0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Hƣớng đề xuất quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục tạ

Một phần của tài liệu QUYỀN CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC – THỰC TIỄN TẠI TỈNH CÀ MAU (Trang 59 -73 )

5. Kết cấu luận văn

2.4. Hƣớng đề xuất quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục tạ

tỉnh Cà Mau

2.4.1. Tiếp cận cơ hội học tập

Từ những hạn chế vừa nêu ở trên, thì người viết có một số đề xuất về vấn đề cử

Thứ nhất là, Tăng số lượng cử tuyển cho sinh viên dân tộc thiểu số

Người viết đề xuất, tăng số lượng cử tuyển nhiều hơn nữa để con em đồng bào DTTS có đủ điều kiện được học tập tốt hơn mà không phải bận tâm về học phí và được hưởng ưu tiên trong quá trình học tập của mình mà không có đủ khả năng theo học các chế độ như những sinh viên khác.

Thứ hai là, Công khai thông tin chỉ tiêu cử tuyển được rộng rãi hơn

Tỉnh cần công khai thông tin chỉ tiêu cử tuyển rộng rãi hơn nữa như: trên phương tiên thông tin đại chúng, radio, vô tuyến truyền hình hoặc đài phát thanh, trên báo, tạp chí,…để mọi người cùng biết, nhất là để con em đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa được biết về chế độ chính sách mà các em được hưởng, nhằm giúp các em có hiểu biết thêm về chế độ ưu tiên của người DTTS được học theo chế độ cử tuyển và biết thêm thông tin cử tuyển là như thế nào và quy định ra sao dành cho người DTTS.

Bên cạnh đó, người viết đề xuất cần hạn chế đến mức thấp nhất việc công bố hồ sơ và số lượng ra ngoài còn ít và chỉ tiêu cử tuyển đúng với số lượng như đã công bố và phải công khai không chỉ trong cơ quan nhà nước mà còn phải công khai cho mọi người đều biết để thực hiện những gì mà học sinh người DTTS được ưu tiên. Ngoài ra, tỉnh cần có trách nhiệm kiểm tra các hồ sơ cử tuyển để bảo đảm đúng đối tượng cử tuyển và quyền lợi các đối tượng được hưởng, kiên quyết trả lại địa phương những trường hợp không đúng đối tượng, để tạo được công bằng giữa các sinh vien với nhau.

Thứ ba là, Cân đối giữa các ngành nghề với nhau

Tỉnh cần có kế hoạch cụ thể và chính sách triệt để hơn nữa để cân đối giữa các ngành nghề với nhau và nhất là đối với nguyện vọng của sinh viên có phù hợp với ngành được cử đi học không để giúp các em đăng ký đúng với ngành mình được đào tạo đi học. Bên canh đó, các em học sinh cần phải đăng ký vào những ngành mà tỉnh đã phân bố ra để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Vì vậy, các em cần đăng ký đúng với nguyện vọng của mình để các bạn sinh viên khác có điều kiện đăng ký đúng với ngành mình theo học và phù hợp với năng lực của các em học sinh để theo học được tốt hơn.

Thứ tư là, Công bằng giữa sinh viên dân tộc thiểu số với nhau

Những sinh viên DTTS đang theo học đại học, cao đẳng mà không thuộc diện cử tuyển thì cần có sự quan tâm từ quy định của pháp luật và chính sách đối với họ vì

họ cũng là DTTS, cũng có sự khó khăn về điều kiện học tập. Sau khi xem xét vấn đề này trong quá trình nghiên cứu thì người viết cho rằng cần có quy định về sinh viên là DTTS gặp khó khăn về điều kiện cũng được hưởng như chế độ cử tuyển mà được quy định tại nghị định 134 như: Bổ sung chính sách trợ cấp xã hội và trích một phần học bổng cho các em sinh viên DTTS nghèo có tinh thần vượt khó trong học tập, thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện KT-XH khó khăn và đặc biệt khó khăn thi đỗ thẳng vào các trường đại học, cao đẳng và sau đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Và quy định sinh viên DTTS không thuộc đối tượng cử tuyển này cũng có cơ hội việc làm, hỗ trợ về học tập cho các em... Qua đó, cũng làm tăng thêm niềm tin, động viên, khuyến kích từ quy định của phát luật và chính sách của Đảng và nhà nước ta.

