THI CÔNG PHẦN THÂN 1) Công tác ván khuôn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập Hồ sơ dự thầu tại Công ty TNHH XD Phú Thuận (Trang 47 - 52)

1) Công tác ván khuôn.

1.1) Tác dụng của ván khuôn.

- Ván khuôn có tác dụng giữ được hình dạng các bộ phận kết cấu của công trình, ván khuôn chiếm từ 30 – 50% toàn bộ khối lượng công việc và chiếm từ 25 – 30 % phí tổn toàn bộ. Ván khuôn có thể bằng gỗ, thép tùy theo tính chất bộ phận kết cấu công trình mà sử dụng.

+ Ván khuôn gỗ: Sử dụng rộng rãi nhất, gỗ thường dùng là nhóm VII hoặc VIII có chiều rộng >= 20cm, dày >= 3cm. Độ dày của ván khuôn phụ thuộc vào loại chịu lực của kết cấu ( như ván đáy, dầm, sàn… ).

+ Ván khuôn thép: sử dụng cho các kết cấu như: dầm, sàn nhà. Những yêu cầu thi công ván khuôn:

+ Phải đảm bảo đúng kích thước hình dáng ở các bộ phận kết cấu công trình.

+ Phải dùng được nhiều lần, có độ luân chuyển từ 6 đến 7 lần đối với ván khuôn gỗ, 50 lần đối với ván khuôn thép.

+ Phải đảm bảo gọn nhẹ, dễ lắp, dễ tháo. + Các chỗ nối phải đảm bảo độ kín và khít.

1.2) Công tác nghiệm thu ván khuôn.

Sau khi ván khuôn đã tiến hành lắp dựng xong ta tiến hành kiểm tra, nghiệm thu phải đảm bảo những yêu cầu sau:

+ Độ chính xác của ván khuôn so với thực tế.

+ Độ chính xác của các bộ phận lắp đặt sẵn cùng với ván khuôn. + Độ chặt kín giữa các tấm ván khuôn và giữa ván khuôn với mặt nền. + Độ vững chắc của ván khuôn.

* Những sai số cho phép không được vượt quá các trị số cho theo bảng sau:

Tên các sai số Sai số cho phép ( mm )

1. Sai số của mặt phẳng ván khuôn và các đường giao nhau của chúng so với chiều thẳng đứng hoặc độ nghiêng thiết kế:

a) Sai số trên mỗi mét chiều cao 5

b) Sai số trên toàn bộ chiều cao kết cấu:

- Đối với móng 20

- Đối với tường, cột đỡ sàn đổ tại chỗ có h < 5m 10 - Đối với tường, cột đỡ sàn đổ tại chỗ có h > 5m 15

- Đối với cột khung liên kết bằng dầm 10

- Đối với dầm của vòm 5

Và qui định TCVN 4453 – 95.

Tên các sai số Sai số cho phép ( mm )

2. Sai số các trục ván khuôn so với thiết kế: + Đối với móng

+ Đối với tường và cột + Đối với dầm vòm

15 8 10 3. Sai số về chiều rộng của lòng khuôn so với kích thước

thiết kế.

5 4. Sai số về độ gồ ghề cục bộ của các tấm ván khuôn để

đúc các tấm bê tông.

3 5. Sai số về độ nghiêng so với mặt phẳng ngang của sàn. 10

1.3)Công tác tháo dỡ ván khuôn.

Thi công tháo dỡ ván khuôn tuân thủ TCVN 4453 – 1995 – BTCT.

Ván khuôn dà giáo chỉ được tháo dỡ khi BT đạt được cường độ tối thiểu để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng động khác trong đoạn thi công sau.

1.3.1) Công tác ván khuôn của kết cấu không chịu lực:

Các bộ phận ván khuôn không chịu lực như kết cấu móng, giằng móng, thành bên của dầm, cột chỉ được phép tháo dỡ sau khi bê tông đạt cường độ bảo đảm giữ được bề mặt và góc cạnh của kết cấu không bị sứt mẻ, có thể dỡ ngay sau khi đổ BT tối thiểu 24h.

Ván khuôn của kết cấu chịu lực: phải tháo dỡ đúng theo qui phạm cho phép.

+ Đối với ván khuôn con sơn, ô văng…Dỡ cột chống từ đầu mút kết cấu dỡ dàn vào trong ngàm. Chú ý chỉ dỡ khi xây tường đủ đảm bảo cho chúng không bị lật.

