Biện pháp quản lí chất lượng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập Hồ sơ dự thầu tại Công ty TNHH XD Phú Thuận (Trang 62 - 64)

IV) THI CÔNG PHẦN HOÀN THIỆN.

2)Biện pháp quản lí chất lượng.

Theo Nghị định 52/1999/ NĐ-CP ngày 08 tháng 07 năm 1999 của Chính phủ về việc quản lí chất lượng công trình và Quyết định số 18/2003 / QĐ-BXD ngày 27 tháng 06 năm 2003 của Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng , đơn vị đã nắm bắt kịp thời và tuân thủ các qui định của Nhà nước về công tác QLCL công trình xây dựng cơ bản.

Để đảm bảo chất lượng công trình xây dựng, đơn vị chúng tôi đề ra một số giải pháp như sau:

2.1) Về tổ chức quản lí.

 Trên công trường luôn có một Kỹ sư phụ trách và 02 cán bộ chuyên môn, có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra và xử lý kịp thời các vướng mắc kỹ thuật liên quan đến chất lượng công trình.

 Cán bộ giám sát chất lượng trên công trường luôn kiểm tra, tổ chức, nghiệm thu nội bộ nội dung các công tác trước khi báo cáo cho CĐT và các tổ chức liên quan.

 Thường xuyên nhắc nhở đội thi công thực hiện công tác nghiệm thu tại hiện trường, kết hợp với tư vấn giám sát lập biên bản thí nghiệm và lấy mẫu thí nghiệm theo qui định.

2.2) Về quản lí chất lượng công trình.

Tại công trường đơn vị có bố trí các thiết bị cần thiết để giúp cho cán bộ kỹ thuật tại công trường quản lí được chất lượng thi công.

 Đối với công tác trắc địa: Bố trí 01 máy kinh vĩ và 01 máy thủy chuẩn để thường xuyên kiểm tra cao trình, tim đường để hạn chế sai sót đến mức thấp nhất.

 Đối với công tác bê tông: Bố trí bộ khuôn lấy mẫu bê tông bằng thép 15x15x15 và phễu bình côn tiêu chuẩn để thử độ sụt của vữa BT, thùng cân, đong để xác định các mẻ trộn theo đúng thiết kế cấp phối.

 Đối với vật liệu, đơn vị sẽ xuất trình tất cả các văn bản, chứng chỉ xưởng của nhà sản xuất và đánh giá chất lượng các loại vật liệu, thiết bị, thiết kế cấp phối vữa,… cho Chủ đầu tư trước khi đưa vật tư, thiết bị và công trình.

2.3) Về tổ chức giám sát thi công.

giám sát công việc hàng ngày, phát hiện sửa chữa kịp thời những sai sót về kĩ thuật – trong suốt quá trình thi công.

 Báo cáo khối lượng hoàn thành để ban quản lí dự án tổ chức nghiệm thu khối lượng hoàn thành định kì hàng tháng.

 Công tác nghiệm thu giai đoạn sẽ tiến hành tổ chức nghiệm thu xác nhận công việc hoàn thành trước khi chuyển sang công việc khác.

 Thực hiện ghi chép nhật kí công trình phản ảnh đầy đủ diễn biến thi công.

Những sửa đổi bổ sung chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của cơ quan chủ đầu tư và thiết kế bằng văn bản pháp lí.

 Công ty sẽ lập hồ sơ hoàn công thể hiện khối lượng thi công hoàn thành để lưu trữ và sẽ thực hiện đúng các yêu cầu kĩ thuật, biện pháp tổ chức thi công được lập và sẽ hoàn thành bàn giao đúng theo tiến độ, thời hạn hợp đồng.

2.4) Các tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng để thi công và nghiệm thu.

Chất lượng về vật liệu được kiểm tra, đánh giá theo các TCVN sau đây :

 Đá dăm : TCVN - 1771 - 86

 Cốt thép trong xây dựng : TCVN - 5574 - 91

 Chất lượng thép trong thi công : TCVN - 1651 - 85

 Nước cho bê tông vào vữa xây : TCVN - 4560 - 87 Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu:

+ Định vị công trình : TCVN - 3972 - 82

+ Thi công và nghiệm thu công tác nền móng : TCVN - 79 - 80

+ Công tác xây gạch đá : TCVN - 4085 - 85

+ Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối : TCVN - 4453 - 95

+ Lấy mẫu bê tông : TCVN - 3105 - 93

+ Gia công cốt thép : TCVN – 8874 - 91

+ Kết cấu ván khuôn : TCVN - 5724 - 93

+ Bê tông nặng – Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên : TCVN - 4591 - 91

+ Đánh giá chất lượng công tác xây lắp : TCVN - 5638 - 91

+ Điện trong nhà : TCVN - 25 - 91

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập Hồ sơ dự thầu tại Công ty TNHH XD Phú Thuận (Trang 62 - 64)