0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Cơ sở vật chất trong giáo dục

Một phần của tài liệu QUYỀN CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC – THỰC TIỄN TẠI TỈNH CÀ MAU (Trang 48 -48 )

5. Kết cấu luận văn

2.2.3. Cơ sở vật chất trong giáo dục

Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục là tạo tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Bên cạnh đó, phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và Bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học – công nghệ và phải phù hợp với quy luật khách quan. Trong việc đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị trong giáo dục của người DTTS thì Tỉnh Cà Mau có những quy định cụ thể của pháp luật như sau:

Quyết định số 1640/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt đề án Củng cố và phát triển hệ thống trường PTDTNT

ngày 21/9/2011 giai đoạn 2011-2015: Đề án được phê duyệt với kinh phí hơn 4.153 tỷ

đồng nhằm củng cố và phát triển trường PTDTNT ở cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện, nhằm đáp ứng yêu cầu tạo nguồn đào tạo cho miền núi, vùng dân tộc, vùng có điều kiện KT – XHĐBKK. Theo đề án, Nhà nước sẽ đầu tư các trường PTDTNT theo hướng đạt chuẩn quốc gia và phấn đấu đến năm 2015 có khoảng 30% trường PTDTNT đạt chuẩn quốc gia.

Quyết định 1769/QĐ-UBND

Quyết định Phê duyệt kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của tỉnh

Cà Mau giai đoạn 2011 – 2015: Quyết định này nhằm đảm bảo xây dựng trường đạt

chuẩn quốc gia trên toàn tỉnh Cà Mau đúng tiến độ, mục đích và đạt yêu cầu.

Từ những định trên về cơ sở vật chất trong giáo dục, nhất là về công tác phát triển quy mô, mạng lưới trường lớp, thì tỉnh Cà Mau đã đạt được kết quả sau:

Về công tác phát triển quy mô, mạng lưới trường lớp, toàn tỉnh đã xây dựng được 03 trường PTDTNT trên địa bàn gồm: Trường PTDTNT tỉnh (thành phố Cà Mau), Trường PTDT Danh Thị Tươi (xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời), Trường PTDT Hữu Nhem (xã Tân Lộc, huyện Thới Bình) giảng dạy cho 846 học sinh dân tộc trong tỉnh và 26 điểm trường dạy tiếng Khmer, 1 trung tâm tiếng Hoa Dục Tài,

giúp trên 1.500 con em đồng bào DTTS có nơi học hành tốt.52

52

Hữu Tùm, Cà Mau: Nhiều chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số,

Trường PTDTNT tỉnh là loại hình trường chuyên biệt, sau 9 năm thành lập, Trường PTDTNT tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, phát triển về số lượng, chất lượng GD&ĐT, cơ sở vật chất. Trường PTDTNT tỉnh nằm trên địa bàn Khóm 6, Phường 1, TP. Cà Mau, được xây dựng trên diện tích 2,2 ha, với nguồn vốn đầu tư trên 60 tỷ đồng, tạo môi trường học tập tốt cho con em đồng bào DTTS, gồm nhà học 3 tầng với 12 phòng, nhà hiệu bộ, nhà ăn, ký túc xá, cùng cơ sở hạ tầng điện, nước. Trước đó, do điều kiện chia tách trường, việc đào tạo con em dân tộc chưa có cơ sở vật chất riêng, đến tháng 7/2001 Trường PTDTNT tỉnh được thành lập, cơ sở vật chất đặt tại trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau. Thời điểm này, nhà trường có 24 cán bộ, giáo viên, công nhân viên, 192 học sinh. Năm 2007, trường được chuyển về địa điểm hiện tại, cơ sở vật chất được xây dựng tạm để học sinh có điều kiện sinh hoạt và học hành. Năm học 2009-2010, nhà trường có 64 cán bộ, giáo viên, với 380 học sinh, trong đó có 280 em ở nội trú. Hàng tháng, mỗi học sinh được cấp 520 ngàn đồng tiền sinh hoạt phí, 100% học sinh được nhận sách giáo khoa, học phẩm, được mua bảo hiểm y tế. Đặc biệt, những em có hoàn cảnh khó khăn còn được nhận 360 ngàn đồng/khóa học, mỗi lớp

được cấp 2 tờ báo/tuần và được trang bị phương tiện nghe nhìn.53

Còn Trường PTDT Danh Thị Tươi được thành lập từ năm 2003, đến nay cơ sở vật chất đã xuống cấp khá nhiều, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học của thầy trò. Ban đầu, trường chỉ có duy nhất 01 lớp 06 với hơn 30 em học sinh. Mặc dù mang tên là trường PTDT nhưng cơ chế hoạt động của trường không khác gì nhiều so với các trường phổ thông khác. Học sinh không được ở bán trú, nội trú và không nhận được chế độ hỗ trợ. Hầu hết học sinh theo học tại đây đều có hoàn cảnh khó khăn, nhất là học sinh dân tộc.54.