+ Đối với ván khuôn bản, trình tự tháo dỡ các cột chống ở giữa 2 bản trước rồi lần lượt tháo sang các phía. Để đảm bảo ổn định bản sàn khi thi công tầng phía trên thì lúc tháo dỡ vẫn giữ lại một số cột chống cho sàn bên dưới tạo thành lưới cột ô vuông khoảng cách không quá 3m.

1.3.3) Công tác tháo dỡ côppha, dàn giáo.

+ Kết cấu nào thi công trước thì dỡ trước, thi công sau thì dỡ sau.

+ Tháo dỡ bất kì kết cấu nào thì khi dỡ cột chống hay ván khuôn cũng phải tạo cho một phần đã được dỡ có sơ đồ làm việc tương tự như khi đã dỡ toàn bộ, không tác động mạnh sẽ gây ứng suất đột ngột làm hư hại đến kết cấu.

+ Khi dỡ ván khuôn dùng các dụng cụ chuyên dùng như vam, thiết bị tháo định hình, không dùng các dụng cụ để bẩy , dùng búa đập sẽ làm sứt mẻ cạnh mép và ảnh hưởng đến chất lượng bên trong của kết cấu.

2) Công tác cốt thép.

Khi gia công cốt thép cần chú ý đến những yêu cầu sau:

+ Phải dùng đúng chủng loại đường kính, hình dạng, kích thước của cốt thép. + Lắp cốt thép vào đúng vị trí thiết kế bảo đảm độ dày lớp bảo vệ.

+ Các mối nối phải đảm bảo vững chắc và ổn định.

+ Công tác gia công và lắp đặt cốt thép theo trình tự: kéo thẳng, cạo rỉ, lấy mức cắt, uốn, lắp đặt và nghiệm thu cốt thép.

2.1) Kéo thẳng: Thép ở dạng cuộn tròn hoặc bị gập lại vì vậy cần phải được kéo thẳng trước khi đưa vào cắt hay uốn, người ta dùng tời , quay tay… để kéo thẳng thép.

2.2) Cạo rỉ: Dùng bàn chải sắt hoặc tuốt thép qua đống cát để làm sạch rỉ.

2.3) Lấy mức: Nếu uốn cong 450 thì thép sẽ dài ra 0,5d, uốn cong 900 thì thép sẽ dài ra 1d uốn cong 1800 thì thép sẽ dài ra 1,5d (với d là đường kính cốt thép ).

2.4) Cắt thép:

+ Cắt thép bằng thủ công: thường sức người chỉ cắt được loại thép có đường kính fi<=20 mm, dụng cụ cắt là đục, búa.

+ Cắt thép bằng máy: Cắt cho những loại thép có đường kính fi >=20mm.

2.5) Uốn thép:

+ Uốn bằng thủ công: Với thép có đường kính fi<=18mm, dụng cụ uốn là càn, nống. + Uốn bằng máy: Với thép có đường kính fi<=18mm.

2.6) Nối thép:

+ Nối thép bằng thủ công: thực hiện theo TCVN 4453- 95 về qui định thi công và nghiệm thu BTCT toàn khối theo bảng sau:

CHIỀU DÀI NỐI BUỘC

LOẠI CỐT THÉP

Vùng chịu kéo Vùng chịu nén

Dầm hoặc cột Kết cấu khác Đầu CT có móc Đầu CT 0 móc

CT trơn CT3 AI 40d 40d 20d 30d

CT gờ CT5 AII 30d 30d 20d 30d

CT kéo nguội 20d 30d 20d 20d

+ Nối bằng máy: Dùng máy để hàn nối. ta có thể dùng một trong các mối nối sau để hàn nối thép: nối đối đầu, nối ghép máng, nối táp thêm với 4 mối hàn…

2.7) Lắp đặt cốt thép: Tùy theo đặc điểm kết cấu mà có hình thức lắp đặt, ví dụ như cốt thép cột có thể đặt cốt thép trước ghép ván khuôn sau, và cũng có thể lắp đặt cốt thép và ghép ván khuôn tiến hành song song nhau bằng cách ghép ván khuôn ở 3 mặt, sau đó đưa vào và cuối cùng là ghép nốt mặt ván khuôn còn lại. Đối với sàn, thì ta rải thép lên ván khuôn và phải đảm bảo đúng chủng loại, khoảng cách thiết kế.

2.8) Kiểm tra và nghiệm thu cốt thép.

Sau khi lắp đặt xong cốt thép ta tiến hành kiểm tra nghiệm thu trước khi tiến hành đổ bê tông. Các yêu cầu về nghiệm thu như sau:

+ Hình dáng, kích thước và chủng loại của thép.

