Sử dụng nguồn lao động sau đào tạo cho sinh viên người dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu quyền của người dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục – thực tiễn tại tỉnh cà mau (Trang 39 - 42)

5. Kết cấu luận văn

1.3.5.Sử dụng nguồn lao động sau đào tạo cho sinh viên người dân tộc thiểu số

Không chỉ ưu tiên cho các em học sinh, sinh viên DTTS trong việc đi học, mà còn ưu tiên cho các em sau đào tạo, cụ thể như sau:

Nghị định 134/2006/NĐ-CP

Nghị định quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, có quy định về việc sau đào tạo cho sinh viên DTTS học cử tuyển: Tại khoản 2 Điều 11 của Nghị định này thì: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức tiếp nhận và phân công công tác cho người đi học cửu tuyển sau khi tốt nghiệp” Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 11 của Nghị định này cũng quy định: “Tiếp nhận, phân công công tác cho người được cử đi học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp và người học phải chờ phân công tác tối đa là 6 tháng và sau thời hạn đó có thể tự việc làm và không phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo”.

Khoản 7 Điều 10 Nghị định 05/2011/NĐ-CP

Nghị định quy định về công tác dân tộc, có một phần bố trí công tác cho các em

sinh viên DTTS, sau khi hoàn thành khóa học tại các trường đại học, cao đẳng thì: “Chính quyền địa phương, nơi có con em DTTS thi đỗ vào Đại học, Cao đẳng và sinh viên được cử đi học hệ cử tuyển, có trách nhiệm tiếp nhận và phân công tác phù hợp với ngành nghề đào tạo sau khi tốt nghiệp”. Nghị định 05/2011/NĐ-CP ra đời với những quy định cụ thể hơn nhằm nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức là người DTTS, đặc biệt là những sinh viên được cử đi học hệ cử tuyển tham gia vào các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị cao cấp và theo quy định này không chỉ sinh viên được cử đi học hệ cử tuyển mà sinh viên là con em DTTS tốt nghiệp các hệ đào tạo khác cũng được chính quyền địa phương tiếp nhận và phân công công tác phù hợp với ngành nghề đào tạo.

Từ những quy định nêu trên về sử dụng nguồn lao động sau đào tạo, đã đạt được kết quả sau:

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, thời gian qua, các tỉnh Tây Nguyên gồm Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng đã có nhiều cố gắng trong việc tiếp nhận, bố trí sinh viên là người DTTS từ nguồn cử tuyển sau khi tốt nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ DTTS, nhất là nguồn cán bộ tại chỗ. Nhiều cán bộ đã đáp ứng tốt yêu cầu công tác, trở thành cán bộ chủ chốt, giữ chức vụ lãnh đạo trong các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, các cơ quan đơn vị trên địa bàn.

Từ năm 2008 trở lại đây, các tỉnh Tây Nguyên đã tiếp nhận, bố trí công tác cho trên 740 em từ nguồn cử tuyển sau khi tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp (đạt 62,31% trong tổng số sinh viên DTTS cử tuyển đã tốt nghiệp) vào các cơ quan, đơn vị; trong đó, tỉnh Kom Tum có 195/334 em, tỉnh Gia Lai 125/168 em, tỉnh

Đắk Nông 210/340 em...39

Ngoài ra, còn có Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013-2020 (gọi tắt là Đề án 500) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1758/QĐ-TTg ngày 30/9/2013. Mục tiêu của Đề án phấn đấu đến năm 2015 tuyển chọn được 500 trí thức trẻ ưu tú, có

39

Quang Huy, Bố trí công tác cho sinh viên dân tộc thiểu số, http://.baomoi.com/Bo-tri-cong-tac-cho-sinh-vien- tot-nghiep-nguoi-dan-toc-thieu-so/108/15257728.epi, [truy cập ngày 25-11-2014].

trình độ đại học tăng cường về 500 xã thuộc vùng có điều kiện KT – XHĐBKK và đặc biệt ưu tiên người DTTS.

Và còn ưu tiên hơn nữa cho người DTTS sau khi tốt nghiệp thuộc đối tượng cử tuyển: Bộ Nội vụ và Ủy ban Dân tộc vừa ký Thông tư liên tịch về chính sách cán bộ, viên chức và công chức người DTTS, chính thức có hiệu lực từ ngày 1-11-2014. Một điểm mới nữa của Thông tư là các đối tượng cử tuyển sau khi tốt nghiệp sẽ được phân công công tác mà không phải thi vào công chức, viên chức. Quyết định này là bước tiến dài trong tổ chức thực hiện chính sách ưu tiên đối với người DTTS, động viên quan trọng và tích cực đối với sinh viên được đào tạo theo diện cử tuyển.

Với sinh viên người DTTS tốt nghiệp các hệ đào tạo khác thì việc tuyển dụng, sử dụng công chức là người DTTS được áp dụng tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản ly công chức, thì người dự tuyển là người DTTS được ưu tiên cộng 20 điểm vào tổng điểm thi tuyển hoặc xét tuyển khi tuyển dụng vào cơ quan của Đảng và Nhà nước.

Kết luận Chƣơng 1

Nhìn chung, chương 1 đã nêu ra một cái nhìn khá tổng quát về tính chất quyền của người DTTS và quyền của người DTTS trong lĩnh vực giáo dục thông qua những khái niệm liên quan đến người DTTS, người bản địa, các DTTS ở Việt Nam và những quy định cụ thể của pháp luật hiện hành về quyền của người DTTS trong hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Và nhất là trong lĩnh vực giáo dục, Nhà nước cũng đã ban hành ra nhiều chính sách pháp luật như đầu tư về cơ sở vật chất trong giáo dục về xây trường, trong việc tiếp cận cơ hội học tập cho các em sinh viên DTTS, thông qua từng cấp học khác nhau. Ngoài ra, còn dạy tiếng nói, chữ viết DTTS cho các em học sinh và sinh viên trong chương trình chíh khóa, có nhiều chế độ đãi ngộ cho đội ngũ giáo viên và đội ngũ cán bộ người DTTS để việc giảng dạy được tốt hơn, còn hỗ trợ chi phí học tập cho các em học sinh, sinh viên DTTS trong quá trình học tập tại các trường và ưu tiên hơn nữa, sau khi các em tốt nghiệp thuộc diện cử tuyển, được bố trí công việc ổn định. Từ đó cho thấy rằng, Đảng và Nhà nước ta rất quân tâm và chú trọng trong việc ưu tiên các em sinh viên DTTS, nhất là trong lĩnh vực giáo dục. Và để làm rõ hơn nữa quyền của người DTTS trong lĩnh vực giáo dục, thì người viết tập trung phân tích thực tiễn tại tỉnh Cà Mau, nhằm giúp cho con em đồng bào DTTS hiểu rõ hơn về quyền mà mình có và được hưởng.

CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN ĐẢM BẢO QUYỀN CỦA NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC TẠI TỈNH CÀ MAU

Một phần của tài liệu quyền của người dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục – thực tiễn tại tỉnh cà mau (Trang 39 - 42)