàn dâng hương, sau hai cụ đó là một nhóm cụ bà biết tụng kinh niệm phật, thuộc kinh kệ trong những chiếc áo dài bằng vải đều đồng thanh hát bài “ Quang minh tu đức ’’ Nam mô Chử Đồng Tử, Tiên Dung chỉ đức tại thiện hạ tôn ngọc bệ hạ …
Ngoài trời người đại diện trong ban tổ chức cùng mọi người ôn lại thiên tình sử xảy ra nơi đây và ca ngợi công lao cửa hai người. Đồng thời nhắc lại những chiến công oanh liệt của cha ông mình trong thời kì chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước. Sau đó tuyên bố buổi lễ chính thức được bắt đầu ,những bản nhạc được tấu lên do các phường hát chèo địa phương tấu lên, làm không khí buổi lễ thiêng liêng, trang nghiêm, thành kính, lòng người rạo rực.
Các ngày tiếp theo là các ngày tế lễ được tiến hành tế lễ tại đền. Buổi lễ
được tiến hành trong không khí trang nghiêm, các bô lão khăn đóng áo dài, các vị chủ tế, bồi tế mặc quần áo trắng, áo dài ngoài là sa tím, tay thụng , chân đi hia, đầu đội mũ thêu kim tuyến có dải phía sau. Trên bàn thờ những ngọn
SV: Nguyễn Thị Lan 45 Lớp: K36 GDCD - GDQP
nến lung linh, hương trầm ngào ngạt tạo không khí thiêng liêng, mọi người chắp tay thành kính hướng lên bàn thờ. Khi tiếng trống đánh giòn giã , tiếng chuông ngân vang báo hiệu đức Thánh đã về dự lễ, các bô lão bước ra xếp hàng trước bàn thờ, khấn vái cầu xin những điều tốt đẹp, may mắn cho mình . Buổi lễ được tiến hành trong không khí trang nghiêm, thiêng liêng, khi buổi lễ kết thúc nhạc tấu nổi lên, các bô lão các làng lần lượt vào lễ Thánh, đền thờ mở suốt lên bất cứ lúc nào người dân cũng có thể vào tắp hương cầu xin mọi điều cho mình và cho người than.
Đền ngày 12 tháng 2 là tổ chức lễ Phát Du rước thánh đi du ngoại nơi cảnh cũ,với đôi rồng múa lượn dẫn đầu tiếp đến là cỗ kiệu Thánh có gióng áo ,ngư bào, mũ, hia trông rất sống động theo sau là đoàn người đi dạo cùng Thánh. Đoàn rước đi tới 4 cây số đến xã Đông Tảo quê hương của người vợ thứ hai của đức Thánh Chử ( rước Thánh về thăm quê ngoại ). Đám rước đi đến đâu cũng được nhân dân tiếp đón nồng nhiệt . Đám rước qua dầm Một Đêm ( vòng quanh lâu đài thành quách cũ ) dưới đấy đầm nước trong vắt,cỏ tóc tiên mọc rập rờ theo sóng.
Cuối cùng là lễ bế mạc tổng kết những gì đat dược và hạn chế của lễ hội, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm cho năm sau và trao giải thưởng cho các trò chơi.
* Phần hội
Phần hội là phần vui chơi, là không gian giải trí nơi diễn ra các hoạt động thể thao, các trò chơi thể hiện sức mạnh, trí tuệ sự đoàn kết của người dân. Đây là phần không thể thiếu của lễ hội, nó thu hút sự tham gia của đông đảo mọi người, lúc nào sân chơi cũng đông vui, nhộn nhịp vang tiếng reo hò
Quanh đền quanh Hồ Bán Nguyệt, quanh các chuông là trò chơi dân
gian : Chọi gà, múa rồng, múa lân, vật võ tiêu biểu là trò chơi cờ Người. Phía hồ Bán Nguyệt những cô gái hát quan họ với tiếng hát chèo trong chẻo, véo
SV: Nguyễn Thị Lan 46 Lớp: K36 GDCD - GDQP
von đi sâu vào lòng người. Mặt khác chúng ta không thể nhắc tới làn điệu hát trống quân bình dị, dân giã đang diễn ra trên cầu tiên – đây là; loại hình nghệ thuật truyền thống của Hưng Yên, nơi gieo mầm và phát triển nghệ thuật biểu diễn chèo đầu tiên ở Việt Nam
Buổi tối ngoài trời diễn ra tiết mục văn nghệ giao lưu giữa các xã với nhau, các tiết mục văn nghệ do các xã chuận bị và giàn dựng, thể hiện một cách thoải mái trên tinh thần đoàn kết giưa các xã với nhau. Đặc biệt là tiết mục rước đèn thả hoa đăng trên hồ Bán nguyệt, trong đền là các làn điệu hát trống quân, chầu văn, ca trù . . .đang ngân vang.
