Đánh giá chung về tính hiệu quả của các kênh chuyên biệt: 1 Về nội dung và hình thức thể hiện trong tuyên truyền:

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình lý thuyết cho kênh phát thanh kinh tế chuyên biệt trên Đài tiếng nói Nhân dân TPHCM (Trang 39 - 42)

công và hạn chế

2.4.Đánh giá chung về tính hiệu quả của các kênh chuyên biệt: 1 Về nội dung và hình thức thể hiện trong tuyên truyền:

2.4.1 Về nội dung và hình thức thể hiện trong tuyên truyền:

Ngày nay, trong tiến trình đổi mới của đất nƣớc, báo chí phát triển mạnh do nhu cầu thông tin thời mở cửa và sự phát triển nhƣ vũ bão công nghệ thông tin - truyền thông. Sự cạnh tranh thông tin cùng với sự ra đời của các loại hình báo chí, để tồn tại, và cạnh tranh với các loại hình báo in, báo điện tử, phát thanh nhất định cần phải đổi mới. Đổi mới cả về nội dung thông tin, cách đƣa thông tin,hình thức thể hiện đến công chúng theo hƣớng phát thanh hiện đại. Đây là những kênh phát thanh dành riêng cho từng nhóm đối tƣợng do đó có nội dung chuyên sâu, thích hợp. Để không gây nhàm chán thì kênh phát thanh đòi hỏi rất cao ở ngƣời xây dựng chƣơng trình.

Tính hiệu quả trong tƣơng tác cũng là một trong những tiêu chí của phát thanh hiện đại. Chính tính trực tiếp, tính mở, tính tức thời của phát thanh tạo điều kiện để thực hiện tƣơng tác. Báo chí của chúng ta thực hiện chức năng là thông tin tuyên truyền về chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc, đồng thời là diễn đàn của đông đảo quần chúng, nhân dân. Sự tƣơng tác đã giúp cho phát thanh thực sự là diễn đàn để mỗi ngƣời dân có điều kiện thực hiện, trao đổi, trình bày những ý kiến của mình về các sự kiện diễn ra trong đời sống xã hội, với Đảng, Nhà nƣớc và những ngƣời khác. Tƣơng tác trên làn sóng phát thanh cũng thể hiện dân chủ thực sự trong đời sống xã hội và tự do ngôn luận đƣợc thực hiện trong thực tế.

Con ngƣời trong cuộc sống hiện đại có rất nhiều nguồn tiếp nhận thông tin, và công chúng thông thƣờng sẽ chọn những phƣơng tiện truyền thông nào cung cấp các nguồn thông tin mà mình quan tâm nhất để lắng nghe, để xem theo ý thích của mình. Vì vậy, bên cạnh xu hƣớng tập trung hóa thì phi tập trung hóa các nguồn thông tin là cách thức để thông tin có hiệu quả. Mỗi hệ phát thanh, kênh phát thanh hiện có tại Việt Nam đang chuyển mình mạnh hơn, thể hiện rõ nét hơn bản sắc, phong cách riêng của mỗi hệ, hƣớng tới những nhóm đối tƣợng cụ thể hơn với các nội dung, hình thức thể hiện phù hợp hơn.

Qua thực tế cho thấy các kênh phát thanh chuyên biệt đã đáp ứng đƣợc nhiều yêu cầu của thính giả về nội dung và hình thức thực sự đáp ứng đƣợc khẩu vị, nhu cầu riêng của công chúng theo từng nhóm nhỏ, do đó, dễ tiếp cận, chiếm lĩnh, thuyết phục, lôi cuốn từng nhóm, từng bộ phận công chúng.

2.4.2 Hiệu quả từ sự quan tâm của thính giả:

Nhƣ thống kê của TNS Media Việt Nam đã công bố kết quả của cuộc khảo sát thính giả nghe đài trên cả nƣớc, XONE FM hiện đứng đầu trên tất cả các kênh radio khác tại Việt Nam với 10.4 triệu thính giả độ tuổi từ 15-35, chiếm 56.5% tổng số lƣợng thính giả nghe đài tại Việt Nam.