Ngoài ra, Trường PTDT Hữu Nhem, lúc đầu ngoài cổng trường ghi bảng là trường bán trú, sau đó đành bỏ vì không thể thực hiện được. Nếu áp dụng chính sách ưu đãi có thể mở đến 10 lớp và không bỏ phí phòng học (đang cho bậc tiểu học mượn) như hiện nay. Không chỉ vậy, nhà trường không thể duy trì, số lượng học sinh khi tỷ lệ chuyển trường và bỏ học từ 5-6%. Tình hình biến động này ảnh hưởng không nhỏ đến

53Thông Sắc, Trường phổ thông dân tộc nội trú Cà Mau: Mái ấm cho con em dân tộc, http://baoanhdatmui.vn/vcms/html/news_detail.php?nid=10728, [truy cập ngày 23-9-2014].

54 Chí Tín: Các trường phổ thông dân tộc nội trú cần nhiều trợ lực,

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131214/cac-truong-pho-thong-dan-toc-noi-tru-can-nhieu-tro-luc.aspx , [truy cập ngày 23-9-2014].

sự phát triển chung. Trường PTDTBT Hữu Nhem hiện duy trì 58 học sinh dân tộc trên tổng 82 học sinh – con số quá thấp so với lượng dân cư và học sinh dân tộc tại huyện Thới Bình.55

Không chỉ đầu tư về quy mô, mạng lưới trường lớp của các trường, mà tỉnh còn đầu tư về trang thiết bị và tài liệu học tập cho các em học sinh và đã được kết quả như sau:

Về cơ sở vật chất, Sách Giáo Khoa, thiết bị dạy học, thư viện, công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia trường THPT vùng DTTS được trang cấp và mua sắm khá đầy đủ, phục vụ cho việc dạy và học của trường

Nhằm chăm lo đời sống tinh thần của học sinh, nhà trường cung cấp sách, báo, tổ chức nhiều hoạt động nhân dịp lễ, Tết của người dân tộc

Toàn bộ học sinh trong nhà trường đều được cấp sách giáo giáo khoa miễn phí để học, mà không cần phải đóng tiền để mua. Còn tài liệu để học tiếng dân tộc của mình cũng được nhà trường cấp miễn phí. Bên cạnh đó, các em còn được cấp 2 tờ báo/tuần nhằm phục vụ cho việc học của các em được tốt hơn nữa.

2.2.4. Nguồn nhân lực cho hoạt động giáo dục

2.2.4.1. Đối với đội ngũ giáo viên, có những quy định như sau:

Thực hiện Nghị định 82/2010/NĐ-CP và thông tƣ 05/2011

Nghị định 82/2011 và thông tư hướng dẫn Nghị định này quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của DTTS trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo

dục thường xuyên: quy định chính sách dành cho giáo viên dạy tiếng DTTS quy định

về cơ sở vật chất cho việc dạy học.

Thông tƣ số 19/2013/TT-BGD&ĐT

Thông tư này ban hành chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai, Khmer và Mông, nhằm bồi dưỡng cho giáo viên dạy tiếng DTTS.

Trong việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên trong công tác giảng dạy ngôn ngữ, chữ viết cho con em đồng bào DTTS: Thực hiện y kiến

55 Chí Tín: Các trường phổ thông dân tộc nội trú cần nhiều trợ lực,

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131214/cac-truong-pho-thong-dan-toc-noi-tru-can-nhieu-tro-luc.aspx , [truy cập ngày 23-9-2014].

