2.3.Phương hướng và giải pháp

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng dân gian ở lễ hội chử đồng tử tiên dung và ảnh hưởng của nó đối với đời sống của người dân huyện khoái châu, tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 68 - 79)

của khách hay còn vòi tiền của khách, khiến cho tâm lý khách bị hoang mang ,thậm chí còn cãi nhau cả du khách gậy mất trật tự cho lễ hội.

Nhiều nhà khách, nhà nghỉ lợi dụng cơ hội này để ép giá, lấy tiền cao hơn mọi khi, làm cho du khách không hài lòng hơn nữa nhiều nhà nghỉ mọc lên mà không có khách gây lãng phí tiền của của nhân dân.

Các quán cơm thì nấu nhiều và không có du khách vào ăn thì cũng gây ra lãng phí cả công sức và tiền của của nhân dân vì vậy mỗi khi có lễ hội đến cần xem xét kĩ lưỡng và tính toán một cách hợp lí để đỡ gây lãng phí, mất nhiều tiền của mình.

2.2.2 Đời sống chính trị

Lễ hội diễn ra với số lượng đi chảy hội cũng khá đông làm cho công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội trở lên khó khăn nhiều thành phần lợi dung lòng tin của khách với mục đích xấu. Vì vậy ban tổ chức lễ hội phải huy động lực lượng đẩy mạnh công tác kiển tra giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý các hiện tượng vi phạm pháp luật như tổ chức cờ bạc dưới mọi hình thức nên ban tổ chức, chỉ đạo phải thực hiện đúng theo chỉ thị 27-CT/TW của BCT, chỉ thị số 08-CT/TU của Ban thường vụ tỉnh ủy Hưng Yên và quy chế tổ chức lễ hội do Bộ văn hóa, thể thao và du lịch ban hành tăng cường lực lượng an ninh để giữ gìn trật tự và nhanh chóng xử lý các hiện tượng xúi giục làm loạn, tăng cường lực lượng phòng cháy chữa cháy để kịp thời cứu chữa khi có hỏa hoạn xảy ra.

Vì đây là một lễ hội nhỏ, mức nhả hưởng của nó không lớn lên tình hình chính trị trong lễ hội hầu như không xảy ra.

2.2.3. Đời sống văn hóa xã hội

Hoạt động lễ hội diễn ra cùng với nó là các dịch vụ nổi nên phục vụ du khách thăm quan họ phải cạnh tranh giữ các gia đình nên tinh thần đoàn kết

SV: Nguyễn Thị Lan 65 Lớp: K36 GDCD - GDQP

trong làng xóm không được vững chắc, vẫn còn hiện tượng tranh giành khách, cãi nhau, chửi tục trong khoảng thời gian diễn ra lễ hội, để phục vụ hoạt động chung của lễ hội. Và hoạt động sản xuất của gia đình nên trẻ em ít đến trường, vì phải giúp bố mẹ làm việc phục vụ trong ba ngày diễn lễ hội không bảo đảm mục tiêu xã hội hóa nền giáo dục mà nhà nước đã đề ra.

Lễ hội ngày nay còn là nguyên nhân hủy hoại môi trường sinh thái không chỉ trong không gian lễ hội mà đôi khi vượt ra ngoài. Khi diễn ra lễ hội, không gian lễ hội trật trội vì số người đột ngột tham dự và trẩy hội. Ngày xưa đi xem hội thường đi bộ thời hiện đại người ta đi lễ hội bằng phương tiện cơ giới là chủ yếu. Không gian di tích đã chật hẹp càng trở nên chật chội bởi các loại xe cơ giới gầm gú, khí thải độc. Số người tham dự đông kéo theo là hàng loạt dịch vụ người đi lễ hội : ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân…nhiều hàng quán mộc lên với đủ hình thức nấu nướng. Hàng trăm, hàng nghìn người ăn uống tiện tay xả rác bên đường với vỏ hộp, giấy gói…Tất cả đã hủy hoại môi trường.

Đời sống của người dân vùng lễ hội được nâng cao làm cho các tệ nạn xẫ hội đua nhau mọc lên hàng quán điện tử, bi a, nghiện hút. Nhiều gia đình phải dẹp quán do không được chính quyền địa phương cho phép gây tổn thất nặng nề.

