Tình hình nghiên cứu ngoài nuớc

Một phần của tài liệu phân lập, tuyển chọn một số chủng vi khuẩn cố định đạm azosporillum trong rễ cây ngô tại một số địa điểm của tỉnh đăk nông (Trang 26 - 28)

3. Ý nghĩa của ñề tài

1.3 Tình hình nghiên cứu ngoài nuớc

Hiệu quả của việc nhiễm chế phẩm Azotobacter sp cho ñất và hạt giống, cây con ñã ñược chứng minh trên các thí nghiệm ñồng ruộng. Theo nghiên cứu của Puneet (1998) cho thấy việc nhiễm Azotobacter sp kích thích nẩy mầm của hạt, kích thích ra rễ và sinh trưởng, năng suất lúa mì, ngô tăng 10-15% so với ñối chứng [32].

Tổng kết các kết quả nghiên cứu của Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ cho thấy sử dụng chế phẩm Azotobacter có thể cung cấp cho cây trồng từ 30- 60 kg N/ha/năm và tổng lượng N do vi sinh vật tổng hợp trên hành tinh có thể ñạt ñến 240 triệu tấn/năm. Vi khuẩn cố ñịnh N tự do Azotobacter còn có khả năng tổng hợp B1, giberellin, cytokinin kích thích tăng trưởng cây trồng [35].

Fulchieri (1993) nghiên cứu sử dụng 3 chủng Azospirillum ñể xử lý hạt cho ngô. Kết quả cho thấy ñã làm tăng chiều cao cây, tăng sinh khối và tăng năng suất ngô lên 59% so với ñối chứng, các chủng này có thể cung cấp khoảng 60 kg N/ha [35].

Nghiên cứu của Puneet (1998) cũng cho thấy nếu bón phối hợp

Azotobacter sp. với các chủng phân giải P như Aspergillus niger sẽ làm tăng năng suất lúa mì tăng 17,7%, trong khi Azotobacter chỉ tăng 9% . Kapoor cũng cho kết quả tương tự khi phối hợp chủng Azotobacter sp với các chủng phân giải

phosphat như Bacillus sp, Pseudomonas sp. Thí nghiệm làm tăng năng suất lúa, bông vải lên 10-20% [32].

El-Komy (2005) nghiên cứu phối hợp hai chủng cố ñịnh N Azospirillum và phân giải lân Bacillus megaterium xử lý cho lúa mì. Kết quả cho thấy hàm lượng N trong thân lúa mì của các thí nghiệm có xử lý hai chủng này tăng 37- 53%; hàm lượng P trong thân tăng 48,6%; hàm lượng K tăng 10-14,3% so với ñối chứng không xử lý. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy xử lý phối hợp hai chủng có tác dụng cộng hưởng, tốt hơn xử lý ñơn chủng [35].

Zemrany (2006) nghiên cứu sử dụng chủng Ạ lipoferum cho ngô. Kết quả cho thấy khi sử dụng chủng này ñã làm giảm 50% lượng N cho cây mà năng suất ngô vẫn ñảm bảo [35].

Abbas Akbari và cộng sự (2007) ñã phân lập và tuyển chọn ñược một số chủng Azospirillum sp có khả năng sinh tổng hợp IAA kích thích sinh trưởng của cây lúa mì. Kết quả là sự nhiễm các chủng Azospirillum ssp ñã làm tăng ñường kính gốc lúa, chiều dài rễ, trọng lượng khô và số lượng lông rễ so với ñối chứng [29].

Elazar Fallik and Yaacov Okon ( 1996) nghiên cứu sử dụng Azospirillum brasilense kết hợp với than bùn cho Setaria italica và ngô. Kết quả cho thấy

chiều dài thân, trọng lượng khô, năng suất tăng ñáng kể. Sinh khối vi khuẩn là 108 CFU/1g than bùn có hiệu quả gây nhiễm hạt giống cao nhất [26].

Fabricio Cassa´n và cộng sự ( 2009) ñã nghiên cứu phối hợp hai chủng

Azospirillum brasilense Az39 và Bradyrhizobium japonicum E109 xử lí cho ngô

và ñậu tương. Kết quả cho thấy xử lí phối hợp hai chủng cho hiệu quả cao hơn so với xử lí ñơn chủng. Tỉ lệ nảy mầm, chiều cao cây, chiều dài rễ, trong lượng khô ñều tăng so với ñối chứng [27].

Cristiana Felici và cộng sự (2008) ñã nghiên cứu phối hợp hai chủng

Bacillus subtilis và Azospirillum brasilense xử lý cho cà chuạ Kết quả cho thấy

G. Holguin, C. L. Patten, B. R. Glick (1999) ñã tổng hợp nghiên cứu về di truyền và sinh học phân tử của vi khuẩn Azospirillum, cho thấy các gen nif H, nif DK quy ñịnh tổng hợp nitrogennase cần cho quá trình cố ñịnh ñạm của vi khuẩn [28].

Martı´n Dı´az-Zorita và cộng sự (2009) ñã nghiên cứu xử lý gây nhiễm vi khuẩn Azospirillum cho lúa mì, trong ñiều kiện trồng khô hạn. Kết quả cho thấy cây tăng trưởng tốt, tăng chiều cao, ñường kính gốc, hàm lượng tích lũy chất khô tăng, năng suất hạt khô tăng 260kg/ha, tương ñương sản lượng tăng 8% (so với ñối chứng [30].

Andres D. Naiman và cộng sự ( 2009) ñã nghiên cứu xử lý gây nhiễm vi khuẩn Azospirillum brasilense và Pseudomonas fluorescens cho lúa mì. Kết quả cho thấy chiều cao cây tăng 12%, ñường kính gốc thân tăng 40%, năng suất tăng 16% [23].

Một phần của tài liệu phân lập, tuyển chọn một số chủng vi khuẩn cố định đạm azosporillum trong rễ cây ngô tại một số địa điểm của tỉnh đăk nông (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)