Thi công bêtông móng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập Hồ sơ dự thầu tại Công ty TNHH XD Phú Thuận (Trang 42 - 47)

V) TỔ CHỨC CUNG ỨNG VẬT TƯ.

5)Thi công bêtông móng.

+ Lắp dựng ván khuôn vào đúng vị trí cho toàn bộ các hố móng theo bản vẽ thiết kế - thi công, sau đó kiểm tra lại kích thước, tim trục thiết kế, đánh dấu độ cao xong ta mới tiến hành đổ lớp bê tông lót đá (4x6) trình tự theo hướng thi công đã chọn.

+ Lắp dựng ván khuôn, cốt thép đế móng và cốt thép trụ móng vào đúng vị trí trên lớp bê tông lót, sau khi kiểm tra kích thước, tim trục, độ thẳng đứng, rồi tiến hành đổ bê tông trình tự theo hướng thi công đã chọn.

+ Sử dụng đầm dùi để đảm bảo cho khối bê tông đồng nhất, đặc chắc bám chặt vào cốt thép để toàn khối bê tông cốt thép cùng chịu lực.

+ Lấy mẫu thí nghiệm và bảo dưỡng bê tông theo qui định.

5.1) Bê tông cốt thép.

Công tác bê tông được thi công và nghiệm thu theo TCVN 4453-1995 “ Kết cấu bê tông cốt thép toàn khối”.

Công tác bê tông được tiến hành sau khi đã nghiệm thu ván khuôn và cốt thép.

5.1.1) Gia công cốt thép.

+ Thép sử dụng thi công công trình là thép liên doanh Poma ( Việt Ý). Chất lượng thép phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam 1651-85 “Thép cán nóng, thép cốt thép bê tông”

+ Cốt thép sử dụng cho công trình theo thiết kế qui định thuộc nhóm AI, AII thỏa mãn các điều kiện sau:

* AI – CT3 từ fi 6 đến fi 8: có Ra >= 2100 Kg/cm2. * AII – CT5 từ fi 10 đến fi 25: có Ra >= 2700 Kg/cm2. * Môđun đàn hồi: E = 2,1 x 105 Kg/ cm2.

+ Truớc khi lắp đặt yêu cầu thanh thép phải thẳng, bề mặt sạch không dính bùn đất, dầu mỡ, rỉ sét…Liên kết bối buộc cốt thép bằng 2 phương pháp: Phương pháp hàn và nối buộc bằng thủ công.

+ Chủng loại cốt thép được sử dụng thao đúng bản vẽ thi công. + Sai lệch cốt thép đã gia công theo ( TCVN 4453-95).

• Sai lệch kích thước theo chiều dài của cốt thép chịu lực: - Trên mỗi mét dài: +- 5mm.

- Sai lệch về vị trí điểm uốn: +- 20mm. - Sai lệch về góc uốn: 30.

- Sai lệch về kích thước uốn: + a; với a là chiều của lớp bê tông bảo vệ.

+ Liên kết cốt thép: liên kết cốt thép trụ bằng phương pháp hàn, các liên kết khác bằng nối buộc.

+ Thí nghiệm: Cốt thép đưa vào thi công đều có chứng chỉ của nơi sản xuất. Công ty sẽ lấy mẫu thí nghiệm theo TCVN 197-85, TCVN 198-85, nếu có yêu cầu.

5.1.2) Ván khuôn đà giáo.

Các yêu cầu kĩ thuật đối với công tác ván khuôn:

+ Bảo đảm đúng kích thước, hình dạng cấu kiện các bộ phận kết cấu công trình. + Bảo đảm ổn định, chắc chắn và bền vững khi đổ bê tông có người và thiết bị vận hành, di chuyển bên trên bề mặt côppha.

+ Phải gọn nhẹ, dễ dàng, lắp và tháo, bề mặt ván khuôn đảm bảo độ phẳng và nhẵn. Công ty chúng tôi sẽ đưa vào sử dụng cho công trình 1loại côppha như sau: sử dụng côppha gỗ đà giáo cây chống gỗ cho các bộ phận kết cấu của công trình.

5.1.3) Cấp phối bê tông.

Những yêu kĩ thuật đối với vữa bê tông:

+ Phải được trộn đều và đảm bảo sự thống nhất về thành phần.

+ Đảm bảo đủ số lượng và đúng thành phần cốt liệu, đúng số hiệu Mác bê tông theo thiết kế và kết quả thiết kế cấp phối.