SV: Nguyễn Thị Lan 47 Lớp: K36 GDCD - GDQP
Chƣơng 2: NHỮNG ẢNH HƢỞNG CỦA LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ - TIÊN DUNG ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƢỜI DÂN HUYỆN KHOÁI CHÂU,
TỈNH HƢNG YÊN
Là một tỉnh thuần nông nên mọi người biểu hiện trong đời sống văn hóa của người dân Hưng Yên từ trước đến nay mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống người Việt vừa có những đặc điểm chung của cư dân Đồng Bằng Bắc Bộ vừa có những nét đặc sắc riêng trong những năm gần đây mặc dù xã hội ngày một phát triển những lế hội dân gian vẫn được bảo tồn và phát huy trở lên sôi động và thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia lễ hội truyền thống dân gian đã trỗi dạy ở mọi miền quê, được phục hồi và tái tạo với một sinh khí mới, lễ hội không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người.
Đây là một trong 16 lễ hội lớn nhất của cả nước gắn với huyền thoại đẹp và tình yêu bất tử giữa công chúa Tiên Dung và chàng trai nghèo Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức thường xuyên vào 10/2 âm lịch nó là một nét đặc trưng riêng của con người Khoái Châu- Hưng Yên và nó có một số ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân nơi đây.
2.1. Ảnh hƣởng tích cực
2.1.1 Đối với đời sống kinh tế:
Lễ hội Chử Đồng Tử- Tiên Dung được nhà nước công nhận là một trong 16 lễ hội lớn nhất của cả nước. Lễ hội mở màn cho các hoạt động văn hóa ở Hưng Yên hưởng ứng Năm quốc gia du lịch Đồng bằng sông Hồng. Được tổ chức với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, lễ hội Chử Đồng tử – Tiên Dung đã thu hút hàng vạn khách thập phương từ khắp nơi trong cả nước về dự.
Trong công tác tổ chức, lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung được phục hồi, bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội địa phương và theo đúng quy chế mở hội
SV: Nguyễn Thị Lan 48 Lớp: K36 GDCD - GDQP
của Bộ Văn hóa – thể thao và Du lịch tỉnh ủy Hưng Yên với chỉ thị số 08- CT/TU và quy chế tổ chức lễ hội do Bộ văn hóa, thể thao và du lịch ban hành.
Do lượng khách thập phương về với lễ hội ngày một đông như vậy nên Nhà nước và chính quyền địa phương đã chung tay cải tạo đầu tư hệ thống đền chính Đa hòa và đền hóa Dạ Trạch, đang tu bổ, sửa chữa Bãi cát tự nhiên, các công trình lăng, phủ trong di tích Chử Đồng tử- Tiên Dung đã góp phần làm phong phú đời sống của người dân tỉnh Hưng Yên nói chung, người dân huyện Khoái Châu nói riêng không chỉ dừng lại ở đó, hệ thống giao thông đường xã để đến với Lế hội cũng được từng bước hoàn thiện. Đặc biệt là giao thông đường thủy được khai thông, đầu tư nhiều thuyển có chất lượng tốt để chở du khách đến thăm khu di tích. Đoạn đường tỉnh lộ 391 và quốc lộ 5A, quốc lộ 39 được sửa sang vừa đưa du khách về Lễ Thánh Chử đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán của nhân dân trong huyện với thành phố Hưng Yên và thành phố Hà Nội, Hưng Hà -Thái Bình, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân trong vùng.
Việc hệ thống di tích lịch sử – văn hóa lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung nằm trong địa bàn xã Bình Minh huyện Khái Châu đã tạo nên những thuận lợi to lớn trong việc đẩy mạnh đầu tư, phát triển ngành du lịch không khói - ngành du lịch địa phương. Hàng năm lễ hội đã thu hút được nhiều lượt khách về dự lễ. Lễ hội còn là nơi để du khách công đức đóng góp tiền của để xây dung và trung tu di tích. Riêng đền Đa hòa là hoạt động lễ hội mạnh nhất, hoạt cả ngày lẫn đêm và rất nhiều người đến công đức.
