Câu đơn đặc biệt

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm ngôn ngữ trần dần trong tiểu thuyết “những ngã tư và những cột đèn” (Trang 56 - 58)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Câu đơn đặc biệt

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn

Theo Diệp Quang Ban: “Câu đơn đặc biệt là cấu trúc câu có một trung tâm cú pháp chính (có thể có thêm một trung tâm cú pháp phụ), không chứa hay không hàm ẩn một trung tâm cú pháp thứ hai có quan hệ với nó như là quan hệ giữa chủ ngữ với vị ngữ.” [4, tr. 153]. Nó không đòi hỏi phải có thêm một trung tâm cú pháp thứ hai và không thể xác định trung tâm cú pháp sẵn có ấy là chủ ngữ hay vị ngữ.

Xét theo cấu trúc, có thể phân loại thành câu đơn đặc biệt – danh từ, tức là câu có một trung tâm cú pháp chính là danh từ, hoặc cụm danh từ. Loại thứ hai là câu đơn đặc biệt – vị từ, có một trung tâm cú pháp chính là vị từ hoặc cụm vị từ.

Về chức năng, câu đơn đặc biệt thường được dùng để chỉ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng, hoặc có giá trị nhấn mạnh một sắc thái, nội dung ý nghĩa; rất hiệu quả khi thể hiện những nhận xét, bình luận.

Trước hết, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy câu đặc biệt trong tác phẩm

Những ngã tư và những cột đèn rất phong phú về hình thức. Có những câu đặc biệt có cấu tạo từ một cụm từ, có câu do nhiều cụm từ kết hợp tạo thành.

Chúng tôi nhận thấy, kiểu câu đơn đặc biệt do một ngữ tạo thành được dùng nhiều nhất để chỉ yếu tố thời gian, đây là loại câu đơn đặc biệt – danh từ. Các cấu trúc chỉ khoảng thời gian giờ, buổi, ngày, tháng… thường được nhấn mạnh ngay từ đầu đoạn văn, lặp lại liên tục trong các đoạn kế cận nhau, như trong các ví dụ sau:

Buổi đêm. Trên đường về tôi nhớ lại trò mách lẻo của thằng Ngỡi.” [67, tr. 46]; “Buổi sáng. Hôm nay là ngày mồng ba tiếp quản.” [67, tr. 48]; “Buổi tối. Tôi lại rúc mắt vào cuốn truyện.” [67, tr. 50].

Tháng bảy 1965.” [67, tr. 51]; “Tháng tám 1965.” [67, tr. 71]. “5 giờ sáng.” [67, tr. 81]; “1 giờ sáng.” [67, tr. 200].

Những câu đơn đặc biệt – danh từ này về cơ bản, có tác dụng liệt kê các mốc thời gian, biểu thị một ý nghĩa tương đương trạng ngữ chỉ thời gian trong câu. Tuy nhiên, do cấu trúc chỉ có một trung tâm cú pháp chính, lại thường có yếu tố lặp cấu trúc trong các đoạn liền kề, nên dạng câu đơn đặc biệt này có gây ấn tượng với thị giác người đọc, có tác dụng nhấn mạnh bước đi nhanh, gọn của thời gian. Điều này rất có ý nghĩa với hoàn cảnh, tâm trạng của nhân vật chính, khi anh bị đặt vào tình thế phải chạy đua với thời gian để có một sự lựa chọn đúng đắn.

Tác phẩm còn sử dụng kiểu câu đặc biệt được cấu tạo từ nhiều ngữ danh từ hay vị từ, có tác dụng nhấn mạnh, thông báo một sự việc:

Trên giường bây giờ là máy ảnh, tập anbom ảnh con lợn, chiếc bật lửa đế quốc, tạp chí khoả thân, và dĩ nhiên cuốn truyện trinh thám, được đánh dấu cận thẩn, ở đoạn gay cấn.” [67, tr. 55- 56].

“Bên cạnh có một anh công an nữa, nhỏ bé hơn, vẻ mặt quan trọng, sẵn sàng bút giấy để ghi.” [67, tr. 63].

Đ-ờ-i, thế là đi t-o-o-ng. Đi toong luôn một đêm trắng phơ, trắng phếch.” [67, tr. 58].

“Tôi chèo thuyền ra chỗ vắng hơn. Chỗ vắng nữa. Chỗ vắng hơn nữa. Rồi một chỗ rất vắng.” [67, tr. 78 – 79].

“Cổng mở hé, trước mặt tôi lấp ló một mụ già. Giống hệt cuốn trinh thám Nga. Tôi càng hồi hộp.” [67, tr. 187].

Như vậy, có thể nói, nhà văn Trần Dần đã sử dụng rất linh hoạt kiểu câu đơn đặc biệt. Điều đó đã góp phần tạo nên sự đa dạng trong cấu trúc câu văn trần thuật của tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn. Đây là một biểu hiện của sự phong phú trong việc tìm tòi sáng tạo ngôn từ văn chương của Trần Dần.

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm ngôn ngữ trần dần trong tiểu thuyết “những ngã tư và những cột đèn” (Trang 56 - 58)