Liên kết logic

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm ngôn ngữ trần dần trong tiểu thuyết “những ngã tư và những cột đèn” (Trang 76 - 96)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2.Liên kết logic

3.2.2.1. Liên kết logic và các phương thức liên kết logic

Theo tác giả Trần Ngọc Thêm, ngoài liên kết chủ đề, các phát ngôn còn có mối liên kết logic với nhau, đó là “sự tổ chức các phần báo” [51, tr. 266]. Các đơn vị liên kết chủ yếu trong liên kết logic là các hành động sự việc có đặc điểm phù hợp với nhau theo những quan hệ ngữ nghĩa nhất định. Đó có thể là những quan hệ mang tính

khái quát cao như quan hệ thứ tự, quan hệ bao hàm, quan hệ đồng nhất, quan hệ mâu thuẫn, v.v.; hoặc những quan hệ cụ thể hơn như quan hệ định vị thời gian, nhân quả, tương phản, đối lập v.v. Điểm cần chú ý là để hai đơn vị có thể tổ chức liên kết logic với nhau (trong cùng một phát ngôn hay ngoài phát ngôn), chúng phải có điểm chung và không có nét đối lập nhau trong các đặc trưng tiền giả định. Kết hợp các đơn vị có kích thước càng lớn thì cần sự phù hợp ngữ nghĩa giữa các đơn vị càng cao. Để biểu thị các mối quan hệ ngữ nghĩa đó giữa các phát ngôn, liên kết logic thể hiện qua hai phép liên kết chính, đó là phép tuyến tính và phép nối.

3.2.2.1.1. Phương thức tuyến tính

“Phép tuyến tính là phương thức sử dụng trật tự tuyến tính của các phát ngôn vào việc liên kết những phát ngôn có liên kết chặt chẽ với nhau về mặt nội dung.” [51, tr. 135]. Đặc điểm nổi bật của phép tuyến tính là nó có thể có hoặc không có yếu tố liên kết, bản thân trật tự của các phát ngôn đã có thể đảm nhận vai trò liên kết tuyến tính cho chúng. Phép tuyến tính là phương thức chủ yếu để tạo ra mối liên kết logic giữa các phát ngôn, tức là mối liên kết sâu của nội dung phát ngôn.

Xét các phát ngôn có quan hệ logic được biểu thị bằng phép tuyến tính sau đây: “Tôi vứt năm nghìn, bảo Ngỡi dọn mâm trong nhà, để hai thằng đánh chén. Ngỡi gọi vợ ra trông hàng, rồi đưa tôi vào nhà. Tôi ngắm ba gian nhà, thấy dán đầy khẩu hiệu, ảnh lãnh tụ, và 13 lá cờ của 13 nước xã hội chủ nghĩa.” [67, tr. 262]. Ở trường hợp này, liên kết tuyến tính có quan hệ thời gian thuần túy, các sự kiện phối hợp với nhau

về thời gian: Dưỡng bảo dọn mâm trong nhà – Ngỡi đưa Dưỡng vào nhà – Dưỡng

ngắm tường nhà.

Một ví dụ khác: “Đứng trên ghế, tôi nhìn xuống. Bên dưới là cả một thế giới, chả ai để í đến tôi.” [67, tr. 326]. Quan hệ logic ở đây được thể hiện bằng sự phù hợp ngữ nghĩa giữa đặc trưng tiền giả định của ngữ nhìn xuống ở phát ngôn đầu (luôn đi kèm với nét nghĩa hướng nhìn ở dưới) và ngữ bên dưới ở phát ngôn thứ hai; đồng thời quan hệ thời gian giữa hai phát ngôn rất rõ: Dưỡng đứng lên – nhìn xuống dưới.

Như vậy có thể thấy, phép tuyến tính là phương thức thực hiện liên kết logic rất quan trọng trong việc tổ chức phát ngôn của văn bản. Hầu như mọi phát ngôn đều

phải có một trật tự tuyến tính nhất định, nếu thay đổi trật tự đó, sẽ gây ra hiện tượng vô nghĩa, tối nghĩa cho phát ngôn.

3.2.2.1.2. Phép nối

Phương tiện liên kết đáng chú ý thứ hai của liên kết logic là phép nối. Phép nối, đó là phương thức “liên kết thể hiện ở sự có mặt trong kết ngôn những phương tiện từ vựng (từ, cụm từ) không làm biến đổi cấu trúc của nó và diễn đạt một quan hệ ngữ nghĩa hai ngôi mà “ngôi” còn lại là chủ ngôn.” [51, tr. 170]. Hình thức thể hiện của phép nối trên văn bản chủ yếu là bằng các quan hệ từ và ngữ liên kết, chẳng hạn như: tuy vậy, nhờ thế, hơn nữa, v.v.. Các quan hệ từ đó được phân chia thành các loại quan hệ định vị, quan hệ logic diễn đạt, và quan hệ logic sự vật. Phần nghiên cứu dưới đây sẽ làm rõ một vài đặc điểm của hai phép liên kết này trong văn bản tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn.

