5. Kết cấu luận văn
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong lĩnh vực
lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Cà Mau
2.2.1. Trong việc sử dụng, giữ gìn tiếng nói chữ viết của dân tộc mình ở lĩnh vực giáo dục
Giáo dục là một trong những lĩnh vực quan trọng trong việc phát triển và giữ gìn ngôn ngữ. Giáo dục nhà trường là điều kiện để tiếng nói, chữ viết được tồn tại và góp phần hoàn thiện hơn nữa. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường con em của đồng bào các DTTS đang theo học tại trường đều được giáo viên dạy đọc và viết về ngôn ngữ của dân tộc mình và ngày càng tạo ra nhiều văn bản mới hơn nữa, chính vì vậy, ngôn ngữ của các DTTS mới được bảo tồn và phát huy tới ngày hôm nay và mãi về sau nữa cũng vẫn được bảo tồn. Do đó, trong một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam hiện nay thì giáo dục song ngữ càng có vai trò quan trọng và được ưu tiên hơn nữa trong lĩnh vực giáo dục – song ngữ. Việc dạy song ngữ được giảng day ở trường PTDTNT tỉnh và được học cùng lúc chương trình học tập chính khóa và cả học tiếng dân tộc của mình và được dạy 2 buổi/tuần.
Chữ viết và tiếng nói của các dân tộc được giảng dạy qua quá trình giáo dục song ngữ và qua các lớp học khác tại trường được mở ra hằng năm rất nhiều. Theo Báo cáo số 140/BC-BDT của UBND tỉnh Cà Mau sơ kết 4 năm triển khai thực hiện công tác dạy ngôn ngữ, chữ viết cho con em đồng bào DTTS Khmer, Hoa trên địa bàn tỉnh Cà Mau (giai đoạn năm 2011 – 2014) và cụ thể như sau:
43
Báo cáo số 140/BC-BDT Sơ kết 4 năm thực hiện công tác dạy ngôn ngữ, chữ viết cho con em đồng bào dân tộc thiểu số Khmer, Hoa trên địa bàn tỉnh Cà Mau (giai đoạn năm 20111 – 2014).
Qua 4 năm triển khai thực hiện chính sách dạy và học ngôn ngữ, chữ viết cho con em đồng bào dân tộc Khmer trong dịp hè. Kết quả đã tổ chức được 105 lớp với 2.770 em tham gia; trong đó có 216 em dân tộc Kinh, 08 em dân tộc Hoa. Ban Dân tộc đã tham mưu UBND tỉnh chi hỗ trợ với tổng số tiền 536,249 triệu đồng.
Tình hình dạy và học chữ Hoa từ năm 2011 -2014: Trung tâm tiếng Hoa Dục Tài phường 2, thành phố Cà Mau được thành lập ngày 13/02/2009, mỗi năm học Trung tâm tiếng Hoa Dục Tài tổ chức 4 khóa học, thời gian mỗi khóa là 10 tuần lễ, mỗi khóa có từ 6 đến 8 lớp học, mỗi lớp từ 10 đến 20 lớp học sinh. Qua 4 năm thực hiện đã có khoảng 1.680 em tham gia học chữ Hoa. Do tính chất dạy bổ túc, nên việc động viên tự giác học chữ Hoa là chính, không có quy định kỷ luật nào để ràng buộc; có những lớp đầu khóa thì số lượng học sinh khá nhiều, nhưng đến cuối khóa thì học sinh còn lại rất ít. Tuy nhiên, giáo viên vẫn đến lớp giảng dạy đều đặn, không có tình trạng bỏ giờ. Từ đó cho thấy rằng, việc bồi dưỡng chữ Khmer cho con em Phật tử góp phần rất lớn trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa chữ viết dân tộc; đồng thời, giúp cho con em đồng bào DTTS có được môi trường học tập lành mạnh nhằm trau dồi thêm vốn kiến thức và giữ được tiếng nói, ngôn ngữ của dân tộc mình.