chỉ đạo của UBND tỉnh Cà Mau, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Sở GD&ĐT, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh xây dựng Kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng kiến thức sư phạm cho giáo viên. Kết quả 4 năm thực hiện đã tổ chức được 02 lớp bồi dưỡng cho 111 lượt giáo viên giảng dạy nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm trong việc dạy và học; với tổng kinh phí thực hiện là 204,230 triệu đồng (trong đó: hỗ trợ giáo viên 146,750 triệu đồng; hợp đồng với Trường Đại học Trà Vinh giảng dạy là 54

triệu đồng; hỗ trợ điểm mở lớp và sổ ghi chép đầu bài 3,48 triệu đồng).56

Theo Thông tƣ liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDÐT-BNV

Thông tư hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ

thông công lập: Đối với trường tiểu học dạy 1 buổi trong ngày được bố trí biên chế

không quá 1,20 giáo viên trong 1 lớp. Ðối với trường tiểu học dạy 2 buổi trong ngày được bố trí biên chế không quá 1,50 giáo viên trong 1 lớp. Tính chung trên toàn tỉnh tỷ lệ là 1,41 giáo viên/lớp, còn tính riêng từng huyện thì tỷ lệ giáo viên trên lớp nhìn chung đúng theo quy định.

Còn đối với bậc THCS, năm học 2014-2015, toàn tỉnh có 4.018 giáo viên THCS trên 1.962 lớp. Ðối chiếu theo các quy định, tính chung tỷ lệ giáo viên/đầu lớp

trong toàn tỉnh thì giáo viên THCS bảo đảm định mức.57

Năm học 2012 – 2013 trường PTDTNT tỉnh hiện có 68 cán bộ giáo viên. 100% giáo viên nhà trường chấp hành tốt quy chế chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh. Ngoài công tác giảng dạy, nhà trường thường xuyên quan tâm đến hoạt động văn hóa tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đối với các em học sinh, đặc biệt là vào các ngày lễ, Tết của đồng bào dân tộc.58

Hơn 12 năm qua, Trường PTDT Hữu Nhem luôn thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, trong đó có sự đóng góp không nhỏ từ các thầy, cô giáo của nhà trường.

Trường PTDT Hữu Nhem chỉ có 5 giáo viên nữ trong tổng số 21 giáo viên.59

56 Báo cáo số 140/BC-BDT Sơ kết 4 năm thực hiện công tác dạy ngôn ngữ, chữ viết cho con em đồng bào dân tộc thiểu số Khmer, Hoa trên địa bàn tỉnh Cà Mau (giai đoạn năm 20111 – 2014).

57 Hồng Phượng, Khắc phục tình trạng thừa giáo viên,

http://www.baocamau.com.vn/newsdetails.aspx?id=6&newsid=34130, [truy cập ngày 15-10-2014].

58 Bích Phương, Trường phổ thông dân tộc nội trú Cà Mau tổng kết năm học 2012 – 2013, http://ctvcamau.vn/tin- tuc/tin-trong-tinh/giao-duc-dao-tao/truong-pho-thong-dan-toc-noi-tru-ca-mau-tong-ket-nam-hoc-2012-2013, [truy cập ngày 11-10-2014].

59Bảo Ly, Tất cả vì học sinh thân yêu, http://www.baocamau.com.vn/newsdetails.aspx?id=6&newsid=34490, [truy cập ngày 15-10-2014].

2.2.4.2. Đối với đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số

Thực hiện Theo Nghị định 05/2011/NĐ-CP

Nghị định về công tác dân tộc tại Điều 11 thì: “Cán bộ người DTTS có năng lực

và đủ tiêu chuẩn với quy định của pháp luật, được bổ nhiệm vào các chức danh chủ chốt, cán bộ quản ly các cấp. Ở các địa phương vùng DTTS, nhất theiets phải có cán bộ chủ chốt người DTTS. Đảm bảo tỷ lệ cán bộ người DTTS, ưu tiên cán bộ nữ. Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm đào tạo, bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ cán bộ người DTTS”. Và đã được kết quả như sau:

Công chức, viên chức là đồng bào DTTS toàn tỉnh hiện tại là 491 người, chiếm 4,85% cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh. Trong số này có 3 người được đào tạo trình độ chuyên môn sau đại học, trình độ đại học 20 người, cao đẳng 2 người, trung cấp 45 người. Riêng đối với các trường hợp đặc biệt thuộc lĩnh vực đặc thù, Cà Mau cũng đã tuyển dụng 16 công chức, viên chức người dân tộc thiểu số với trình độ khi được tuyển dụng là đại học, năng khiếu múa dân tộc, nhạc công, tốt nghiệp THPT thành tạo tiếng Khmer.60

2.2.5. Nguồn tài chính hỗ trợ chi phí học tập cho người dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục lĩnh vực giáo dục