Nhiều hàng quán điện tử, bi a mọc lên để phục vụ du khách,nhiều người vào đây chơi chỉ vì một xích mích nhỏ mà có thể gây cãi nhau, đánh nhau, hơn nữa du khách vào đây chơi nói những lời thô tục, chửi nhau làm gây mất đoàn kết và mất sự linh thiêng nơi cổng đền, cần phải loại bỏ

Khi diễn ra lễ hội không tránh khỏi mê tín dị đoan lợi dụng thần thánh phán truyền lung tung gây tâm lý hoang mang cho người dân khi trở hành khách trên thuyền vẫn còn hiện tượng tranh giành khách gây mất ồn ào, mất đoàn kết, làm du khách hoảng sợ.

SV: Nguyễn Thị Lan 66 Lớp: K36 GDCD - GDQP

Vẫn còn có một số hiện tượng vứt rác trên sông, nơi thờ tự hoặc khắc tên, ghi tên vào những di tích lịch sử thậm chí còn ngội vào hiện vật để chụp ảnh hoặc lấy những vị thánh để cười đùa, chò đùa.

Nhân dân Khoái Châu, Mễ Sở thường kiêng không úp nón nên đầu gậy, lên cán cuốc vì cho rằng làm như vậy là có ý bắt chước, hỗn, là chế nhạo Thần. Trong dịp lễ hội nhiều người ở xa không biết tục kiêng này sẽ bị chê trách lại cũng có người do xích mích, biết dân vùng này có tục kiêng đã đem nón úp lên đầu gậy để chọc tức đối phương, gây ra thù hoằn đánh nhau to.

Nhân dân Mễ Sở, Đa hòa, Dạ Trạch còn kiêng tên một số vị thánh, thần nên nói chếch đi:

Tử (Chử Đồng Tử) nói chếch là Tải. Dung (Tiên Dung) nói chếch là Dong. Tiên (Tiên Dung) nói chếch là Tơn. Man (Lý Phục Man) nói chếch là Muôn. Lương (Trần Ngô Lương) nói chếch là Lang.

Sự kiêng khem này rất nghiêm cẩn tới mức như ở làng Thiết Trụ, trong đêm hội, người ta mang cắm bên sân khấu một chiếc biển gỗ sơn son thiếp vàng tren khắc những chữ Kính húy: Tử, Tiên, Dung, Man, Lương. Thánh cung vạn tuế chiếc biển này nhằm mục đích các nghệ nhân chèo, tuồng ở nơi xa đến đây biểu diễn, nếu trong vở kịch có những từ trùng với mấy từ trên đây thì nhớ mà nói, hát chệch đi [2, Tr. 66].

Một số thành phần đã lợi dụng sự kiêng ken này để đùa cợt, chêu đùa, có những hành động xúc phạm gây nên vụ ẩu đả.

Nơi Lễ hội vẫn còn xảy ra hiện tượng, con trai ở các huyện khác đến dự lễ hội, con trai tại nơi tổ chức lễ hội tìm cách gây gổ đánh nhau, chửi tục điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới tinh thần đoàn kết thuần phong mỹ tục và nhất là sự uy nghiêm, linh nghiệm của ngôi chùa, ngôi đền nơi diễn ra lễ hội.

SV: Nguyễn Thị Lan 67 Lớp: K36 GDCD - GDQP

Ở Lễ hội còn diễn ra các trò chơi truyền thống như chọi gà, cờ tướng, đấu vật…nhiều đối tượng đã lợi dụng trò chơi này để đặt cược,các cược rất nhiều tiền, lôi kéo du khách vào chơi,nếu họ không chơi lại nảy sinh ra mâu thuấn cãi cọ, đánh nhau gây ảnh hưởng xấu đến Lễ hội, những đội thắng thì niềm nở còn những đội thua thì cáu gắt, chửi tục gây thiếu văn hóa trong nơi thờ tự. Đặc biệt là chọi gà có những đối tượng lợi dụng trò chơi này mà tổ chức đánh bạc với số tiền lớn thông qua hình thức các cược người dân bị rủ rê lôi kéo vào cuộc chơi, làm ảnh hưởng tới tiền của của người dân,trong khi diễn ra chọi gà người dân hô hào, nói tục, chửi tục làm ảnh hưởng đến văn hóa của Lễ hội.