2.2.2. Tiếp cận cơ hội học tập
2.2.2.1. Giáo dục tiểu học và trung học
Quyết định số 239/QĐ-TTg
Quyết định quy định về phê duyệt đề án phổ cấp giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 – 2015. Mục tiêu cụ thể của quyết định này là: Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục đối với các lớp mầm non 5 tuổi, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, phấn đấu đến năm 2015 có 100% trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non được học Chương trình giáo dục mầm non mới, chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp 1. Tiêu chuẩn phổ cập là: Đối với xã, phường, thị trấn: Huy động 95% trở lên số trẻ em năm tuổi ra lớp, trong đó có ít nhất 85% số trẻ em trong độ tuổi được học 2 buổi/ngày. Và đã được kết quả sau:
Qua 4 năm triển khai thực hiện, đến nay thành phố Cà Mau đã được UBND
tỉnh Cà Mau công nhận đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, trước thời gian 1 năm. Hiện nay, thành phố Cà Mau có 33 điểm trường mẫu giáo, mầm non, với tổng số 199 lớp. Trong đó, riêng số học sinh 5 tuổi có 77 lớp, với trên 2.600
trẻ. Đến nay thành phố Cà Mau đã đạt được các tiêu chí quốc gia quy định, như: số trẻ 5 tuổi đến trường đạt 98,4%, trẻ 5 tuổi học 2 buổi/ngày đạt 100%. Trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt 100%. Từ đó, đã đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho trẻ em hoàn tất chương trình mẫu giáo để bước vào lớp 1, tạo nên nền tảng cơ bản cho việc học tập lâu dài.44
Đối với đồng bào Hoa, ngành giáo dục quan tâm tạo điều kiện cho một số trường mở các lớp dạy tiếng Hoa cho những học sinh có nhu cầu học, chủ yếu là bậc tiểu học ở khu vực thành phố Cà Mau. Đến nay có 10 lớp với hơn 200 em theo học, từ lớp 01 đến lớp 05 theo chương trình song Hoa ngữ, phổ thông. Đặc biệt Hội tương tế người Hoa rất quan tâm đến việc học tập của con em mình. Từ đó, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt 100%.45
Công văn số 1768/SGDĐT-GDTrH
Công văn của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau nói về việc hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm 2013-2014: Trong việc nâng cao chất lượng, hiệu
quả hoạt động giáo dục cho học sinh THPT thông qua việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, thì để cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động giáo dục đối với trường PTDTNT tiếp tục dạy học 2 buổi/ngày, ngoài các nội dung dạy học đã nêu trên cần tập trung vào việc tăng cường dạy tiếng dân tộc, kỹ năng sống cho các em.
2.2.2.2. Giáo dục phổ thông
Thực hiện theo Quyết định 49/2008/QĐ-BGDĐT
Quyết định này ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT: Mục tiêu của quyết định này là hàng năm đều tuyển sinh các em DTTS vào các trường PTDTNT theo quy định mà trường đề ra. Và đạt được kết quả sau:
Hằng năm trường PTDTNT tỉnh tuyển sinh vào lớp 10 luôn đạt chỉ tiêu 100%; trong đó 90% học sinh là con em dân tộc trong tỉnh theo học, có khoảng 90% học sinh
44Giáo dục mầm non đạt chuẩn phổ cập, http://ctvcamau.vn/tin-tuc/tin-trong-tinh/giao-duc-dao-tao/thanh-pho-ca- mau-dat-chuan-pho-cap-giao-duc-mam-non-cho-tre-5-tuoi, [truy cập ngày 19-10-2014].
45
Dự thảo báo cáo Tổng kết công tác dân tộc và kết quả thực hiện phong trào thi đua yêu nước qua các thời kỳ cách mạng trên địa bàn tỉnh Cà Mau; định hướng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đến năm 2020.
lên lớp, trong đó 20% đạt khá, giỏi; tỷ lệ tốt nghiệp trung bình 9 năm qua đạt khoảng 70.46
Năm học 2010-2011, trường PTDTNT tỉnh có 340 học sinh theo học tại 11 lớp. Trong đó, có 4 lớp 10, 4 lớp 11 và 3 lớp 12. Kết quả có 96% học sinh đạt hạnh kiểm khá tốt, không có học sinh hạnh kiểm yếu, không có học sinh vi phạm pháp luật, không có trường hợp bạo lực học đường; 96% học sinh lên lớp, trong đó có 24% học sinh khá, giỏi; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT 98,6%, cao hơn tỷ lệ bình quân tốt nghiệp THPT của tỉnh47
. Năm học 2012 – 2013, hơn 90% học sinh trường được xếp loại hạnh kiểm
khá tốt, học sinh đạt học lực khá giỏi hơn 20% và hơn 50% đạt học lực trung bình.48
2.2.2.3. Giáo dục đại học và sau đại học
Tại tỉnh Cà Mau, thì sinh viên DTTS cũng được ưu tiên hưởng chế độ cử tuyển theo quy định của pháp luật và được cụ thể như sau:
Thực hiệntheo Nghị định 134/2006/NĐ-CP
Nghị định quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Hàng năm, tỉnh Cà Mau đều thực hiện chế độ cử tuyển cho các em sinh viên DTTS vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và được cụ thể tại năm 2012, 2013:
Năm 2012 thực hiện tại Quyết định số 1345/QĐ-UBND ngày 25/9/2012 về việc cử học sinh đi đào tạo Đại học và Cao đẳng, Trung cấp theo chế độ cử tuyển năm 2012 tỉnh Cà Mau, thì đã cử 40 học sinh đi học theo chế độ này.