Thứ năm là, Đầu tư cho tiếng nói và viết chữ cho các em dân tộc thiểu số

Trong việc dạy cho các em biết nói tiếng dân tộc của mình, thì người viết đề xuất, người biết tiếng dân tộc cần quan tâm đến tiếng nói của dân tộc mà dạy cho các em trong thời gian có thể và các em cần quan tâm hơn nữa đến tiếng dân tộc của mình mà tích cực học hỏi thêm ở các bạn khác và từ những người lớn biết tiếng dân tộc.

Bên cạnh đó, tỉnh cần xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện chính sách dạy chữ Khmer, Hoa cho con em đồng bào DTTS, hỗ trợ sách giáo khoa và tập học sinh cho các em tham gia học chữ Khmer, chữ Hoa vào các dịp hè và nhất là hỗ trợ một phần kinh phí cho các em trong qua trình học tâp, nhằm động viên và khyến khích các em được đến lớp học được tốt hơn và nhất là phải có chương trình dạy chữ viết trong chương trình chính khóa, không chỉ dạy các em biết chữ mà còn phải giải thích từ ngữ cho các em và thực hành sau khi giảng day, để việc học của các em được tốt hơn và nhất là việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của các em nên bắt buộc ở bậc tiểu học, sẽ giúp các em có nền tảng khi lên lớp được tiếp thu nhanh hơn.

Không chỉ trong nhà trường, mà gia đình còn là nguồn động viên giúp cho các em được học tiếng dân tộc của mình được tốt hơn. Vì vậy, gia đình cần dành một khoảng thời gian để dạy cho các em biết được tiếng dân tộc của mình và một phần nào có thể giúp các em giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

2.4.2. Nguồn nhân lực cho hoạt động giáo dục

Đối với đội ngũ giáo viên

Cần có chính sách nhiều hơn nữa, nhất là hỗ trợ về tài chính và cần nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm và hỗ trợ cho giáo viên trong qua trình giảng dạy, tổ chức mở lớp tập huấn và bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ sư phạm hơn nữa. Đồng thời, có chế độ chi trả cho giáo viên theo hệ số tiết dạy trên lớp, hỗ trợ sách giáo khoa giảng dạy cho giáo viên và đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị để phục vụ việc giảng dạy của giáo viên. Từ đó, nhằm tăng đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc trong các trường nội trú và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Bên cạnh đó, tỉnh cần có chính sách phân bố hợp lý giữa các giáo viên với nhau, để giảm hoặc không còn tình trạng thừa thiếu giáo viên mầm non như hiện nay, chỗ nào thiếu thì tỉnh cần tuyển thêm giáo viên vào vị trí thiếu, nhất là cần phân bố cho hợp lý và có chế độ phụ cấp thêm, nhằm thu hút nguồn nhân lực giảng dạy.

Đối với đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số

Cần có chính sách nhiều hơn nữa cho đội ngũ cán bộ người DTTS, thực hiện tốt chính sách khuyến khích, hỗ trợ đào tạo để động viên họ an tâm làm việc lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng và nhất là cần bố trí việc làm cho các em thuộc diện cử tuyển sau khi tốt nghiệp, để phần nào làm tăng đội ngũ cán bộ người DTTS ở các cấp, vì các em sinh viên DTTS là nguồn nhân lực trong tương lai sẽ trở thành những cán bộ chủ chốt trong cơ quan của Nhà nước.