+ Vị trí cốt thép trong từng kết cấu đúng qui định thiết kế. + Các mối nối và mối buộc thép phải đảm bảo ổn định.

+ Bảo đảm số lượng và chất lượng các tấm bản kê làm đệm giữa CT và ván khuôn.

3) Công tác bê tông.

Toàn bộ kết cấu BT đá (1x2) M250 sử dụng cho công trình được trộn bằng máy trộn đặt tại công trình.

Công tác BT được tiến hành sau khi đã nghiệm thu ván khuôn và cốt thép. Những yêu cầu đối với vữa bê tông:

+ Phải được trộn đều, bảo đảm sự đồng nhất về thành phần.

+ Phải đảm bảo đủ số lượng, đúng thành phần cốt liệu, đúng số hiệu Mác bê tông, đúng theo kết quả thiết kế cấp phối.

+ Phải đảm bảo độ sụt đúng theo yêu cầu của thiết kế qui định.

+ Phải đảm bảo được việc trộn, vận chuyển và đổ trong thời gian ngắn nhất, cho phép ít hơn 2 giờ đồng hồ.

4) Công tác xây.

+ Trong cấu tạo ở khối xây ta phải hết sức tránh lực uốn và lực trượt. Lực tác dụng lên khối phải vuông góc với mặt chịu lực để đề phòng các lớp gạch trượt lên nhau, tức là các mặt nằm của viên gạch phải thẳng góc với phương của lực tác dụng.

+ Không có hiện tượng trùng mạch, nếu trùng mạch khối xây sẽ bị nứt, bị nghiêng hoặc lún không đều.

+ Các bề mặt trong khối xây phải là những bề mặt vuông góc với nhau. Ngoài ra, khi xây phải bảo đảm:

 Chiều ngang các lớp xây phải bằng nhau, mạch vữa no.

 Chiều đứng phải thẳng.

 Mặt khối xây phải phẳng.

 Góc xây phải vuông, sắc cạnh.

 Khối xây phải đặc chắc. + Bảo dưỡng khối xây theo qui định.

5) Vị trí đặt các mạch ngừng cho một số kết cấu công trình BTCT đỗ toàn khối5.1) Mạch ngừng thi công ở cột: Ở trên mạch móng, ở chân dầm. 5.1) Mạch ngừng thi công ở cột: Ở trên mạch móng, ở chân dầm.

5.2) Mạch ngừng thi công ở dầm: Thông thường dầm có chiều cao h <80 cm, người ta đổ BT dầm và sàn cùng một lúc. đổ BT dầm và sàn cùng một lúc.

5.3) Mạch ngừng thi công ở sàn:

 Với sàn không sườn: thì mạch ngừng thi công có thể đặt bất kỳ vị trí nào song song với mạch ngắn nhất của ô sàn đó.

 Nếu hướng đổ BT song song với dầm phụ thì mạch ngừng đặt trong 1/3 giữa nhịp với dầm phụ.

 Nếu hướng đổ BT song song với dầm chính và vuông góc với dầm phụ thì mạch ngừng đặt cách trục dầm phụ một khoảng 1/4 nhịp của dầm chính.

6) Bảo dưỡng bê tông.

Bảo dưỡng BT mới đổ xong là tạo điều kiện tốt cho sự đông kết của khối BT đó. Phương pháp bảo dưỡng BT sau khi hoàn thành công tác đổ BT thường được tiến hành như sau:

 Bề mặt của BT phải được che đậy và giữ độ ẩm.

 Sau khi đổ tối thiểu 10h phải tưới nước bảo dưỡng BT. Vào ban ngày cứ cách 2h tưới một lần. Vào ban đêm tưới 2 lần trong điều kiện thời tiết nắng nóng.

 Phủ lên khối BT vừa đổ những bao tải ướt khi những khối đổ đó bị phơi ở ngoài nắng, sau khi BT bắt đầu ninh kết thì ta phủ lên mặt BT một lớp cát, mùn cưa và tưới hằng ngày.

 Thời gian bảo dưỡng BT do thí nghiệm qui định phụ thuộc vào loại xi măng, thời tiết, khí hậu, sau đây là thời gian tham khảo:

* Lọai xi măng pooclăng về mùa hạ là 14 ngày, về mùa đông là 7 ngày. * Lọai xi măng puzơlan về mùa hạ là 28 ngày, về mùa đông là 14 ngày.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập Hồ sơ dự thầu tại Công ty TNHH XD Phú Thuận (Trang 47 - 52)