đặc trưng của dân tộc Việt Nam.
Lễ hội cũng là nơi con người thể hiện mong muốn của mình trước thần linh, chính vì vậy lễ hội đã có sức ảnh hưởng và lan tỏa trong đời sống tinh thần của người dân, thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người. Đi hội đã trở thành thông lệ không thể thiếu mỗi khi tháng 2 về người dân nơi đây. Nam thanh, nữ tú thì đi thưởng ngoại cảnh đẹp quê hương, thành tâm khấn cầu tình duyên, họ đều mong rằng có được tình yêu đẹp như Chử Đồng Tử –Tiên Dung một thiên sử tình yêu đến ngày nay vẫn đọng lại trong tiềm thức của mỗi người dân. Các bà mẹ thì mong gia đình hạnh phúc, xin lộc làm ăn, hầu hết đến với Lễ hội người dân cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, chăn nuôi vào cầu thông qua nghi lễ rước nước của Lễ hội phù hợp với văn minh lúa nước của dân tộc. Nhân viên muốn cầu xin thăng quan phát tài, thương dân cầu mong buôn bán tốt. Các em nhỏ cầu xin được khỏe mạnh và học hành giỏi giang như các vị thánh. Đặc biệt những người hiếm muộn họ đến đến đây để xin được có con cái thông qua hinhg tượng cây gậy, các nón biểu tượng cho tín ngưỡng phồn thực của dân tộc, sinh sôi nảy nở lên họ đến đây để xin con cái. Lễ hội Chử Đồng Tử-Tiên Dung tổ chức vào mồng 10 đến 12 tháng 02 âm lịch, Tuy nhiên người dân ở Khoái Châu lại có thói quen đi lễ cầu mong an lành cho cả năm vừa nhờ bổng “bề trên” dự đoán trước những việc sẽ xảy ra trong năm mới bằng việc rút thẻ. Lễ hội thực sự làm phong phú đời sống văn hóa của người dân trong vùng.
Không chỉ thế, về với lễ hội là dịp để con người thể hiện sự thánh thiện trong tâm hồn những cử chỉ trong lễ hội rất tao nhã, đúng mức, có tinh thần tương thân tương ái, yêu thương giống nòi. Niềm tin vào các vị thánh giúp con người có thêm niềm tin vào cuộc sống, con người sống chan hòa, yêu thương đồng loại và thanh thản hơn.
SV: Nguyễn Thị Lan 60 Lớp: K36 GDCD - GDQP
Lễ hội đã là dịp để con người gặp gỡ, làm quen với nhau, gắn kết con người với nhau trong lễ hội con người được giao tiếp với thần linh, được hòa vào cuộc sống của đời thường nhân dân trong vùng, hơn nữa đến với lễ hội du khách thập phương còn được chứng kiến các chương trình văn hóa đặc sắc như hội Giáng Bút, hội cờ người, chọi gà, …. Mang lại những nét mới trong đời sống hiện đại bận rộn.
Lễ hội cũng là dịp để các gia đình làm cơm mời họ hàng, khách xa tới là ngày mà gia đình được xum họp quây quần hạnh phúc bên nhau, cả nhà ôn lại những giá trị tốt đẹp của Chử Đông Tử - Tiên Dung và của Lễ hội, đây cũng là một hình thức nhằm bảo tồn văn hóa, tăg cường mối quan hệ đoàn kết trong gia đình và với cộng đồng.
Hơn nữa Lễ hội được diễn ra sau mùa vụ của nông dân lúc đó nông dân được nhà dỗi. Lễ hội được tổ chức nhằm thỏa mãn nhu cầu của người dân sau mùa vụ vất vả, họ dược thỏa mãn nhu cầu tinh thần của mình, họ được đi chơi xem hội và thỏa mãn nhu cầu tâm linh, họ đến cầu xin đức Thành phù hộ đầu năm cho sức khỏe bình an gia đình hạnh phúc, con cái học hành giỏi giang và mưa thuật gió hòa, mùa màng bội thu và chăn nuôi trồng trọt phát tài.
