Khả năng sản xuất LPG của Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu ‘VNGAS’ cho công ty Shinpetrol (Trang 27 - 28)

5. Kết cấu luận văn

2.2.2.2Khả năng sản xuất LPG của Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng về dầu khí. Hiện nay công tác thăm dò, khảo sát đánh giá còn tiếp tục để xác định trữ lượng và kế hoạch khai thác. Cho đến nay khu mỏ Bạch Hổ vẫn là khu vực có trữ lượng khai thác lớn nhất Việt Nam chiếm trên 95% tổng sản lượng khai thác của ngành dầu khí và cũng từ các mỏ này thì khả năng thu hồi khí đồng hành trong quá trình khai thác để chế biến

khí hoá lỏng là rất lớn để đáp ứng được phần lớn nhu cầu LPG trong những năm qua. Hiện nay 2004 do nhu cầu tăng nên nhà máy này chỉ đáp ứng được vào khoảng 40% thị trường của Việt Nam.

Cùng với sự gia tăng với sản lượng dầu khai thác, một khối lượng khí đồng hành cũng tăng đáng kể. Năm 1990 lượng khí đồng hành là 500 triệu m3, năm 1994 lên đến 1200 triệu m3, tuy nhiên lượng khí trên bị đốt bỏ do lượng khí này chưa có nhà máy chế biến LPG, chỉ tới tháng 5/1995 lượng khí đồng hành trên đã được dẫn vào bờ với khối lượng ước tính khoảng 200 triệu m3 để tiêu thụ tại nhà máy điện Phú Mỹ. Đến ngày 11 tháng 07 năm 1999 nhà máy xử lý khí Dinh Cố đã bắt đầu hoạt động và cung ứng sản phẩm LPG được sản xuất trong nước ra thị trường. Theo công suất thiết kế mỗi năm nhà máy sản xuất được khoảng 350.000 tấn LPG để cung ứng cho thị trường nội địa và 150.000 tấn condensate trong thời gian đến các nhà máy lọc dầu sẽ ra đời thì cũng góp phần tạo nguồn LPG cho tiêu dùng khoảng 200.000 tấn / năm/ nhà máy.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu ‘VNGAS’ cho công ty Shinpetrol (Trang 27 - 28)