Nhà báo Nguyễn Trọng Huân- Đài Tiếng nói Việt Nam cho biết, kể từ khi phát sóng đến nay VOV Giao thông đã có khoảng 30 triệu thính giả thƣờng xuyên, và mỗi ngày có khoảng 1.500 cuộc gọi tới từ Hà Nội. Riêng kênh giao thông đô thị cùa Đài Tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cũng thống kê mỗi ngày trung bình cũng có trên 1000 cuộc gọi đến. Điều đó đủ cho thấy sức hấp dẫn của kênh này với khán, thính giả .

Nếu xét ở phƣơng diện phủ sóng rộng thì phát thanh luôn vững vàng ở vị trí số một so với tất cả các loại hình báo chí khác nhƣ báo in, báo hình, báo mạng điện tử. Chính vì đặc điểm đơn giản về kỹ thuật, rẻ tiền về phƣơng tiện mà ở Việt Nam, từ miền núi đến hải đảo xa xôi hay nông thôn đều có sự hiện hữu của chiếc radio.

Các kênh phát thanh chuyên biệt có sự tƣơng tác với thính giả một cách rõ nét, có thể coi đây là một chƣơng trình phát thanh hiện đại.Thực tế các chƣơng trình phát thanh truyền thống của chúng ta lâu nay có thể đầu tƣ rất kĩ về nội dung nhƣng yếu tố tƣơng tác không đƣợc chú trọng, chúng ta tự tạo ra rào cản giữa nguồn tin với đối tƣợng thụ hƣởng. Việc đƣa thông tin thuần túy khách quan là một sự tất yếu thôi nhƣng thông tin cần đƣợc mở rộng, đƣợc gia tăng giá trị. Cách nhanh nhất vẫn là sự tƣơng tác với thính giả.

Tiểu kết:

Trong cuộc sống hiện đại, công chúng có thể chọn những phƣơng tiện truyền thông nào cung cấp các nguồn thông tin mà mình quan tâm nhất phù hợp với ý thích của mình. Vì vậy, bên cạnh xu hƣớng tập trung hóa thì phi tập trung hóa các nguồn thông tin là cách thức để thông tin có hiệu quả. Hòa nhập với xu thế chung của phát thanh hiện đại trên thế giới, các Đài phát thanh đã hình thành nhiều kênh phát thanh chuyên biệt. Mỗi hệ phát thanh, kênh phát thanh hiện có tại Việt Nam đang chuyển mình mạnh hơn, thể hiện rõ nét hơn bản sắc, phong cách riêng của mỗi hệ, hƣớng tới những nhóm đối tƣợng cụ thể hơn với các nội dung, hình thức thể hiện phù hợp hơn. Qua quá trình nghiên cứu về sự thành công và hạn chế của các kênh chuyên biệt hiện có tại Việt Nam, có thể thấy sự khác biệt giữa kênh tổng hợp và kênh riêng biệt.

Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM trong thời gian qua cũng đã xây dựng đƣợc một kênh phát thanh chuyên về giao thông. Tuy nhiên, kênh chỉ phục vụ cho một nhóm đối tƣợng quan tâm đến lĩnh vực giao thông, đô thị. Trong khi thực tế hiện nay, các vấn đề liên quan đến kinh tế luôn là một trong những vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của thính giả nghe Đài. Với những điều kiện cần và đủ hiện nay, Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có đầy đủ điều kiện để cho ra đời thêm kênh phát thanh chuyên biệt dành riêng cho lĩnh vực kinh tế phục vụ cho nhu cầu cần nằm bắt thông tin của thính giả. Trong chƣơng sau, tôi sẽ có trình bày những phân tích, đề xuất cụ thể hơn trong việc cấp thiết phải xây dựng kênh kinh tế chuyên biệt trên sóng FM của Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM.

CHƢƠNG 3:

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình lý thuyết cho kênh phát thanh kinh tế chuyên biệt trên Đài tiếng nói Nhân dân TPHCM (Trang 39 - 42)