Nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu phân lập, tuyển chọn một số chủng vi khuẩn cố định đạm azosporillum trong rễ cây ngô tại một số địa điểm của tỉnh đăk nông (Trang 28 - 30)

3. Ý nghĩa của ñề tài

1.4 Nghiên cứu trong nước

Nhằm mục tiêu phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững và ứng dụng CNSH vào nông nghiệp, trong những năm gần ñây Việt Nam có khá nhiều nghiên cứu về Azotobacter và Azospirillum làm phân sinh học.

Phạm Bích Hiên và cộng sự ( 2003) ñã nghiên cứu 10 chủng Azotobacter của Việt Nam và nhận thấy rằng ngoài khả năng cố ñịnh N chúng còn có khả năng sinh tổng hợp chất kích thích sinh trưởng IAẠ Nhiệt ñộ thích hợp của các chủng này là 25-300C, pH thích nghi rộng từ 5,5- 8,0 [8].

Phạm Ngọc Lan (1999) ñã phân lập ñược 37 chủng Azotobacter trên ñất

gò ñồi vùng Thừa Thiên - Huế. Nhóm nghiên cứu cũng tuyển chọn ñược hai chủng có khả năng kháng kháng sinh, tồn tại ñược ở pH kiềm ( pH = 8). Kết quả thử nghiệm gây nhiễm cây giống keo tai tượng trong vườn ươm ñã làm tăng tỷ lệ sống, sinh khối, chiều cao cây và hàm lượng N trong lá cũng cao hơn so với ñối chứng [13].

Nguyễn Thị Phương Chi (1999) nghiên cứu bón thử nghiệm chủng cố ñịnh N tự do Azotobacter và chủng phân giải phosphate Archomobacter, Pseudomonas aeruginosa. Kết quả cho thấy chế phẩm sinh học làm tăng sinh

trưởng chiều cao mạ 7,47 - 16,93% và năng suất lúa tăng từ 13,39 – 55,85% [3]. Lâm Minh Tú, Trần Văn Tuân (2003) nghiên cứu sản xuất một số phân bón ñơn chủng, ña chủng cho cây trồng. Các chủng sử dụng trong nghiên cứu là

Azotobacter bejerinski, Azotobacter vinelandii, Bacillus subtilis, Bacillus polymyxạ Thử nghiệm trên khoai tây làm tăng năng suất từ 100 - 300% so với

ñối chứng [20].

Phạm Văn Toản (2003) sử dụng phân bón sinh học giảm ñược 20% phân bón vô cơ N, P, K nhưng năng suất khoai tây vẫn tăng so với ñối chứng 15-50%, cà chua tăng 12-34%, lạc tăng 30% và giảm ñáng kể bệnh héo xanh [19].

Nguyễn Ngọc Dũng, Hồ Thị Kim Anh (1999) nghiên cứu ảnh hưởng của các chủng cố ñịnh N trong rễ lúa ñến sinh trưởng của mầm lúa CR 203. Nhóm tác giả ñã phân lập ñược 78 chủng cộng sinh với rễ lúạ Các chủng này có ñặc ñiểm của chi Azospirillum. Các chủng này kích thích sự nảy mầm và rễ của lúa CR 203 [1].

Lăng Ngọc Dậu (2004) ñã nghiên cứu khả năng tạo IAA của vi khuẩn

Azospirillum lipoferum, tiến hành nuôi cấy chủng vi khuẩn này trên môi trường

Nfb có bổ sung Tryptophan, theo dõi tại những thời ñiểm khác nhaụ Kết quả cho thấy tại thời ñiểm 10 ngày sau khi cấy ủ khả năng tao IAA cao nhất [4].

PHẦN IỊ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân lập, tuyển chọn một số chủng vi khuẩn cố định đạm azosporillum trong rễ cây ngô tại một số địa điểm của tỉnh đăk nông (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)