Trong nghị định 05/2011 quy định đối với đội ngũ cán bộ người DTTS thì: “Cán bộ người DTTS có năng lực và đủ tiêu chuẩn phù hợp quy định của pháp luật, được bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ chủ chốt, cán bộ quản lý các cấp. Ở các địa phương vùng DTTS, nhất thiết phải có cán bộ chủ chốt người DTTS” quy định là vậy, nhưng người DTTS là cán bộ quản lý các cấp, một số bộ phận lại không có người DTTS hoặc có rất ít, quan trọng hơn là ở phòng dân tộc huyện. Do đó, người viết đề xuất trong phòng dân tộc các quận huyện phải có cán bộ là DTTS, dù không đứng đầu trong ban dân tộc cũng nắm một phần nhỏ trong đó. Vì cán bộ người DTTS được phân công công tác tại phòng dân tộc quận huyện họ nắm được tâm tư nguyện vọng, và họ tiếp cận với người cùng dân tộc dễ làm việc trong quá trình triển khai vấn đề nào đó.

2.4.3. Nguồn tài chính hỗ trợ chi phí học tập cho người dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục trong lĩnh vực giáo dục

Đối với học sinh trường dân tộc nội trú

Tỉnh cần có chính sách nhiều hơn nữa đối với các em người DTTS học tại trường PTDTNT, đối với trợ cấp hàng tháng cho các em là 520 ngàn đồng/tháng/học sinh thì tỉnh cần xem xét lại và hỗ trợ thêm cho các em, nhất là các em ở nội trú đủ trang trãi chi phí cho mình và có học bổng cho các em có hoàn cảnh khó khăn nhằm động viên và khuyến khích các em được học tốt hơn trong việc học. Bên cạnh đó, trợ cấp cho các em khó khăn với số tiền 360 ngàn đồng/khóa học thì tỉnh cần tăng hỗ trợ lên mỗi khóa học cho các em là 100.000đồng, nhằm làm động lực hỗ trợ về mặt tinh thần cho các em được học tập tốt hơn.

Thông tƣ liên tịch số 65/2011/TTLT-BGDĐT-BTC-BKHĐT

Thông tưhướng dẫn thực hiện Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12

năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú bằng 40% như vậy là quá thấp. Vì vậy, người viết đề xuất cần xem xét lại và hỗ trợ thêm là tăng lên 80% mức lương tối thiểu chung, để hỗ trợ các em được học tập tốt hơn.

Đối vớisinh viên dân tộc thiểu số

Đối với sinh viên DTTS không thuộc diện cử tuyển hàng năm nhận được trợ cấp 2.000.000/người/năm thì tỉnh cần có chế độ cho họ thông qua hàng năm, nhất là các em khó khăn và tỉnh cần xem xét trích một phần kinh phí cho các em sinh viên DTTS khó khăn mà vươn lên vượt khó trong học tập được nhận một phần học bổng tại tỉnh, nhằm động viên và khuyến khích, giúp các em có động lực để học tập tốt hơn.

Người viết đề xuất, cần xem xét nâng mức hỗ trợ cho học sinh nội trú theo Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29 tháng 5 năm 2009 từ 80% mức lương tối thiểu lên 90% để các em học sinh nội trú được học an tâm học hơn. Đối với học sinh học tại các trường PTDTNT và trường dự bị đại học dân tộc với số tiền 840 ngàn đồng/tháng; bình quân là 28.000 đồng/học sinh/ngày và 9.300 đồng/bữa ăn/học sinh. Với mức trợ cấp như vậy, thì không đủ với các em đang ở độ tuổi phát triển và không đảm bảo sức khỏe cho việc học của các em. Vì vậy, người viết đề xuất, cần xem xét lại và tăng mức hỗ trợ lên, ít nhất cũng ở mức 940 ngàn đồng,

cũng phần nào giúp các em các trường PTDTNT và trường dự bị đại học dân tộc được đảm bảo sức khỏe trong chế độ ăn uống của mình, nhằm giúp việc học được tốt hơn.