Tại Điều 9 Nghị định 134/2006/NĐ-CP

Nghị định quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao

đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân: Đối với đối tượng thuộc diện được

miễn học phí là học sinh, sinh viên thuộc diện cử tuyển, thực hiện thì: Kinh phí để đào tạo người học theo chế độ cử tuyển được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo hàng năm theo các quy định hiện hành. Học bổng chính sách đối với người học theo chế độ cử tuyển do ngân sách địa phương bảo đảm và cấp trực tiếp cho người học theo chế độ học bổng chính sách của Nhà nước và do UBND cấp tỉnh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chi trả trực tiếp cho các cơ sở giáo dục theo cơ chế Nhà nước đặt hàng. Bên cạnh đó, người học theo chế độ cử tuyển được cấp học bổng, miễn học phí trong thời gian đào tạo.

60 Hồng Phượng, Cần có chính sách ưu đãi đối với cán bộ người dân tộc,

Tại khoản 3 Điều 10 của Nghị định 05/2011/NĐ-CP

Nghị định về công tác dân tộc cũng có quy định: Học sinh, sinh viên người DTTS rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được miễn học phí ở tất cả các cấp học, ngành học.

Bên cạnh đó, tỉnh Cà mau còn thực hiện chế độ trợ cấp học bổng hàng tháng cho học sinh trường PTDTNT tỉnh 520.000đ/tháng/học sinh; trợ cấp hàng năm cho sinh viên là người DTTS đang theo học tại các trường Đại học và Cao đẳng là

2.000.000đ/người/năm.61

Ngoài ra, tại quyết định 157/QĐ-TTg còn thực hiện chính sách cho vay tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo hướng đến đối tượng cho vay vốn khá rộng gồm học sinh, sinh viên thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, mà trong đó cơ bản là ưu tiên các gia đình thuộc vùng dân tộc, miền núi và trong đó có ưu tiên người DTTS.

2.2.6. Sử dụng nguồn lao động sau đào tạo cho sinh viên người dân tộc thiểu số số

Thực hiện Nghị định 134/2006/NĐ-CP

Nghị định quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao

đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân,thì tại khoản 2 có quy định: Ủy ban

nhân dân cấp tỉnh tổ chức tiếp nhận và phân công công tác cho người được cử đi học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp. Và khoản 3 của Nghị định này cũng quy định; Thời gian người học theo chế độ cử tuyển chờ phân công công tác theo quy định tại khoản 2 Điều này tối đa là 6 tháng, kể từ ngày được công nhận tốt nghiệp. Quá thời hạn 6 tháng không nhận được sự phân công theo quy định của Nghị định này thì người học theo chế độ cử tuyển có quyền tự đi tìm việc làm và không phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.

Nghị định 05/2011/NĐ-CP

Nghị định quy định về công tác dân tộc thì tại khoản 7 Điều 10 cũng có quy định: Chính quyền địa phương, nơi có con em DTTS theo học thi đỗ vào Đại học, Cao đẳng và sinh viên được cử đi học hệ cử tuyển, có trách nhiệm tiếp nhận và phân công

61

Báo cáo số 69/BC-BTC Tổng kết công tác dân tộc và kết quả thực hiện phong trào thi đua yêu nước qua các thời kỳ cách mạng trên địa bàn tỉnh Cà Mau; định hướng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đến năm 2020.

công tác cho phù hợp với ngành nghề đào tạo sau khi tốt nghiệp. Và đã đạt được kết quả như sau:

Cà Mau thực hiện chế độ cử tuyển và đưa đi đào tạo 142 em DTTS, tổng kinh phí thực hiện gần 6 tỉ đồng. Đến nay, đã có 71 em tốt nghiệp, trở thành những cử nhân, kỹ sư, bác sĩ... và được tiếp nhận và bố trí công việc phù hợp tại các cơ quan, đơn vị hành

chính, đặc biệt ưu tiên nhân lực cho các xã có đông đồng bào DTTS.62

Bên cạnh đó, Tỉnh còn Thực hiện theo đề án số 01-ĐA/TU, ngày 04/5/2012 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy vàNghị quyết số 22/2013/NQ-HĐND về tuyển chọn trí thức trẻ về công tác ở xã, phường, thi trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Cơ quan tuyển

Một phần của tài liệu QUYỀN CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC – THỰC TIỄN TẠI TỈNH CÀ MAU (Trang 48 -48 )

×