Năm 2013 thực hiện tại Quyết định số 1552/QĐ-UBNN ngày 10/10/2013 về việc cử học sinh đi đào tạo Đại học và Cao đẳng, Trung cấp theo chế độ cử tuyển năm 2013 tỉnh Cà Mau, thì đã cử 28 học sinh đi học theo chế độ này.
Việc thực hiện chính sách cử tuyển tính từ năm 2007-2012, tại Trường PTDTBT Danh Thị Tươi tổng kinh phí hỗ trợ đào tạo theo chế độ cử tuyển hằng năm 468 triệu đồng. Tổng số học sinh được tuyển 5 năm qua 70 học sinh, trong đó có 61
46 Thông Sắc, Trường phổ thông dân tộc nội trú Cà Mau: Mái ấm cho con em dân tộc , http://baoanhdatmui.vn/vcms/html/news_detail.php?nid=10728, [truy cập ngày 23-9-2014].
47 Chí Tín, Các trường phổ thông dân tộc nội trú cần nhiều trợ lực,
http://baocamau.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=17507, [truy cập ngày 11-10-2014].
48 Bích Phương, Trường phổ thông dân tộc nội trú tổng kết năm học 2012 -2013, ,http://ctvcamau.vn/tin-tuc/tin- trong-tinh/giao-duc-, dao-tao/truong-pho-thong-dan-toc-noi-tru-ca-mau-tong-ket-nam-hoc-2012-2013,[truy cập ngày 11-10-2014].
học sinh trình độ đào tạo đại học, 9 học sinh trình độ đào tạo cao đẳng. Số học sinh khi tốt nghiệp đều có việc làm.49
Hiện, Cà Mau có nhiều người là con em đồng bào dân tộc Khmer đang theo học cao học và khoảng 200 học sinh, sinh viên đang học tại các trường đại học, cao đẳng
trong và ngoài tỉnh.50. Số học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng và cử tuyển
đạt hơn 60% tổng số học sinh tốt nghiệp, số còn lại hầu hết học nghề và trung học chuyên nghiệp.51
Như vây, chính sách giáo dục cho con em đồng bào DTTS được tỉnh quan tâm và chú trọng rất nhiều, trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh và ưu tiên hơn nữa cho các em có vùng đặc biệt khó khăn và ưu tiên đối với các đối tượng là người DTTS.
Không chỉ tỉnh ưu tiên cho các em sinh viên DTTS trong vấn đề cử tuyển, mà còn ưu tiên cho các em trong việc cộng điểm về tuyển sinh và thi cử và được cụ thể tại:
Thông tƣ số 06/2014/TT-BGDĐT
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy, trong đó có những thay đổi về chính sách ưu tiên theo đối tượng mà thí sinh cần đặc biệt lưu ý. Nhóm ưu tiên 1 trong đó có, người DTTS có hộ khẩu thường trú tại các thôn đặc biệt khó khăn, thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 – 2015: Đối với quy định về phân chia khu vực tuyển sinh, Bộ GD&ĐT thuộc Khu vực 1: Các địa phương thuộc miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo, trong đó có các xã thuộc vùng có điều kiện KT-XHĐBKH theo quy định của Chính phủ: thí sinh được cộng 1,5 điểm.
Nghị định số 24/2010/NĐ-CP
Nghị định quy định thi tuyển hoặc xét tuyển khi tuyển dụng vào cơ quan của Đảng và Nhà nước, tại điểm b khoản 1 Điều 5 của Nghị định này, thì người dự tuyển là người DTTS được ưu tiên cộng 20 điểm vào tổng điểm thi tuyển hoặc xét tuyển khi tuyển dụng vào cơ quan của Đảng và Nhà nước.
