phố Hưng Yên) Khu đô thị Ecopark (Văn Giang).
Trên tỉnh Hưng Yên có rất nhiều trường đại học như: Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên cơ sở 1 và 2, Đại học Quản trị và kinh doanh, đại học Chu Văn An, Cao đẳng Bách khoa Hưng Yên, cao đẳng Asean. . .
Hưng Yên là một tỉnh rất giàu truyền thống văn hóa và lễ hội dân gian truyền thống, cũng hưởng ứng mạnh mẽ năm du lịch quốc gia Đồng Bằng Sông Hồng với 121 lễ hội vừa và nhỏ trong những lễ hội đó có những lễ hội lớn và có sức ảnh hưởng đến người dân nơi diễn ra lễ hội.
1.3.2. Vị trí địa lý của huyện Khoái Châu
Khoái Châu là một vùng đất cổ thuộc quốc gia Văn Lang – nhà nước của buổi bình minh sơ khai của lịch sử dân tộc. Cùng với diễn trình của lịch sử Khoái Châu đã nhiều lần thay đổi tên và điạ giới hành chính
Khoái Châu ngày nay là một trong mười huyện thị của Hưng Yên, phía Bắc giáp huyện Văn Giang và yên Mỹ, phía nam giáp huyện Kim Động, phía Đông giáp huyện Ân Thi, phía Tây giáp Sông Hồng và tỉnh Hà Tây cũ(nay là Hà Nộị).
Khoái Châu là đơn vị hành chính lớn nhất tỉnh Hưng Yên, có diện tích tự nhiên 131km, dân số là 184500 người, gồm 24 xã và 1 thị trấn.
1.3.3. Đặc điểm văn hóa và con ngƣời Khoái Châu
Khoái Châu là một vùng đất có truyền thồng lịch sử văn hóa lâu đời ngay từ thưở Hùng Vương dựng nước phù sa sông Hồng đã bồi tụ lên vùng đất này, cư dân việt cỏ đã sớm đến đây cư trú, khai mở và sinh sống. Do đó sông Hồng ở phía Tây bồi đắp nên đã sớm hình thành nền văn hóa Khoái Châu: văn hóa sông nước hay văn hóa lúa nước với dầy đủ các thành tố tạo lên từ môi trường địa lý lịch sử hình thành và phát triển cũng như sự giao thoa văn hóa với các vùng lân cận và văn hóa ngoại bang du nhập. Đặc điểm này đã ảnh hưởng rất
SV: Nguyễn Thị Lan 26 Lớp: K36 GDCD - GDQP
lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Khoái Châu trong suốt tiến trình lịch sử
Với địa thế cạnh sông Hồng cư dân nơi đây đã biết tận dụng những điều kiện tự nhiên họ sinh sống bằng nghề chài lưới, trồng lúa nước. Cho đến nay nghề nông nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong lĩnh vực kinh tế của huyện Khoái Châu. Chăn nuôi chủ yếu dụng trâu, bò làm sức kéo. Một số xã có nghề trồng dâu nuôi tằm, thả cá. Các làng nghề ở Khoái Châu rất phát triển như dệt vải, nung vôi (Đa Hòa) nghề dệt lụa ở Cốc Phong, cao Quán, Hương Quất, Bằng Nha; Nghề dệt sồi ở Quan Xuyên. Hoàng Vân nội và Hoàng Vân ngoại có nghề thợ rèn, thợ rèn Hoàng Vân không chỉ hoạt động trong huyện mà còn đi lập nghiệp ở nhiều tỉnh, nhiều làng ven sông Hồng có nghề nung gạch, vôi, ngói, nấu mía mật làm đường phên. Đồng thời nơi đây còn tồn tại một số nghề truyền thống thủ công như nghề đân mây tre đan, đân giỏ tôm, nghề mộc ….mang đậm đán dấp vùng văn hóa Đồng Bằng Sông Hồng. Khoái Châu có tốc độ phát triển kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhanh. Phố Phủ là nơi cư dân đông đúc, cửa hàng san sát, cuộc sống của người dân khấm khá. Điều đó đã được sử sách ghi lại “Trước năm 1870, nghĩa là trước năm vỡ đê tan khốc của huyện Văn Giang, Hưng Yên sống thịnh vượng lắm. Ngoại thương và Nội thương khả quan [2, tr .24 ]