3.2.2.2. Đặc điểm liên kết logic trong tiểu thuyết Những ngã tư và những

cột đèn

Chúng tôi tiếp tục khảo sát 8 đoạn văn ngắn nhất trong 8 chương đầu của tác phẩm. Kết quả sử dụng các phương thức liên kết logic như sau:

Bảng 3.3. Thống kê phương thức liên kết logic

Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Tổng Tổng liên kết Tỉ lệ Phương thức tuyến tính 0 0 0 1 2 1 1 1 6 16 37% Phương thức nối 1 1 2 2 1 1 1 1 10 63%

Trước hết, liên kết logic trong mẫu chủ yếu được thực hiện bằng phương thức nối, đặc biệt là phép nối thể hiện quan hệ logic sự vật. Xem xét các phát ngôn sau: “Theo thông tin của Ngỡi, anh Thái còn chưa làm gì, mà nhiều thằng đã xanh mắt, nhiều thằng còn tự dưng ra đầu thú. Tuy vậy, không thấy anh Thái quay lại hồ sơ của tôi.” [67, tr. 68]. Tổ hợp tuy vậy nối hai phát ngôn có quan hệ logic sự vật với nhau bằng kiểu liên hệ tương phản.

Quan hệ logic sự vật dạng đối lập được thực hiện trong đoạn văn ở chương VIII: “Cốm muốn có con trai đầu lòng, để gọi iêu là thằng Dưỡng con. Tôi ngược lại, muốn có con gái đầu lòng, để gọi tên là con Cốm nhỏ.” [67, tr. 195].

Một đoạn khác có quan hệ nhân quả giữa các phát ngôn: “Bây giờ là 7 giờ tối.

Vậy là tôi ngồi không cũng đã được 4 tiếng đồng hồ.” [67, tr. 109]. Hai phát ngôn có mối quan hệ logic sự vật theo dạng nhân quả với nhau.

Bên cạnh phép nối, liên kết logic trong mẫu còn được thực hiện bằng phép tuyến tính. Trước hết là phép tuyến tính có quan hệ thời gian. Chẳng hạn, trong đoạn văn ở chương V như sau: “Bây giờ là 7 giờ tối. […]. Em Cốm đi làm về, đang đi trong ngõ. […]. Tôi bật điện.” [67, tr. 109]. Quan hệ tuyến tính thời gian ở đây thể hiện ở việc người viết đưa ra một mốc thời gian đặc biệt – 7 giờ tối – nó gắn liền với thời gian nghỉ làm việc, thời gian mở đèn.

Một đoạn văn khác cũng sử dụng phép tuyến tính thời gian: “Chị Trinh kể: thế là em về. Ngõ tối, mưa nặng hạt.” [67, tr. 169]. Hành động ra về của chủ thể kéo theo việc quan sát quang cảnh trên đường, do vậy, không thể đảo ngược trật tự tuyến tính này được.

Một cặp phát ngôn khác sử dụng phép tuyến tính thời gian: “Tôi đập cửa. Cửa khóa trái.” [67, tr. 83]. Sự kiện đập cửa xảy ra trước, từ đó mới có sơ sở nhận biết sự việc cửa khóa.

Bên cạnh phép tuyến tính thời gian, phép tuyến tính không có quan hệ thời gian cũng được sử dụng trong mẫu khảo sát, tuy tần suất xuất hiện ít hơn. Chẳng hạn như trong các phát ngôn sau: “Thằng Đoành ngủ lăn trên sàn, ngáy ầm ầm.[…]. Rớt dãi chảy quanh mép.” [67, tr. 126]. Ta thấy phát ngôn sau có vai trò thuyết minh cho phát ngôn trước.

Tiểu kết chương 3.

Tóm lại, trong chương 3 này, chúng tôi muốn khẳng định, tác giả Trần Dần đã sử dụng linh hoạt và hiệu quả các kiểu câu. Đó là việc dùng đan xen các loại câu đơn, câu đơn đặc biệt, câu ghép có và không có kết từ, câu ghép có nhiều hơn 2 cụm chủ – vị đã góp phần hiệu quả trong việc trần thuật sự kiện, miêu tả tâm lí nhân vật. Hơn

nữa, tác giả Trần Dần sử dụng dấu hai chấm như một phương tiện đặc biệt đánh

chức các câu văn như thế có tác dụng rất lớn trong việc thể hiện, bộc lộ hiện thực cuộc sống, vốn đan xen chồng chéo nhiều sự kiện, nhiều số phận, nhiều tư tưởng. Sự phức tạp và tinh tế của các phương tiện ngôn ngữ nêu trên đã góp phần giúp tác giả biểu đạt chiều sâu của nội dung tác phẩm.

