Nhu cầu và thói quen sử dụng các phƣơng tiện truyền thông đại chúng của ngƣời dân thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình lý thuyết cho kênh phát thanh kinh tế chuyên biệt trên Đài tiếng nói Nhân dân TPHCM (Trang 44 - 45)

ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG KÊNH KINH TẾ CHUYÊN BIỆT TẠI ĐÀI TIẾNG NÓI NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.2. Nhu cầu và thói quen sử dụng các phƣơng tiện truyền thông đại chúng của ngƣời dân thành phố Hồ Chí Minh

ngƣời dân thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh đang thực sự trở thành một trung tâm thông tin sôi động của khu vực và cả nƣớc. Từ rất lâu Sài Gòn- Thành phố Hồ Chí Minh là “miền đất hứa”, và là “cái nội” báo chí của cả nƣớc. Thói quen đọc báo ăn sâu mọi tầng lớp xã hội. Báo chí luôn luôn phát triển các thể loại, cải tiến hình thức và đội ngũ làm báo ngày càng đa dạng, từ nhà quản lý, nhà khoa học, thầy giáo, bác sĩ đều tham gia viết báo… Có thể nói báo chí thành phố Hồ Chí Minh đã đi đầu trong việc chuyển qua chế độ hạch toán kinh tế, xóa bỏ bao cấp, đƣa hoạt động báo chí vào quỹ đạo chung của nền kinh tế thị trƣờng, đạt hiệu quả kinh tế, đầu tƣ các trang thiết bị máy móc và tăng dần mức thu nhập của đội ngũ những ngƣời làm báo. Ngoài ra các loại hình báo in, báo hình, báo nói truyển thồng, hệ thống báo diện tử và trang tin điện tử cũng đang phát triển mạnh phục vụ nhu cầu thông tin ngày càng cao của ngƣời dân thành phố Hồ Chí Minh.

Riêng về lĩnh vực báo nói, từng đƣợc xem là một trong những phƣơng tiện giải trí và thông tin chủ yếu của mọi ngƣời trong một khỏang thời gian dài, chiếc radio đã có lúc tƣởng chừng bị lãng quên do sự phát triển chóng mặt của công nghệ… Tuy nhiên sự lên ngôi của

điện thoại di động và công nghiệp ô tô đƣợc coi là cứu cánh của ngành phát thanh với việc tích hợp chức năng nghe radio trong các phƣơng tiện này.

Theo nghiên cứu của TNS về thính giả của Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM tháng 7.2007 thì đối tƣợng thính giả tập trung vào giới trẻ từ 15 – 34 tuổi, Chiếm 55,1% tổng số thính giả với các chƣơng trình giải trí mà giới trẻ yêu thích nhƣ ca nhạc, giao lƣu với những ngƣời nổi tiếng. Bên cạnh giới trẻ, các tầng lớp ngƣời lao động, trung niên, lớn tuổi cũng chọn radio là phƣơng tiện giải trí và cập nhật thông tin hiệu quả. Về mức lƣơng thì có 21,6% ngƣời nghe radio có thu nhập cao. Số thính giả có thu nhập trung bình là 34,6%. Chiếm gần một nửa, 43,8% là thính giả có thu nhập thấp. Nhƣ vậy, nếu tính theo thu nhập thì các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiếp cận với đối tƣợng mục tiêu có thu nhập trung bình và thấp. Tuy nhiên, đừng vì vậy mà nghĩ ngƣời giàu không nghe radio. Các nhân sự cấp cao, đối tƣợng có địa vị cao đi lại bằng xe hơi thì việc nghe đài hoàn toàn có thể. Đó là lý do vì sao, các đại gia trong các ngành FMCG hay tài chính ngân hàng, công nghệ nhƣ Unilever, ANZ, Western Union, IBM… liên tục sử dụng radio nhƣ kênh truyền thông chiến lƣợc.

Theo đánh giá của thính giả nghe Đài, nếu đọc báo in, bạn cần phải có ánh sáng, xem truyền hình, đọc báo mạng điện tử thì phải có một chiếc tivi, có máy tính hoặc phƣơng tiện nối mạng internet… Hơn nữa tất cả các phƣơng tiện này đòi hỏi bạn phải tập trung cao độ trong một điều kiện không gian tƣơng đối ổn định thì mới có thể hƣởng thụ trọn vẹn thông tin. Nhƣng phát thanh đơn giản hơn thế rất nhiều. Chỉ với một chiếc radio nhỏ nhẹ, rẻ tiền và nguồn năng lƣợng cũng rất rẻ, bạn có thể vừa nghe chƣơng trình phát thanh vừa làm mọi công việc, kể cả lái xe ô tô hay đi bộ tập thể dục trong công viên… Đó cũng chính là lý do để Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM vững tin vào một tƣơng lai tƣơi sáng của ngành phát thanh nói chung và mạnh dạn xây dựng một chiến lƣợc phát triển mạnh trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình lý thuyết cho kênh phát thanh kinh tế chuyên biệt trên Đài tiếng nói Nhân dân TPHCM (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)