Tuy nhiên sự khắc nghiệt của thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, vỡ đê ( Văn Giang ) ảnh hưởng không nhỏ tới người dân. Do đó trong dân gian có câu ca vẫn lưu truyền “ oai oán như phủ Khoái Châu xin lường “[10, tr. 18 ] để phản ánh cuộc sống khốn khó của người dân nơi đây trong những năm bị thiên tai .Mặc dù gặp nhiều khó khăn như vậy con người đẫ biết tận dụng những điều kiện tự nhiên, phát triển nghề chài, lưới, nông nghiệp lúa nước để phát triển kinh tế của xã hội. Từ cổ xưa người dân Khoái Châu đã biết tận
SV: Nguyễn Thị Lan 27 Lớp: K36 GDCD - GDQP
dụng những thuận lợi để sinh sống như trong truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung họ đã biết chài lưới khai hoang hơn nữa dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì người dân Khoái Châu vẫn phát huy được bản chất cần cù, sáng tạo, đoàn kết, đồng lòng chung sức chế ngự thiên nhiên, bán đất giữ làng, xây dựng quê hương. Đồng thời con người ở nơi đây còn không ngừng học hỏi, sáng tạo, nâng cao ý thức trách nhiệm giữ gìn bảo lưu các giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương góp phần làm giàu kho tàng văn hóa tỉnh Hưng Yên nói riêng và dân tộc nói chung
Trên địa bàn Khoái Châu hiện nay có sự hiện diện của nhiếu di tích lịch sử - văn hóa, lưu giữ nhiều dấu ấn văn hóa và tín ngưỡng bản địa gắn liền với sự kiện lịch sử. Huyện có 74 di tích lịch sử văn hóa trong đó 30 di tích được xếp hạng, 92 lễ hội, đặc biệt là lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung ở đền Đa Hòa Xã Bình Minh và Đền hóa Dạ Trạch đây là cụm di tích mang đậm tín ngưỡng bản địa với sự kết hợp của tín ngưỡng dân gian và văn hóa lúa nước vì vậy khi nhắc tới Khoái Châu mỗi người con đất Việt không thể không nhớ tới lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung – lễ hội mang đậm nét tín ngưỡng dân gian lý giải về một thời kỳ lịch sử của dân tộc. Đền hóa Dạ Trạch còn là địa danh lịch sử gắn liền với tên tuổi của Triệu Việt Vương ( Triệu Quang Phục) chống giặc Lương vào thế kỉ XVI I, đền Đa Hòa gắn liền với tên tuổi của tiến sĩ Chu Mạnh Chinh. Ngoài ra còn có những di tích nổi tiếng như : Đền vua Rừng ở An Vĩ thờ Triệu Quang Phục, đền Cót thờ Linh Lang thời Lý, đền An Lạc thờ Dỗ Anh thời Lý.
Đặc biệt Khoái Châu có nhiều truyền thuyết như :Chử Đồng Tử - Tiên Dung, truyền thuyết về tướng Đỗ Mục đóng quân ở Bối Khê giúp Hùng Duệ Vương đánh giặc Thục ở Tiêu Quang (Phùng Hưng) truyền thuyết về Dạ Trạch Vương ở xã Dạ Trạch, xã An Vĩ.