Về mặt tổ chức văn bản, tác giả Trần Dần đã các phương thức tổ chức liên kết phát ngôn rất linh hoạt và phong phú. Nội dung tiểu thuyết được liên kết chặt chẽ bởi các quan hệ liên kết chủ đề và liên kết logic. Mỗi dạng liên kết như thế được hiện thực hóa bằng các phương tiện liên kết phong phú, đa dạng, thể hiện tài năng tổ chức phát ngôn của nhà văn.

KẾT LUẬN

Luận văn của chúng tôi khảo sát văn bản tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn để nhận biết đặc điểm ngôn ngữ tiểu thuyết, một thể loại sáng tác khác của Trần Dần, bên cạnh địa hạt thơ ca mà ông được xem là nhà cách tân hàng đầu trong nửa cuối thế kỉ trước. Những tìm tòi, thể nghiệm trong ngôn ngữ tiểu thuyết của ông là một hành trình sáng tạo rất mới mẻ so với thời đại. Tác giả Trần Dần thực sự đã trở thành người nghệ sĩ tài hoa trong việc khai thác tối đa khả năng diễn đạt của ngôn ngữ, tạo dựng được một phong cách riêng, độc đáo. Tiểu thuyết của ông được viết cách đây hơn nửa thế kỉ nhưng vẫn luôn tươi mới, hiện đại.

Ở chương 1, chúng tôi tóm tắt những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ tiểu thuyết, nó vừa mang tính thẩm mĩ, lại vừa có khả năng dung hòa tất cả những biểu

hiện của ngôn ngữ đời thường vào trong tác phẩm. Ngôn ngữ của một tác phẩm cụ

thể sẽ có những đặc điểm và giá trị nhất định dưới tài năng của tác giả. Hơn nữa, việc mượn hình thức tiểu thuyết trinh thám trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn có vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Nhờ đặc điểm của thể loại tiểu thuyết trinh thám, mà diễn biến của câu chuyện trở nên bất ngờ, hấp dẫn hơn. Cuối cùng, hoàn cảnh ra đời khá đặc biệt của tác phẩm cho chúng ta một cơ sở để đánh giá những giá trị của ngôn ngữ tiểu thuyết thể hiện trong tác phẩm

Những ngã tư và những cột đèn.

Ở chương 2, chúng tôi khảo sát những đặc điểm thuộc bình diện từ vựng của ngôn ngữ tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn. Việc thay đổi hình thức từ và kết hợp sáng tạo các chữ cái trong từ đã buộc người đọc phải tiếp nhận thêm những nét nghĩa mới của những từ ngữ thông thường vốn đã quen thuộc. Ngoài ra, lớp từ bị biến đổi hình thức ấy cũng có tác dụng mang lại sự mới lạ, thú vị riêng cho tác phẩm. Nhiều lớp từ ngữ biệt ngữ xã hội được nhà văn sử dụng với tần suất cao, thể hiện chân thực những đặc điểm ngôn ngữ của thể loại tiểu thuyết trinh thám như khẩu ngữ, từ ngữ trinh thám, v.v., giúp ngôn ngữ tiểu thuyết gần gũi hơn với cuộc sống và phục vụ đúng ý đồ triển khai chủ đề của tác giả. Ngoài ra, nhà văn Trần Dần sử dụng một hệ thống ngữ cố định đa dạng và phong phú. Đặc biệt, việc sáng tạo ra những ngữ cố định mới dựa trên những cấu trúc ổn định có sẵn, hoặc tạo ra ngữ cố định hoàn toàn

mới giàu sức gợi hình, gợi cảm đã góp phần diễn đạt nội dung tiểu thuyết, đồng thời, thể hiện tài năng xử lí ngôn ngữ tiểu thuyết của tác giả. Điều đó khiến ngôn ngữ của tác phẩm trở nên mới lạ, thu hút. Đáng chú ý nhất là lớp từ láy trong tác phẩm, đã được sử dụng dày đặc và hiệu quả, góp phần biểu đạt những sắc thái nghĩa tinh tế.