2.4.4. Sử dụng nguồn lao động sau đào tạo cho sinh viên người dân tộc thiểu số thiểu số

Theo người viết đề xuất thì, con em đồng bào DTTS theo học chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp đều được tỉnh tiếp nhận và bố trí công việc ổn định. Vì có những em sinh viên theo học chế độ này có hoàn cảnh kinh tế khó khăn mà không có khả năng xin được việc làm, vì việc làm hiện nay xin rất khó, phải có sự quen biết rộng và phải có nhiều tiền và chính sách cử tuyển sẽ giúp các em an tâm hơn, sau khi tốt nghiệp sẽ có việc làm ổn định và có nhiều chế độ ưu tiên trong quá trình học tập, nhất là đối với các em nghèo có hoàn cảnh khó khăn và vượt khó trong học tập, nên các em DTTS mới theo học chế độ cử tuyển để sau khi ra trường có việc làm ổn định và có thể phụ giúp gia đình một phần nào trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, tỉnh cần có kế hoạch cụ thể và triệt để, để đầu vào các trường của các em sinh viên người DTTS được chặt chẽ tới bố trí công việc cũng được chặt chẽ như đầu vào các em được đi học và nhất là các em sau khi tốt nghiệp theo chế độ cử tuyển đều được bố trí việc làm mà không phải thất nghiệp và dư số lượng như hiện nay. Bố trí cho các em DTTS đi học cử tuyển đều có việc làm đồng đều hết sau khi các em tốt nghiệp, rồi mới cử tuyển các em sinh viên DTTS khác đi học tiếp trong những năm tiếp theo. Như vậy, sẽ giảm tình trạng các em không có việc làm và giảm số lượng dư sinh viên DTTS thuộc diện cử tuyển sau khi tốt nghiệp như hiện nay và không còn tình trạng đầu vào cho các em sinh viên vào các trường thì chặt chẽ còn đầu ra chưa được đồng đều giữa các sinh viên với nhau.

Kết luận chƣơng 2

Tóm lại, Trong chương 2, người viết tập trung phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền của người DTTS trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Cà Mau, cụ thể là các dân tộc tiêu biểu như Khmer, Hoa,...Trong quá trình nghiên cứu, người viết cũng đã chỉ ra được những hạn chế trong vấn đề giáo dục của người DTTS như về chế độ cử tuyển đang bộc lộ nhiều bất cập về số lượng, đối tượng, giữa các sinh viên DTTS với nhau lại có sự phân biệt rõ ràng, tài chính còn hạn hẹp chưa đáp úng hết cho các em học sinh, sinh viên đang theo hoc, và nhất là số lượng sinh viên thuộc diện cử tuyển sau khi tốt nghiệp chưa được phân công công tác còn rất nhiều, và quan trọng hơn nữa

là nguồn nhân lực giáo viên còn thiếu ở bậc mầm non và đội ngũ cán bộ người DTTS chưa có hoặc rất ít ở cấp huyện... Để khắc phục những hạn chế vừa nêu, người viết đề xuất ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa quyền của người DTTS trong lĩnh vực giáo dục như cần có tăng số lượng cử tuyển cho các em sinh viên DTTS và cần có chính sách cụ thể và kế hoạch triệt để, để bố trí công việc cho các em cũng được chặt chẽ khi các em được cử đi học tại các trường...và cần có nhiều chính sách hơn nữa để trợ cấp và nâng cao trình độ cho giáo viên và đội ngũ cán bộ người DTTS, để giúp cho việc học và giảng dạy của các em học sinh, sinh viên và giáo viên DTTS ngày càng tốt hơn nữa.

KẾT LUẬN

Một trong những lĩnh vực quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội là lĩnh vực giáo dục. Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục là tạo tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp với quy luật khách quan. Muốn con người phát triển đầu tiên phải phát triển giáo dục, một đất nước muốn phát triển mạnh thì giáo dục phải vững chắc giáo dục rất cần thiết đối với mỗi con người, mỗi dân tộc và toàn thế giới, là cơ sở tạo ra những con người có tài năng, có trí tuệ. Giáo dục giúp truyền đạt

Một phần của tài liệu QUYỀN CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC – THỰC TIỄN TẠI TỈNH CÀ MAU (Trang 59 -73 )

×