SV: Nguyễn Thị Lan 28 Lớp: K36 GDCD - GDQP
Hơn nữa Khoái Châu là quê gốc của bà Hoàng Thị Loan mẫu thân của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, linh hồn của dân tộc Việt
Vùng đất Khoái Châu không chỉ gắn với truyền thống lịch sử hào hùng, những di tích văn hóa truyền thống mà còn một thời vang danh là mảnh đất sánh ngang với mảnh đất Kinh Kỳ, mảnh đất Khoái Châu còn gắn liền với những khoa bảng, khoa thi, những con người có tài làm lên mảnh đất học : có 23 nhà khoa bảng tỉnh từ năm 1463 đến năm 1523,trong đó có một trạng nguyên là Nguyễn Kỳ ở xã Tân Dân thi đỗ trạng nguyên năm 1541 . Ngoài ra còn có những nhân vật không đỗ đại khoa nhưng tài giỏi việc nước nức tiếng như Nguyễn Huy Lạc ( tức Quán ) hai lần thi hội ( 1763 và 1766 ) đều đậu tam trường, ông là một trạng “Sơn Nam Hạ Xứ hữu Tứ kết nhân ( Bốn người tài giỏi của Sơn Nam Hạ ).
Văn hóa ẩm thực vùng đất này cũng rất phong phú và đa dạng khi đến với lề hội của nơi đây phải kể đến các loại bánh như bánh khúc, bánh trứng, bánh cốm, bánh đúc ngô và bánh đậu phụ, kẹo lạc…
Các phong tục tập quán nghệ thuật cổ truyền hát trống quân, chèo, ca trù …đều được nhân dân giữ gìn bảo lưu theo hướng chọn lọc theo hướng hiện đại phù hợp với xu thế của thời đại
Ngày nay con người không ngừng phát triển những gì được thiên nhiên ban tặng những truyền thống lịch sử anh hùng, không ngừng học tập lao động sản xuất đưa huyện Khoái châu ngày càng đi lên về kinh tế và nâng cao hơn nữa đời sống tinh thần của người dân. Huyện đang xây dựng và trùng tu bảo tồn di tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung ở đền Đa Hòa và đền háo Dạ Trạch thu hút lượng khách du lịch lớn nhằm phát triển và bảo tồn di tích truyền thống quý báu này.
Đất và con người Khoái Châu mang đậm nét chất phát, hiền hòa, năng động sáng tạo, cần cù lao động, luôn bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa
SV: Nguyễn Thị Lan 29 Lớp: K36 GDCD - GDQP
tinh thần của địa phương cũng nhu dân tộc. Như vậy, với điều kiện lịch sử văn hóa, con người nơi đây được phác họa trên đây chính là nhân tố có tầm quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành bản sắc văn hóa truyền thống, đời sống tình cảm đối với quê hương.
1.3. Truyền Thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung 1.3.1. Khái niệm truyền Thuyết 1.3.1. Khái niệm truyền Thuyết
Truyền thuyết là chuyện kể dân gian về nhân vật và sự kiện lịch sử thể hiện ý thức phản ánh lịch sử con người theo hai xu hướng : Lịch sử hóa thần thoại và hư ảo hóa sự thật lịch sử [19, tr. 157 ].
Trong dân gian Việt Nam có rất nhiều truyền thuyết như : Thánh Gióng, Thạch Sanh, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyền thuyết về 18 vị Vua Hùng, truyền thuyết về Mẫu . . . trong số đó có một truyền thuyết làm rung động lòng người về tình yêu cao đẹp và công ơn của người chữa bệnh giúp dân và được coi là một trong Tứ Bất Tử của Việt Nam không ai khác đó là đức Thánh Chử trong thuyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung.
Sử sách nước ta ghi chép lại dòng họ đầu tiên nước Nam làm vua là Hùng Vương, các vua truyền ngôi nhau được 18 đời. Thời ấy nước ta mới mở, đất một dải hẹp, gồm 15 bộ (bộ lạc ). Kinh đô nhà Vua dóng ở Phong Châu ( Việt Trì –Phú Thọ bây giờ ). Miền đất gọi là Hải Hưng, Thái Bình khi ấy là cử sông, bãi biển, con người muốn đánh bắt cá phải vẽ lên người những hình thù kỳ dị nom như thủy quái để khi bơi lặn dưới nước thuồng luồng, cá sấu phải tránh xa.