49 Băng thanh - Hồng Nhung, Nâng cao chất lượng giáo dục các trường phổ thông dân tộc,
http://www.baocamau.com.vn/newsdetails.aspx?id=265&newsid=27433, [truy cập ngày 15-10-2014].
50Băng thanh - Hồng Nhung, Nâng cao chất lượng giáo dục các trường phổ thông dân tộc,
http://www.baocamau.com.vn/newsdetails.aspx?id=265&newsid=27433, [truy cập ngày 15-10-2014].
51 Thông Sắc, Trường phổ thông dân tộc nội trú Cà Mau: Mái ấm cho con em dân tộc , http://baoanhdatmui.vn/vcms/html/news_detail.php?nid=10728, [truy cập ngày 23-9-2014].
2.2.3. Cơ sở vật chất trong giáo dục
Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục là tạo tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Bên cạnh đó, phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và Bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học – công nghệ và phải phù hợp với quy luật khách quan. Trong việc đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị trong giáo dục của người DTTS thì Tỉnh Cà Mau có những quy định cụ thể của pháp luật như sau:
Quyết định số 1640/QĐ-TTg
Quyết định phê duyệt đề án Củng cố và phát triển hệ thống trường PTDTNT
ngày 21/9/2011 giai đoạn 2011-2015: Đề án được phê duyệt với kinh phí hơn 4.153 tỷ
đồng nhằm củng cố và phát triển trường PTDTNT ở cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện, nhằm đáp ứng yêu cầu tạo nguồn đào tạo cho miền núi, vùng dân tộc, vùng có điều kiện KT – XHĐBKK. Theo đề án, Nhà nước sẽ đầu tư các trường PTDTNT theo hướng đạt chuẩn quốc gia và phấn đấu đến năm 2015 có khoảng 30% trường PTDTNT đạt chuẩn quốc gia.
Quyết định 1769/QĐ-UBND
Quyết định Phê duyệt kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của tỉnh
Cà Mau giai đoạn 2011 – 2015: Quyết định này nhằm đảm bảo xây dựng trường đạt
chuẩn quốc gia trên toàn tỉnh Cà Mau đúng tiến độ, mục đích và đạt yêu cầu.
Từ những định trên về cơ sở vật chất trong giáo dục, nhất là về công tác phát triển quy mô, mạng lưới trường lớp, thì tỉnh Cà Mau đã đạt được kết quả sau:
Về công tác phát triển quy mô, mạng lưới trường lớp, toàn tỉnh đã xây dựng được 03 trường PTDTNT trên địa bàn gồm: Trường PTDTNT tỉnh (thành phố Cà Mau), Trường PTDT Danh Thị Tươi (xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời), Trường PTDT Hữu Nhem (xã Tân Lộc, huyện Thới Bình) giảng dạy cho 846 học sinh dân tộc trong tỉnh và 26 điểm trường dạy tiếng Khmer, 1 trung tâm tiếng Hoa Dục Tài,
giúp trên 1.500 con em đồng bào DTTS có nơi học hành tốt.52
52
Hữu Tùm, Cà Mau: Nhiều chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số,
Trường PTDTNT tỉnh là loại hình trường chuyên biệt, sau 9 năm thành lập, Trường PTDTNT tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, phát triển về số lượng, chất lượng GD&ĐT, cơ sở vật chất. Trường PTDTNT tỉnh nằm trên địa bàn Khóm 6, Phường 1, TP. Cà Mau, được xây dựng trên diện tích 2,2 ha, với nguồn vốn đầu tư trên 60 tỷ đồng, tạo môi trường học tập tốt cho con em đồng bào DTTS, gồm nhà học 3 tầng với 12 phòng, nhà hiệu bộ, nhà ăn, ký túc xá, cùng cơ sở hạ tầng điện, nước. Trước đó, do điều kiện chia tách trường, việc đào tạo con em dân tộc chưa có cơ sở vật chất riêng, đến tháng 7/2001 Trường PTDTNT tỉnh được thành lập, cơ sở vật chất đặt tại trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau. Thời điểm này, nhà trường có 24 cán bộ, giáo viên, công nhân viên, 192 học sinh. Năm 2007, trường được chuyển về địa điểm hiện tại, cơ sở vật chất được xây dựng tạm để học sinh có điều kiện sinh hoạt và học hành. Năm học 2009-2010, nhà trường có 64 cán bộ, giáo viên, với 380 học sinh, trong đó có 280 em ở nội trú. Hàng tháng, mỗi học sinh được cấp 520 ngàn đồng tiền sinh hoạt phí, 100%