Cùng với hoạt động tín ngưỡng đa dạng phong phú lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung còn tạo điều kiện cho người dân trong xã nói riêng và trong huyện nó chung phát triển ngành dịch vụ phục vụ khách. Vì những nơi di tích của Lễ hội này không nằm ở một khu vực mà rải rác trong bán kính 2km, có di tích nằm ở giữa dòng sông Hồng nên có tiềm năng du lịch của Khoái Châu
SV: Nguyễn Thị Lan 49 Lớp: K36 GDCD - GDQP
khá phong phú cả về tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Quần thể Đền Đa hòa, Đền Hóa Dạ Trạch gắn với truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung nằm trên tuyến du lịch chính trên sông Hồng (Hà Nội –phố Hiến) Đền Dạ Trạch gắn với các địa danh lịch sử oai hùng của Triệu Quang Phục chống giặc nhà Lương, đã thu hút nhiều khách tăng thêm thu nhập cho nhân dân. Trên các quãng đường di chuyển đến các di tích lịch sử hàng quán bày ra la liệt các mặt hàng đa dạng phong phú về chủng loại từ những hàng nước bên đường với những trai nước ngọt và chè đá đến những sách về truyền thuyết Chử Đồng Tử- Tiên Dung, sách về di tích đền Đa Hòa và đền Hóa Dạ Trạch, về Triệu Quang Phục, Chu Mạnh Chinh, đồ lưu niệm đến bánh kẹo đặc sản làm quà, tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân. Bên cạnh đó hệ thống nhà hàng quán ăn đã góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân, cải thiện được đời sống của nhân dân. Chợ và cửa hàng mọc lên vô kể ở hai đường khu vực có di tích chạy qua, khung cảnh vô cùng đông đúc và huyền ảo.
Các nghề thủ công cũng nhờ lễ hội Chử Đồng Tử-Tiên Dung hàng năm đều tăng cả về chất lượng và công nghệ các cơ sở làm bánh chưng, bánh lá dài, hầu hết các cơ sở sản xuất này có quy mô gia đình, hiện nay trên địa bàn xã lân cận có hơn 10 gia đình sản xuất bánh khúc, bánh lá dài. Những ngày lễ hội gia đình phải tuyển thêm người làng bên, sản xuất không quản ngày đêm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Những ngày không phải lễ hội chính các cơ sở này hoạt động chủ yếu để phục vụ nhân dân địa phương. Ngoài sản xuất bánh khúc, bánh lá dài còn có đặc sản bánh cuốn và bánh dày trong đó bánh dày Mễ Sở là thương hiệu nổi tiếng, là sản phẩm mà khách thập phương hay nua để đội trên đầu nguyên chiếc bánh dày rất tiêu biểu vào lễ Thánh đã tăng thu nhập cho xã Mễ Sở, tạo việc làm cho nhiều người dân trong xã. Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung kéo dài ít nhất 03 ngày, nhân dân tổng Mễ gói các loại bánh để ăn rồi đi giai hồ, đi xem rước. Khách thập
SV: Nguyễn Thị Lan 50 Lớp: K36 GDCD - GDQP
phương về dự mua bánh làm quà. Đó là những đặc sản của quê hương Khoái Châu, một số cơ sở làm bánh ngon được du khách tin dùng và đã có những đơn đặt hàng lớn, mỗi khi có Lễ hội về là một lượng bánh không nhỏ được tiêu thụ góp phần giải quyết việc làm cho người dân trong huyện đồng thời tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân đồng thời giải quyết được việc làm tạm thời cho nhiều người dân trong vùng khi đến mùa lễ hội. Trung bình mỗi du khách đến đây ít nhất họ cũng mua một thứ một loại bánh để mang về làm quà cho gia đình hoặc làm quà biếu họ hàng chính vì điều này đã làm tiêu thụ một lượng bánh lớn tăng thu nhập cho người dân vùng này. Đặc biệt là bánh dày Mễ Sở mỗi du khách đến với lễ hội trên mâm lễ của họ vào Đền vào giờ cũng có một cái bánh dày to để vào lễ Đức Thánh, và nó trở thành một vật không thể thiếu khi lễ Ngài. Trung bình mỗi ngày có bao nhiêu lượt du khách đến là có số lượng bánh dày được tiêu thụ làm tăng thu nhập cho người dân. Gia đình bà Trần Thị Hoa ở Mễ Sở cho biết cứ mỗi dịp đến ngày lễ hội là bà huy động hết con cháu trong gia đình tập trung vào công việc làm ra rất nhiều sản phẩm, mỗi ngày gia đình bà thu nhập được từ 3000.000 – 5000.000 đã giúp gia đình bà trang trải được cuộc sống gia đình,tạo việc làm tạm thời và tăng thu nhập cho con cháu trong gia đình. Hiện nay còn có rất nhiều cơ sở làm bánh nổi tiếng nhờ có lễ hội mà họ có dịp được quảng bá sản phẩm và thương hiệu của mình. Nhiều gia đình còn nhận được những đơn đặt hàng lớn có trị giá hàng chục triệu đồng, họ đặt cho đám cưới, họp lớp, lễ hội khác ở các vùng lân cận. Vì vậy du khách đến đây không chỉ chiêm ngưỡng sự linh thiêng và kiến trúc đẹp của ngôi Đền mà còn được