+ Đảm bảo độ sụt đúng theo yêu cầu của thiết kế qui định và độ sụt theo thí nghiệm phải phù hợp với độ sụt của vữa tại hiện trường.

5.1.4) Trộn bê tông.

* Những yêu cầu kĩ thuật đối với trộn bê tông:

+ Bê tông được trộn bằng máy trộn ( máy trộn tại hiện trường xây lắp) bảo đảm sự đồng nhất về thành phần theo kết quả bảng tính cấp phối. Sử dụng đúng các chủng loại vật liệu: xi măng, cát, đá…đã được cơ quan chức năng chuyên ngành thí nghiệm.

+ Bảo đảm về trình tự cốt liệu đổ vào cối trộn và yêu cầu về thời gian trộn theo qui định. Thời gian máy trộn được qui định phụ thuộc vào độ sụt của bê tông và dung tích thùng của máy trộn.

* Trình tự trộn: Sau khi đổ cốt liệu và xi măng vào thùng trộn ta cho thùng quay trộn đều hỗn hợp khô, sau đó mới đổ nước để trộn ướt. Cả 2 quá trình này thường thực hiện trong khoảng 20 vòng quay của thùng trộn.

* Thời gian trộn: Thời gian ít nhất để trộn hỗn hợp bê tông dẻo theo qui định dưới đây ( thời gian trộn tính bằng phút ).

Độ sụt của vữa bê tông (cm )

Dung tích thùng của máy trộn (lít )

400 500 - 800 1000 - 1500 2000 - 2400

< 6 1,5 1,5 2,0 2,5

> 6 1,0 1,5 1,5 2,0

5.1.5) Bảo dưỡng bê tông.

+ Bảo dưỡng thực hiện sau khi đổ bê tông là tạo điều kiện tốt nhất cho sự đông kết của khối bê tông đó. Công tác bảo dưỡng bê tông phải tuân thủ qui phạm hiện hành.

+ Bảo đảm về nhiệt độ và độ ẩm cần thiết để bê tông đạt được cường độ cao. Ta có thể phủ lên mặt bê tông một lớp mùn cưa, hoặc cát…và tưới nước hằng ngày.

5.1.6) Vận chuyển vữa bê tông.

Những yêu cầu vận chuyển vữa bê tông:

+ Nơi chế tạo vữa và các phương tiện để vận chuyển phải có thiết bị để che chắn tránh nắng mưa.

+ Thiết bị vận chuyển kín để tránh cho nước xi măng không bị rò rỉ, chảy mất nước. + Tránh gây chấn động mạnh để khỏi để khỏi gây phân tầng cho vữa bê tông.

+ Thời gian vận chuyển ngắn, tùy theo vị trí mặt bằng để chọn phương tiện vận chuyển

5.1.7) Phương tiện vận chuyển.

+ Các phương tiện cơ giới và nửa cơ giới hoạt động với năng suất cao, thường dùng để vận chuyển trong phạm vi xa, khối đổ bê tông lớn, phục vụ cho các trạm trộn cố định. + Công ty sử dụng phương tiện thô sơ thông thường để đổ bê tông như máy cút kít, cự ly vận chuyển chỉ nên dùng trong phạm vi < 10m, sức chở từ 60-80 kg.

Thời gian cho phép khi vận chuyển vữa bê tông.

Điều kiện nhiệt độ ( 0C ) Thời gian vận chuyển cho phép ( phút )

Từ 10 - 20 60

Từ 5 - 10 60

5.1.8) Đổ bê tông.

 Công tác chuẩn bị:

+ Ở các khe nối của ván khuôn phải kín, nếu hở trong phạm vi cho phép < 4mm thì tưới nước cho gỗ nở ra, nếu hở > 5mm thì chèn kín bằng giấy xi măng hoặc nêm bằng nêm tre hay gỗ.

+ Về mùa khô phải tưới nước vào ván khuôn cho thật nhiều, không những chỉ làm gỗ nở ra bịt kín các khe hở mà còn làm cho ván khuôn không hút nước của vữa bê tông.

+ Ván khuôn cần được quét một lớp chống dính để bảo đảm tháo gỡ được dễ dàng. + Phải kiểm tra hình dáng, kích thước vị trí và độ ổn định của ván khuôn, cốt thép, kiểm tra giàn giáo, cột chống, sàn công tác trước khi đổ bê tông.

+ Bạt che mưa kích thước cỡ lớn phòng khi gặp mưa, nhất là công trình thi công trong mùa mưa, bão.