Đời Hùng Vương thứ VI giặc Ân đến xâm lược nước ta. Trời sai Thánh Gióng xuống giúp tay cầm doi sắt cưỡi ngựa sắt phun ra lửa, đánh tan giặc cả người và ngựa bay về trời.
Đến nạn lũ lụt tai quái năm nào cũng khiến dân mình vô cùng cực khổ, vua Hùng lại có con rể là Sơn Tinh, là thần núi Tản Viên trợ giúp. Sơn Tinh
SV: Nguyễn Thị Lan 30 Lớp: K36 GDCD - GDQP
hóa phép nâng đất đai nhà cửa, thành lũy lên cao, cao mà khiến Thủy Tinh không đủ nước dâng theo đành chịu thua tài.
Cũng dưới thời vua Hùng còn có chuyện Chử Đồng Tử- Tiên Dung đén bây giờ còn truyền tụng trong dân gian.
1.3.2. Truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung
Đền Chử Đồng Tử hay còn gọi là đền Đa Hòa nằm trên bờ sông Hồng, đối diện bãi cát tự nhiên – nơi tác thành mối tình của Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa. Ngược dòng thời gian trở về thời Hùng Vương thứ XVIII, tại làng Chử Xá, xã Văn Đức (bên này phà Khuyến Lương ), trước kia thuộc huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên nay thuộc huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội
Tuyện kể rằng đời Hùng Vương thứ XVIII (có sách ghi là thứ III ) là Hùng Duệ Vương, sinh được người con gái đẹp lắm, đẹp như tiên vì thế đặt tên là Tiên Dung, nàng Tiên Dung không chỉ xinh đẹp mà còn nết na hiếu thảo, năm Tiên Dung 16 tuổi nhiều Lạc Hầu, Lạc Tướng muốn xin làm rể Vua Hùng ; thái tử con vua nước phương Bắc, Hoàng Đế láng giềng phía Nam cùng gửi lễ vật xin được ra mắt Tiên Dung.
Chưa ai được nhận làm phò mã vì tất thẩy lời cầu xin đều bị Tiên Dung từ chối. Không phải nàng bắc bậu kiêu kỳ. Công chúa cúi đầu xin với vua cha : muôn tâu phụ vương, con trộm nghĩ chuyện trăm năm do trời đất sắp đặt, việc lúc nào đến sẽ đến, con đâu dám trái mệnh trời
Vua Hùng nghe hài lòng, không ép, lại thể theo ý nguyện của Tiên Dung, nhà vua truyền cho chiếc thuyền lớn để nàng đi du ngoại khắp nơi. Đó là chiếc thuyền đầu phượng đuôi én đóng toàn bằng loại gỗ lim vân trắng có hai cánh buồm gấm trắng. Thị nữ trên thuyền đều bằng tuổi Tiên Dung, đều là những thủy binh nhanh nhẹn, 18 người luôn bày những cuộc vui múa hát,
SV: Nguyễn Thị Lan 31 Lớp: K36 GDCD - GDQP
thuyền đi đến đâu đều làm tưng bừng cả một vùng sông nước nơi đó. Có lần công chúa mải chơi xa quá, lâu quá nhà vua phải cho người gọi về.