Là một tỉnh thuần nông, lên nhu cầu của người dân rất bình dị mà lễ hội phù hợp với nhu cầu đó lên lễ hội được quan tâm và trở thành một hoạt động thường niên của người dân, chính vì thỏa mãn được nhu cầu của người dân nên lễ hội được nhân dân ủng hộ, trùng tu và bảo tồn hơn nữa, lễ hội này còn có sức ảnh hưởng tới các địa phương vùng lân cận, họ cũng đến đây để xin về sức khỏe, tình duyên, người cầu con cái, người mong thăng quan học hành đỗ đạt, tất cả điều đó được thể hiện qua lễ hội. Thông qua nghi thức rước nước nhân dân mong muốn mùa màng bội thu và mưa thuận gió hòa. Đây là một hình thức tín ngưỡng dân dan phổ biến ở Đồng Bằng Bắc Bộ
SV: Nguyễn Thị Lan 61 Lớp: K36 GDCD - GDQP
Những hoạt động tín ngưỡng trong lễ hội hầu hết là các hoạt động tập thể ,bởi vậy nó gắn bó đoàn kết các nhân với cộng đồng, bảo vệ lợi ích chung .Nó còn ảnh hưởng tích cực trong việc xây dựng lối sống nếp sống văn hóa của mỗi gia đình, làng xã trong huyện, đồng thời phát huy truyền thống hiếu học của các gia đình, dòng họ của mỗi địa phương. Chính nhờ duy trì tín ngưỡng dân gian đặc biệt là lễ hội sẽ giúp cứu vớt những nét văn hóa truyền thốn đang bị mai một, đồng thời tiếp cận văn hóa mới để hướng tới xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Mùa lễ hội là dịp mà các nam thanh nữ tú đi chơi, họ có cơ hội gặp gỡ nhau, không những gặp gỡ những bạn nam, bạn nữ trong huyện, tỉnh mà còn gặp ở các tỉnh khác về đây dự Lễ hội, biết đâu trong số họ lại kết duyên qua một lần gặp gỡ ở lễ hội vì được Thánh Chử phù hộ cho tình duyên như của Đức Thánh với công chúa Tiên Dung. Còn những đôi đã yêu nhau rồi thì họ đến với Lễ hội để cầu mong Đức Thánh phù hộ cho tình yêu của họ luôn bền chặt và đẹp như thiên tình sử của Ngài.Còn một số người chưa may mắn khi mà họ lập gia đình mà vẫn chưa có con thì họ đến với Lễ hội để cầu xin có con cái ở hai vật linh của Đức Thánh là Cây gậy và Cái nón, đây là hai vật linh tượng trưng cho cơ quan sinh dục nam và cơ quan sinh dục nữ họ tin rằng và hai vật đấy sẽ mang lại sự sinh sôi nảy nở và họ sẽ có được con cái ( Thể hiện tín ngưỡng phồn thực trong tín ngưỡng dân gian ) Còn có một số người thì đến và cầu mong về sức khỏe để được khỏe như Ngài và không có bệnh tật. Những người buôn bán thì làm lễ rất to và trang nghiêm để tạ ơn Ngài trong năm qua đã phù hộ để họ buôn bán được thuận lợi và cầu xin trong năm tới họ lại được suôn sẻ mọi điều, còn những người buôn bán chưa được thì họ vẫn có niềm tin vào Ngài vào mỗi dịp lễ hội là họ lại đến và cầu xin Ngài phù hộ, làm như vậy thì họ mới cảm thấy an tâm vì tin rằng Ngài đang che chở cho họ.
SV: Nguyễn Thị Lan 62 Lớp: K36 GDCD - GDQP
Trong lễ hội các nét sinh hoạt văn hóa được thể hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhân dân, chính vì vậy mà rất nhiều câu lạc bộ hát chèo, kịch, múa được thành lập đây cũng là dịp tăng thêm tình đoàn kết tình làng nghĩa xóm, mở rộng giao lưu văn hóa văn nghệ không những ở trong huyện mà còn ở cả trong tỉnh. Vào buổi tối người dân thường đến xem rất đông, reo hò cổ vũ vang động cả ngôi đền. Đến với lễ hội không chỉ để cầu khân xin Ngài ban phước mà còn là dịp để nhân dân thư giãn, giải trí khi vừa làm nông vụ xong, đáp ứng được nhu cầu tinh thần của người dân lên họ rất mong chờ đến với lễ hội.