Trong suốt quá trình đổ bê tông, ta thường xuyên kiểm tra giàn giáo, sàn công tác, ván khuôn, thanh chống. Tất cả những sai sót, hư hỏng phải được sửa chữa ngay, kịp thời.

 Phương pháp và kĩ thuật đổ bê tông. Khi đổ bê tông cần chú ý đến các nguyên tắc sau:

+ Vận chuyển tới đặt trên các sàn công tác để đổ xuống các kết cấu công trình cần đổ. Không được đổ vữa bê tông rơi tự do từ độ cao >1,5m đối với bê tông thường và lớn hơn 1m đối với bê tông có độ rỗng lớn, để tránh hiện tượng bê tông bị phân tầng.

+ Đổ bê tông sàn: chỉ đổ thành một lớp theo độ dày thiết kế và đổ theo hướng giật lùi.

5.1.9) Đầm bê tông.

 Mục đích.

- Nhằm bảo đảm cho khối bê tông được đồng nhất, đặc chắc không bị rỗng hoặc bị rỗ bề mặt cấu kiện công trình.

- Nhằm bảo đảm cho bê tông bám chặt vào cốt thép để toàn khối BTCT cùng chịu lực.

- Khi bê tông được đổ thành nhiều lớp thì phải dùng xà beng để chọc sâu xuống lớp dưới chừng 5cm để đảm bảo các lớp liên kết với nhau được tốt.

- Sử dụng vồ gỗ để gõ mạnh vào thành cả trong lẫn ngoài ván khuôn, để sau khi tháo dỡ khối bê tông sẽ được phẳng, nhẵn và không bị rỗ.

- Khi đầm phải theo thứ tự tránh bỏ sót sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng bê tông. Đầm đến khi vữa bê tông không lún xuống nữa, lớp trên mặt bê tông xuất hiện sữa xi măng là được.

** Đầm bằng phương pháp máy đầm:

Khi máy gây chấn động, vữa bê tông bị rung lên làm cho lực ma sát giữa các hạt cốt liệu giảm đi và độ chảy của vữa tăng lên nên các hạt cốt liệu dần dần lắng xuống xích lại gần nhau và đẩy không khí ra ngoài để làm cho bê tông được đặc chắc. Mặc khác, cũng do chấn động, nếu độ sụt của vữa > 8cm sẽ làm cho vữa xi măng cát chóng nổi lên mặt đồng thời cốt liệu lớn lắng xuống và gây ra hiện tượng phân tầng.

+ Công ty sử dụng các loại đầm như: đầm chấn động trong, đầm chấn động mặt.

- Đầm chấn động trong ( đầm dùi ): Dùng đầm bê tông khối lớn như: móng, cột. Chiều dày của lớp BT từ 20–60cm. Đầu đầm dùi phải ăn sâu xuống lớp bê tông phía dưới từ 5–10cm để liên kết hai lớp với nhau. Thời gian đầm mỗi vị trí từ 30–40 giây. Khoảng cách di chuyển đầm dùi không được quá 1,5 lần bán kính tác dụng của đầm. Chuyển đầm bằng cách rút từ từ không được tắt máy để tránh lưu lại độ rỗng trong bê tông ở chỗ đầm vừa xong.

- Đầm chấn động mặt ( đầm bàn ): Dùng đầm những lớp bê tông trên cùng như tấm bản, sàn tầng, với các kết cấu không CT hoặc chỉ có một tầng CT thì chiều dày lớp BT được đầm h < 20cm. Nếu trong kết cấu có 2 lớp cốt thép thì h < 12cm.

Thời gian đầm một chỗ từ 30 – 50 giây. Khi dùng đầm mặt phải kéo đầm từ từ và đảm bảo vị trí để giải đầm sau gối lên giải đầm trước một khoảng 5 – 10cm.

+ Khi sử dụng các loại đầm này phải tránh làm sai lệch vị trí cốt thép, ván khuôn. Dấu hiệu chứng tỏ đầm xong là không còn thấy vữa BT sụt lún rõ ràng, trên mặt bằng phẳng, không có nước xi măng nổi lên.

+ Dùng được vữa BT khô nên tiết kiệm được xi măng từ 10 – 15%. Do giảm được xi măng trong vữa BT nên giảm được sự co ngót trong BT nên ít xuất hiện khe nứt.

+ Giảm được lực lượng công nhân cần đầm tới 3 lần so với phương pháp thủ công. + Do giảm được nước trong BT nên cường độ chống thấm trong vữa BT được tăng lên nhiều.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập Hồ sơ dự thầu tại Công ty TNHH XD Phú Thuận (Trang 42 - 47)