Ở chương 3, chúng tôi nhận thấy sự vận dụng linh hoạt và hiệu quả các kiểu câu đơn hai thành phần, câu đặc biệt, câu dưới bậc và câu ghép của tác giả Trần Dần. Kiểu câu đơn hai thành phần nòng cốt đắc dụng trong vai trò trần thuật ngắn gọn tình tiết, sự kiện để người đọc nắm bắt nội dung tác phẩm. Kiểu câu ghép nhiều vế thể hiện hiệu quả những tình tiết phức tạp, bộc lộ những dòng suy nghĩ, tâm trạng ngổn ngang của nhân vật. Kiểu câu đơn đặc biệt được tác giả sử dụng để đánh dấu hình thức nhật kí của tiểu thuyết, hoặc tạo ra những khúc ngắt ngữ điệu có giá trị nhấn mạnh một nội dung cụ thể trong tình tiết truyện.

Phép điệp từ ngữ, đặc biệt là phép điệp cấu trúc được tác giả Trần Dần sử dụng đa dạng và phong phú, có tác dụng nhấn mạnh tình tiết, biểu đạt hiệu quả thế giới nội tâm của nhân vật trong tác phẩm. Đáng chú ý là việc điệp các ngữ đoạn trong nhiều câu, đoạn có giá trị quan trọng trong việc liên kết chủ đề cho tiểu thuyết, tạo thành mạch liên tưởng thời gian và tâm trạng của nhân vật xuyên suốt tác phẩm. Bên cạnh đó, phép so sánh cũng được nhà văn sử dụng như một thủ pháp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn nghệ thuật, biểu đạt những cảm xúc, sắc thái tinh tế.

Ở bình diện liên kết văn bản, chúng tôi nhận thấy giữa các phát ngôn trong văn bản được liên kết chặt chẽ bởi hai kiểu quan hệ liên kết chủ đề và logic. Trong đó, mối liên kết chủ đề được thực hiện chủ yếu bởi các phương thức lặp, phương thức thế đồng nghĩa, phương thức đại từ, phương thức liên tưởng. Mối liên kết logic được thực hiện chủ yếu bởi phép tuyến tính và phép nối.

Có thể có những con đường khác để đến với ngôn ngữ trong tác phẩm Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần. Những gì chúng tôi trình bày trong luận văn này chỉ là một hướng tiếp cận. Chúng tôi cũng không tham vọng những kết luận được nêu trong công trình này đã đủ để khẳng định các giá trị và đóng góp của Trần Dần ở địa hạt ngôn ngữ, hay làm rõ đặc điểm của ngôn ngữ tiểu thuyết. Vì thế, các vấn đề mà chúng tôi đề cập đến đây đòi hỏi cần được suy nghĩ tiếp, ở mức độ sâu rộng hơn,

đặc biệt là ở bình diện ngữ pháp và tổ chức liên kết văn bản. Đó cũng chính là hướng nghiên cứu tiếp theo của chúng tôi trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

2. Diệp Quang Ban (2002), Giao tiếp – Văn bản – Mạch lạc – Liên kết – Đoạn văn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

3. Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp Việt Nam phần câu, Nxb Đại học Sư phạm

Hà Nội, Hà Nội.

4. Diệp Quang Ban (2007), Ngữ pháp tiếng Việt, tập hai. Nxb Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh.

5. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Nguyễn Trọng Báu – Nguyễn Quang Ninh – Trần Ngọc Thêm (1985), Ngữ pháp

văn bản và việc dạy làm văn, Nxb Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh.

7. Phan Mậu Cảnh (2000), “Xung quanh kiểu phát ngôn tỉnh lược trong tiếng

Việt”, Ngôn ngữ, số 8, tr. 16 – 23.

8. Nguyễn Tài Cẩn (1981), Ngữ pháp tiếng Việt: Tiếng – từ ghép – đoản ngữ, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

9. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

10. Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội

11. Nguyễn Hữu Chỉnh (2002), “Quan hệ ngữ pháp trong văn bản”, Ngôn ngữ, số 6, tr. 49-50.

12. Mai Ngọc Chừ – Vũ Đức Nghiệu – Hoàng Trọng Phiến (1997), Cơ sở ngôn ngữ

học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13. Nguyễn Đức Dân (1984), Ngôn ngữ học thống kê, Nxb Đại học và Trung học

chuyên nghiệp, Hà Nội.

14. Nguyễn Đức Dân (1985), “Phương thức liên kết của từ nối”, Ngôn ngữ, số 1, tr. 32 – 40.

15. Nguyễn Đức Dân (1998), Nhập môn thống kê ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh.

16. Nguyễn Đức Dân (1999), Thống kê ngôn ngữ học: một số ứng dụng (viết chung với Đặng Thái Minh), Nxb Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh.

17. Hữu Đạt (2011), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 18. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại), Nxb Đại học và Trung học

chuyên nghiệp, Hà Nội.

19. I. R. Galperin (1987), Văn bản với tư cách là đối tượng nghiên cứu ngôn ngữ

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm ngôn ngữ trần dần trong tiểu thuyết “những ngã tư và những cột đèn” (Trang 76 - 96)