Trong những kì thi tuyển sinh Cao đẳng, Đại học mấy năm gần đây,không ít gia đình đã quan tâm tới học hành thi cử của con cái mình một cách lệch lạc, nhiều gia đình chung tiền thuê xe, sắm lễ đưa con cái đến lễ hội để xin Thánh Chử ban phước, phù hộ cho đỗ đạt và thành đạt như Đức Thánh, chính vì vậy, nhiều đối tượng đã lợi dụng điều đó để sắm lễ, mua hộ đồ lễ, còn có hiện tượng cúng thuê để lấy tiền, còn có đối tượng, lợi dụng lòng tin của họ xúi họ đến nhà thầy xem bói, cúng bái để con được đỗ đạt nhưng thực tế thì trượt vẫn hoàn trượt, tiền mất tật mang, những người đã lợi dụng Lễ hội để hành nghề xem tướng số, quá tin vào lời phán của thầy bói mà một số người dân trong huyện đi theo làm lễ, cầu cúng tốn kếm rất nhiều tiền, còn một số học sinh thì tin vào lời phán truyền của thầy bói mà tưởng rằng mình sẽ học tốt và mình chắc sẽ đỗ đại học, lên không ít học sinh trong huyện lơ là việc học, thiếu quyết tâm phấn đấu trong học tập, một số lời phán không đúng, nhảm nhí làm cho người dân hoang mang, lo sợ, mất niềm tin vào cuộc sống, cũng bởi tin vào số mệnh đã tạo lên tâm lý thụ động, trông chờ ỷ lại vào số phận, sự phù hộ của thần Thánh vì vậy trong Lễ hội hiện tượng này cần bài

SV: Nguyễn Thị Lan 68 Lớp: K36 GDCD - GDQP

trừ hiện tượng mê tín dị đoan, xem bói, xem tướng này để Lễ hội được diễn ra lành mạnh và văn minh

Trong dịp Lễ hội nhiều gia đình làm cơm mời anh em họ hàng gần xa tới dự có gia đình ăn qua to gây lãng phí tiền của hơn thế nữa khi uống rựu vào thì nói to, nói thục gây mất đoàn kết trong gia đình. Lễ hội cũng là dịp mà các thanh niên trẻ trong Làng mời bạn bè của mình về dự hội và ăn cơm, ăn xong họ lại rủ nhau chơi cờ bạc, thậm chí còn có đám đánh nhau to gây mất trật tự xóm làng. Khi đi Lễ hội vì số người đông, một số người vô tình giẫm vào chân nhau cũng gây mâu thuẫn cãi cọ, một số trường hợp thì vì có hiềm khích từ trước khi đi hội gặp nhau trả thù gây đánh nhau to,thậm chí họ còn đập hết bát đũa, chai, cốc chén, có người lấy ghế để đánh nhau gây tổn thất cho người bán hàng, có người phải đi nhập viện gây tổn thất cho gia đình người bị nạn và gia đình mình và làm mất vẻ linh thiêng của nơi diễn ra lễ hội, đây là một hiện tượng xấu cần phải đẩy lùi

Những điều trên đã ảnh hướng đến lễ hội ,quan trọng hơn là nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân trong huyện chúng ta cần đẩy lùi bằng những giải pháp thật triệt để và đúng đắn

Nguyên nhân của những hiện tượng tiêu cực trên là chủ yếu do ý thức của người dân chưa cao, vẫn mang lối tư duy tiểu nông, ham cái lợi nhỏ trước mắt, bất chấp mọi thủ đoạn để kiếm lời

Một nguyên nhân nữa là do sự quản lý chưa hợp lý của chính quyền địa phương chưa hợp lòng dân, chưa tạo sự đồng thuận nhất trí của người dân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.Phƣơng hƣớng và giải pháp

2.3.1 Phương hướng

Việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tâm linh của lễ hội Chử Đồng Tử- Tiên Dung huyện Khoái Châu hiện nay cần đặt trong cái nhìn chung của địa phương. Địa phương cần chủ động và phối hợp với các cơ quan Trưng ương

SV: Nguyễn Thị Lan 69 Lớp: K36 GDCD - GDQP

và địa phương tổ chức nghiên cứu các giá trị tốt đẹp của lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung gắn với các kế hoạch, quy hoạch phát triển của địa phương trong bối cảnh tình hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay. Cần coi trọng và không làm mất đi không gian lễ hội vfa gương mặt văn hóa làng Việt đồng bằng Bắc Bộ trong xu thế công nghiệp, hiện đại hóa. Vì vậy việc tổ chức lễ hội Chử Đồng Tử cần đạt được những mục tiêu cơ bản sau:

- Giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc về lịch sử văn hóa trong sự nghiệp giữ nước và dựng nước

- Tưởng nhớ công đức các dnah nhân lịch sử, văn hóa, những người có công với dân với nước

- Tìm hiểu, thưởng ngoạn các giá trị văn hóa thông qua các di tích lịch sử, dnah lam thắng cảnh, các công trình kiến trúc nghệ thuật, giữ gìn, phát huy vốn văn hóa truyền thống và phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc

- Vui chơi giải trí lành mạnh

Sự tồn tại những hoạt động trong lễ hội cổ truyền, đặc biệt là các hoạt động thương mại hóa lễ hội, mê tín dị đoan… là hiện tượng không lành mạnh, trái với quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội của ta trong việc hoạch định, phát triển tín ngưỡng của dân tộc nói chung và lễ hội cổ truyền nói riêng. Vì vậy trong những năm gần đây, thực hiện chỉ thị số 27/CT- TW ngày 12 -1 1998 của Bộ chính trị, chỉ thị số 14- 1998/ CT-TTg ngày 28- 3-1998 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ văn hóa- Thông tin đã ra thông tư số 04 – 1998/TT – BVHTT ngày 11- 7- 1998 về việc thực hiện việc cưới,ma chay, lễ hội. Thông tư ghi rõ: “ Nghiên cấm lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan”.

Như vậy quan điểm, đường lối, thái độ của các cấp quản lý nhà nước đối với vấn đề mê tín dị đoan trong lễ hội là hết sức rỗ ràng. Song, trong thực tiễn

SV: Nguyễn Thị Lan 70 Lớp: K36 GDCD - GDQP

thực hành lễ hội, hoạt động mê tín dị đoan vẫn tồn tại đưới mọi hình thức, lúc công khai, khi bí mật, gây không ít khó khăn cho việc tổ chức thực hiện và quản lý lễ hội, thậm chí gây ô nhiễm môi trường lễ hội, tạo nên các tệ nạn xã hội. Do đó đánh giá, rà soát và từng bước nâng cao chất lượng tổ chức lễ hội Chử Đồng Tử phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- Xã hội mới ; khắc phục những hủ tục thường diễn ra ở lễ hội ( mê tín dị đoan, thương mại hóa…). Cần phát huy vai trò của các cơ quan văn hóa, thể thao và du lịch; cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ; phát huy vai trò của hệ thống chính trị và các đoàn thể trong việc nâng cao chất lượng của lễ hội đảm bảo các mục tiêu nâng cao đời sống tinh thần, tâm linh sống lành mạnh, có giá trị văn hoá đậm đà bản sắc của người Việt và vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Chú trọng đúng mức và từng bước nâng cao hiệu quả quản lý lế hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung theo đúng quy định của pháp luật. Việc tổ chức lễ hội là một vấn đề phức tạp ở nhừng quy mô khác nhau và thường đan xen với hủ tục mới phát sinh, đôi khi làm hạn chế các giá trị của lễ hội trong đời sống cộng đồng, địa phương. Do vậy, cần có nhận thức đúng và giải pháp phù hợp trong việc nâng cao chất lượng quản lý lễ hội nói chung và các vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng nói riêng.

Trong quá trình tổ chức lễ hội Chử Đồng Tử những hoạt động lệch chuẩn trong lễ hội truyền thống đã vi phạm pháp luật, chính sách của Nhà nước và phải bị ngăn cấm, loại trừ dần, nếu không, hoạt động của lễ hội sẽ ngày càng nhiễu loạn mà hậu quả là : tệ gia trưởng,bè phái, thói ăn uống rượu chè, chia chác, mâu thuẫn các nhân có dịp được nổi dậy; tính tự phát, luộm thuộm, bôi bác sẽ bao trùm phần lớn lễ hội; sự thương mại và kinh doanh trong lễ hội sẽ lấn át đi những tính chất tốt đẹp khác trong lễ hội, sự tốn kém về kinh phí, nhân lực vật lực quá lớn, sự ô nhiễm môi trường, tệ nạn ăn mày, mê tín dị đoan chứ được giả quyết triệt để làm ảnh hưởng đến lễ hội, làm xói

SV: Nguyễn Thị Lan 71 Lớp: K36 GDCD - GDQP

mòn lòng tin vào các giá trị truyền thống, làm băng hoại đạo đức, nhân cách con người, gia đình, cộng đồng và xã hội; ngăn ngừa và loại trừ những hoạt động lệch chuẩn trong lễ hội Chử Đồng Tử thông qua các phương thức đổi mới quan điểm và lễ hội, chính sách, thể chế cán bộ và cách thức thực hành lễ hội…là một nhu cầu cấp bách về mặt lý luận và thực tiễn của đời sống xã hội cũng như của hoạt động văn hóa, hoạt động của lễ hội hôm nay.

Để đổi mới một bước trong công tác quản lý nhà nước về văn hóa nghệ thuật nói chung và lễ hội truyền thống nói riêng với mục đích vừa phát huy

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng dân gian ở lễ hội chử đồng tử tiên dung và ảnh hưởng của nó đối với đời sống của người dân huyện khoái châu, tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 68 - 79)