Lần ấy Tiên Dung cho thuyền xuôi dòng sông Cái đi mãi về xuôi. Con sông Mẹ rộng mênh mang, nước màu này đỏ au, chảy qua Phong Châu, Long Biên. Hết cảnh núi rừng chưa chiều đã tối, công chua dong bồm đi mãi. Càng đi nàng càng thấy sông nước bao la,Trời đất bao la, những cánh đồng, làng xóm, ven chài đông đúc hiền hòa. Giữa những bãi dâu, đồng lúa xanh rì, con sông uốn khúc đưa thuyền công chúa trôi mãi tựa như một bàn tay vô hình đưa đẩy. Đứng tự mạn thuyền, chợt công chúa thấy hiện ra trước mắt là một bãi cát vàng chạy dài xa tít. Sao đây không phải là bờ biển, sao đây không gần núi đá cao mà lại có bãi cát mịn như vậy ? Không chỉ Tiên Dung mà tất cả 18 thị nữ trên thuyền đều ngất ngây ngắm nhìn cảnh đẹp. Sau phút ngỡ ngàng mọi người reo hò sung sướng. Tiên Dung ra lệnh cắm sào lên bãi dạo chơi . Nước sông trong vắt, sóng lăn tăn vỗ quanh mạn thuyền, bãi cát phẳng lì chưa hề có dấu chân người. Tiếng cười con gái giòn giã, lần đầu sao động nơi đây. Đùa nghịch một chút, mấy cô bảo nhất nhìn thấy xa xóm xa làng, cởi bớt áo ngoài. Còn Tiên Dung truyền vây màn cho nàng tắm mát.
Những dồ dùng của công chúa khi ra khỏi kinh thành thật đơn giản, tiên lợi, chỉ trong chớp mắt mấy chiếc sào được gác lên, rèm hoa rủ xuống . Tiên Dung bước vào cái vuông tắm quen thuộc và gội những gáo nước mát lạnh và nàng không hề hay biết dưới chân nàng là lớp cát khô đã bi nàng làm cuốn trôi đi để lộ ra cái đầu và sau đó là toàn bộ cơ thể người con trai đang ở trần như nàng. Công chúa súy lên gọi thị nữ vừa lúc người kia ngửng lên Tiên Dung kịp nhận ra gương mặt chàng trai hai mắt mở to còn sợ sệt hơn nàng. Tiên Dung đứng nghiêng người cầm chiếc gáo như một vũ khí lợi hại, hỏi : Ngươi là ai? Sao lại ở đây? Chàng trai đáp : Thưa tôi họ Chử, nhà tôi gần đây. Công chúa hỏi tiếp vậy nhà ngươi mắc tội gì mà trốn ở đây? Chàng trai nằm
SV: Nguyễn Thị Lan 32 Lớp: K36 GDCD - GDQP
yên trên cát trả lời: Tôi không có tội gì cả chỉ ví nghèo không có quần áo mặc che thân nên khi thấy người lạ phải chui vào bãi cát, bụi lau ẩn trốn. Tên chàng là Chử Đồng Tử quê ở Chử Xá, Cha chàng là Chử Cù Vân, mẹ là Bùi Thị Gia. Tuy còn nhỏ nghưng chàng đã theo cha đi đánh cá. Một ngày kia trong lúc ông bà Chử đi vắng, đột nhiên ngọn lửa bốc lên thiêu trụi cả căn nhà nhỏ, không để lại chút gì ngoài cái bát mẻ để ăn cơm. Rồi sau đó bà Gia ốm nặng và mất. Từ đấy hai cha con chàng sống lủi thủi bên nhau, cuộc sống vô cùng nghèo khổ, nghèo đến mức hai cha con chung nhau một cái khố. Suốt ngày hai người ngâm mình dưới nước đánh bắt cá, mỗi lần tiếp xúc với người ngoài hoặc đi chợ mua gạo thì cha nhường con, con nhường cha mặc khố lên bờ.
Nghe xong Tiên Dung rất cảm động và nói : ta vốn nguyện không lấy chồng nhưng hai ta giờ đay không hẹn mà gặp, ắt là trời xui khiến lên duyên đó thôi. Nói rồi Tiên Dung sai quân hầu đem quần áo dưới thuyền cho chàng