Điều kiện kinh tế xã hội và xu hướng phát triển của kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình lý thuyết cho kênh phát thanh kinh tế chuyên biệt trên Đài tiếng nói Nhân dân TPHCM (Trang 42 - 44)

ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG KÊNH KINH TẾ CHUYÊN BIỆT TẠI ĐÀI TIẾNG NÓI NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1 Điều kiện kinh tế xã hội và xu hướng phát triển của kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

ĐÀI TIẾNG NÓI NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chƣơng này khảo sát những yếu tố liên quan đến điều kiện cần và đủ để xây dựng kênh phát thanh kinh tế chuyên biệt cho Đài tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là những yếu tố thiết yếu, đảm bảo cho đề xuất xây dựng kênh phát thanh kinh tế chuyên biệt của luận văn có tính khả thi, có khả năng áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Nội dung cụ thể của chƣơng 3 gồm: điều kiện kinh tế -xã hội và xu hƣớng phát triển của thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu và thói quen sử dụng các phƣơng tiện truyền thông của ngƣời dân thành phố Hồ Chí Minh, và chiến lƣợc phát triển cũng nhƣ điều kiện cơ sở vật chất của Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM.

3.1 Điều kiện kinh tế - xã hội và xu hướng phát triển của kinh tế thành phố Hồ Chí Minh Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dƣơng, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đƣờng bộ, trung tâm thành phố cách cách bờ biển Đông 50 km theo đƣờng chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đƣờng bộ, đƣờng thủy và đƣờng không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 20,2% tổng sản phẩm và 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp của cả quốc gia. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy và đƣờng không.

Là một trong hai trung tâm truyền thông của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 38 đơn vị báo chí thành phố và 113 văn phòng đại diện báo chí trung ƣơng và các tỉnh, 3 nhà xuất bản của thành phố và 21 chi nhánh nhà xuất bản trung ƣơng cùng mạng lƣới thông tấn xã, các đài phát thanh, truyền hình địa phƣơng và trung ƣơng. Tổng cộng, trên địa bàn thành phố hiện nay có trên một nghìn ngƣời hoạt động trong lĩnh vực báo chí.

Trong lĩnh vực xuất bản, từ năm 1995 tới nay, ba nhà xuất bản của thành phố chiếm 1/7 số đầu sách xuất bản của cả Việt Nam. Ƣớc tính khoảng 60 đến 70% số lƣợng sách của cả nƣớc đƣợc phát hành tại Thành phố Hồ Chí Minh. Những năm gần đây, nhiều trung tâm sách, cửa hàng sách hiện đại xuất hiện. Sài Gòn cũng là nơi ra đời tờ Gia Định báo, tờ báo quốc ngữ đầu tiên. Sài Gòn giải phóng, Thanh Niên, Tuổi Trẻ nằm trong số những tờ báo lớn nhất Việt Nam hiện nay. Ngoài ra còn có thể kể đến những báo và tạp chí lớn khác nhƣ Công an

thành phố, Người lao động, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Thời trang, Thế giới mới, Kiến thức ngày nay... Ngoài báo chí tiếng Việt, Thành phố Hồ Chí Minh còn có Saigon Times daily, Thanhniennews bằng tiếng Anh, một ấn bản Sài Gòn giải phóng bằng tiếng Hoa.

Truyền hình đã xuất hiện tại Sài Gòn từ trƣớc năm 1975, khi miền Bắc còn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Ngay sau ngày chính quyền Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, Đài truyền hình Giải phóng đã bắt đầu phát sóng.

Theo định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố giai đoạn 2011-2015, kế hoạch GDP của thành phố tăng từ 12% trở lên vào năm 2011. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp cũng tăng lên đáp ứng cho nhu cầu phát triển, mở rộng sản xuất, kinh doanh. Theo chƣơng trình việc làm của thành phố, năm 2011 thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu trên 265.000 lao động kể cả nhu cầu về lao động thay thế và lao động tuyển mới (khoảng 120.000 chỗ làm việc mới). Trong đó lao động phổ thông chiếm trên 45%, trình độ đại học, cao đẳng khoảng 20%, lao động có trình độ từ sơ cấp nghề đến trung cấp chiếm khoảng 35%.

“TP.HCM phải tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới công tác tuyên truyền, công tác chính trị tƣ tƣởng, tạo sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị, sự đồng thuận cao trong toàn xã hội về chủ trƣơng kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Mặc dù kinh tế TP.HCM đang bị tác động bất lợi trong bối cảnh khó khăn chung, nhƣng các ngành, các cấp phải nỗ lực hết sức mình, huy động mọi nguồn lực xã hội để giữ tăng trƣởng, phát triển bền vững, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội và giữ vững ổn định chính trị” - đó là những vấn đề cốt lõi mà đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thƣ Thành ủy TPHCM đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên, báo Đài Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2011, thành ủy tiếp tục yêu cầu các cấp, các ngành tập trung quán triệt và xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2011. Trong đó, nhanh chóng tổ chức quán triệt và xây dựng chƣơng trình hành động thực hiện các nghị quyết của Trung ƣơng và

Thành ủy; tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố, hội đồng nhân dân xã, thị trấn nhiệm kỳ 2011 - 2016; nâng cao chất lƣợng, hiệu quả thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”, góp phần ngăn ngừa sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; tập trung xây dựng tổ chức Đảng, xây dựng chính quyền, mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội và đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức, góp phần xây dựng hệ thống chính trị các cấp trong sạch, vững mạnh.

Thành phố mang tên Bác là một trong những địa phƣơng đi đầu trong phát triển kinh tế. Thành ủy kêu gọi toàn Đảng bộ, toàn quân và đồng bào thành phố tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng kiên cƣờng, năng động, sáng tạo, đoàn kết, ra sức khắc phục khó khăn, vƣợt qua thách thức, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nƣớc, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trong năm 2011 và các nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và cả hệ thống chính trị. Những nỗ lực đó nhằm quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Đảng ngay từ năm đầu nhiệm kỳ, tạo thế và lực mới trong thực hiện Nghị quyết những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình lý thuyết cho kênh phát thanh kinh tế chuyên biệt trên Đài tiếng nói Nhân dân TPHCM (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)