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực của lễ hội về văn hóa sống, văn hóa ứng xử …nó còn ảnh hưởng tới đời sống tinh thần của người dân huyện Khoái Châu cả trước kia và bây giờ đó là lĩnh vực đạo đức, lối sống.
Trong đời sống hiện nay, tình trạng xuống cấp của đạo đức đang là mối quan tâm của các ngành các cấp trong huyện nhưng chưa khắc phục được nhưng nhờ có lễ hội cũng là dịp mà giáo dục đạo đức cho mọi người. Ngày nay, sự đa dạng của các lọi hình và phương tiện giao thông rất nhiều thuận lợi cho việc chuyên chở đi lại, lưu thông hành hóa nhưng cũng vì thế mà tai nạn giao thông tăng gấp nhiều lần so với những năm trước đây. Các cơ quan chức năng đã tổng kết số người chết và bị thương bởi tai nạn giao thông còn cao hơn rất nhiều so với thời kì chiến tranh, những tai nạn đến bất kỳ có thể do nguyên nhân chủ quan và khách quan, chính vì lẽ đó những tìa xế rất tin vào sự che chở của Thần Thánh. Mỗi khi có lễ hội là dịp các tài xế cùng gia đình của mình vào đền làm lễ và cầu xin Đức Thánh che chở, giúp họ đi đường được an toàn, tránh rủi ro, tai nạn và được suôn sẻ như Thánh Chử khi Thánh vượt thuyền ra đảo học phép thuật, dù gió to, sóng giữ cũng không nhấn chìm được. Mỗi khi thắp hương để cầu “ cầu lành tránh giữ” bản thân họ thấy an tâm và vững tay lái hơn, làm chủ tốc độ tốt hơn nên phần nào giảm bớt tai nạn
SV: Nguyễn Thị Lan 63 Lớp: K36 GDCD - GDQP
Không chỉ dừng lại ở đó, lễ hội dân gian trong điều kiện xã hội hiện nay còn giúp bổ sung vào hệ thống giá trị đạo đức xã hội những giá trị đạo đức mới như tính nhân văn, sự công bằng, bình đẳng.
2.2. Ảnh hƣởng tiêu cực
2.2.1 Đời sống kinh tế:
Ngoài những mặt tích cực trên thì lễ hội cũng có tác động tiêu cực đến đời sống của người dân trên vùng đầu tiên là người dân thương mại hóa dịch vụ ăn uống theo một cách tràn nan, không có kế hoạch làm ảnh hưởng cạnh tranh của dịch vụ không cao nan chèo kéo khách vẫn diễn ra thường xuyên làm mất đi thuần phong mỹ tục của dân tộc vẫn còn nạn ăn xin, ăn mày lợi dụng lễ hội để quấy nhiễu làm phiền khách.
Vì du khách đến với số lượng đông, một số cơ sở làm bánh kéo để bán cho khách, làm một cách tràn nan, không giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng kém, ít người mua, hàng ế nhiều có ảnh hưởng đến người dân.
Nạn đốt vàng, hương nghi ngút vừa ô nhiễm môi trường địa phương gây nguy hiểm trong việc PCCN và gây tốn kém của người dân.
Người chèo thuyền chở khách ngày càng đông cạnh tranh cao có nhiều thuyền không chở được khách hoặc ít khách chưa đủ tiền đầu tư thuyền.
Nhiều thành phần bất lương đã lợi dụng việc diễn ra lễ hội để nguy trang các ổ cờ bạc, lừa lọc, chộm cắp,…. Gây mất niềm tin của khách, một số đối tượng lợi dụng niềm tin của khách để xem bói lừa tiền của khách.
Việc tổ chức lễ hội quá hành tráng tốn nhiều tiền của. Nhân dân ta vần còn nghèo làm mất dần ý nghĩa thiết thực của lễ hội.
Đây cũng là dịp gặp gỡ của nhiều họ hàng, nhiều gia đình tổ chức linh đình gây lãng phí mất tiền của của nhân dân.
SV: Nguyễn Thị Lan 64 Lớp: K36 GDCD - GDQP