Chiến lược sản phẩm

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu ‘VNGAS’ cho công ty Shinpetrol (Trang 47 - 49)

5. Kết cấu luận văn

3.2.1Chiến lược sản phẩm

Chiến lược sản phẩm của công ty nhằm thoả mãn hai phân khúc thị trường: Gas cho hộ gia đình với bình 12 kg (chiếm 80% doanh số bán) và Gas cho các nhà hàng, cửa hàng kinh doanh ăn uống với bình 48kg (chiếm 20% doanh số bán) chủ yếu tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là những nơi có tốc độ tăng trưởng ngành cao. Chiến lược sản phẩm của công ty tập trung vào những đặc điểm sau:

Nâng cao chất lượng sản phẩm

Để luôn tuân thủ triết lý “VNGAS an toàn tuyệt đối, chất lượng ổn định, giá cả tương xứng với chất lượng”, luận văn đề xuất Shipetrol đầu tư nhà máy chiết nạp LPG với hệ thống công nghệ và thiết bị hiện đại nhập từ các nhà sản xuất nổi tiếng như Myary, Korken, Kitz của các nước Nhật, Mỹ, Hàn Quốc. Việc đầu tư hệ thống công nghệ này sẽ đảm bảo sản phẩm VNGAS luôn đảm bảo độ an toàn cao trong sử dụng, chất lượng ổn định, đúng trọng lượng yêu cầu ghi trên bao bì (việc đóng nạp gas được lập trình cho máy tự nạp và tự nhã khi đạt trọng lượng cài đặt).

Vỏ bình bằng thép áp lực do các nhà sản xuất bình gas hàng đầu Việt Nam cung cấp được bảo hiểm đầy đủ và được thiết kế riêng theo yêu cầu của công ty có khắc số sêri, tên thương hiệu VNGAS trên vỏ bình thích hợp với hệ thống van điều áp, ống dẫn gas chất lượng tốt nhập từ châu Aâu đã được đặt hàng trước. Đây sẽ là biện pháp đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng khi sử dụng gas và chống hàng nhái, hàng giả hữu hiệu đảm bảo uy tín thương hiệu được duy trì và phát triển bền vững.

Thiết kế sản phẩm thích hợp với chiến lược định vị của thương hiệu

Sản phẩm gas bình VNGAS chọn mẫu mã bình Gas màu vàng kem với mục tiêu định vị giống với thương hiệu dẫn đầu tại thị trường phía Nam là SP Gas.

Theo điều tra người tiêu dùng có ấn tượng khá tốt với màu xám của bình gas do tạo được niềm tin về chất lượng gas và độ an toàn. Do vậy, việc lựa chọn thiết kế mẫu bình gas VNGAS với màu vàng kem (thường được dùng cho các sản phẩm công nghiệp ở các nước) sẽ tạo cảm giác về một sản phẩm gas an toàn, sạch sẽ và chất lượng trong tâm trí người tiêu dùng. Bên cạnh đó, kết hợp với việc lắp đặt hệ thống van điều áp, dây dẫn gas đi kèm chất lượng cao sẽ gây được lòng tin tuyệt đối từ người tiêu dùng.

Tại thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, mặc dù có ít đối thủ cạnh tranh hơn, nhưng đặc điểm thị trường khác biệt với khu vực phía Nam (tốc độ tăng trưởng rất cao 30%/năm, và yêu cầu của người tiêu dùng cũng rất cao). Các đối thủ lớn chủ yếu là những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh LPG nhiều năm kinh nghiệm như Gas Petrolimex, Shell Gas, Elf Gas thường định vị thương hiệu sản phẩm chất lượng cao, giá cao. Do vậy, việc thiết kế sản phẩm với những thiết bị van điều áp nhập ngoại từ châu Aâu với giá cao sẽ là lựa chọn phù hợp để thương hiệu VNGAS có thể phát triển tốt tại thị trường phía Bắc.

Luôn đảm bảo tính ổn định sản phẩm, đúng chất lượng như cam kết

Bên cạnh đó, công ty xây dựng hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh gọn nhẹ, chuyên nghiệp đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng: nắm bắt thông tin thị trường, xác định nhu cầu, vận tải và giao hàng đúng hẹn, chuẩn bị nguồn vỏ bình, gas rời, thiết bị đúng tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng như cam kết.

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sản phẩm gas bình VNGAS, luận văn đề xuất lập dự án cho số vòng quay vỏ bình gas 12 kg (dân dụng) là 8 lần/năm, số vòng quay cho vỏ bình gas 48kg (thương mại) là 12 vòng/năm. Đây là quy trình

đảm bảo bình gas luôn được kiểm tra, sửa chữa định kỳ đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Theo cách tính này xác định số vỏ bình dùng trong khách hàng chiếm 20%. Số còn lại là bình dự trữ chờ đóng hàng tại nhà máy, số bình trên đường vận tải, số bình đưa vào kiểm định, sửa chữa. Công ty cần hoạch định chi phí bảo quản, sơn sữa kiểm định bình gas bao gồm chi phí thay van bình, thay roăn, sửa chữa van bình khi có hư hỏng. Chi phí kiểm định sau 5 năm lưu hành và chi phí sơn mới bình sau 2 năm và sơn dặm bình sau 1 năm (Phụ lục VIII phần Xác định hiệu quả dự án đầu tư nhà máy chiết suất LPG để biết số lượng vỏ, vòng quay vỏ hàng năm).

Để luôn ổn định nguồn hàng, luận văn đề xuất công ty xây dựng các kho chứa gas rời cho trạm chiết. Với các kho chứa này, công ty có thể chủ động trong sản xuất khi giá cả thị trường lên xuống hoặc khi lượng Gas rời khan hiếm.

Dung tích kho và số bể chứa cần thiết cho một trạm chiết là: 60 tấn phù hợp với kế hoạch hàng dự phòng gas rời vận chuyển trong 2 ngày. Công ty xây dựng 2 kho chứa đặt tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội với nhiệm vụ như sau: Hàng gas rời ở miền Bắc được nhận từ Hải Phòng hoặc Quảng Ninh; hàng gas rời ở miền Nam được nhận từ Long An, Đồng Nai hoặc TP. Hồ Chí Minh hoặc từ nhà máy tại Dinh Cố – Vũng Tàu chở bằng ô tô về nhập vào kho của trạm chiết để phục vụ đóng bình tại nhà máy chiết nạp.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu ‘VNGAS’ cho công ty Shinpetrol (Trang 47 - 49)