Liên kết chủ đề

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm ngôn ngữ trần dần trong tiểu thuyết “những ngã tư và những cột đèn” (Trang 62 - 76)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Liên kết chủ đề

3.2.1.1. Liên kết chủ đề và các phương thức liên kết chủ đề tiêu biểu

Theo tác giả Trần Ngọc Thêm, “chủ đề của toàn văn bản được phân chia ra

thành các chủ đề con và thể hiện qua phần chủ đề và phần nêu của các phát ngôn. Như thế, liên kết chủ đề của văn bản chính là sự tổ chức những chủ đề và phần nêu của các phát ngôn.” [51, tr. 239]. Hai phát ngôn có thể coi là có liên kết chủ đề khi chúng nói đến những đối tượng chung hoặc những đối tượng có quan hệ mật thiết với nhau.

Các phương thức thể hiện liên kết chủ đề rất đa dạng. Theo tác giả sách Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, có 7 phương thức như sau: lặp từ vựng, đối, thế đồng nghĩa, liên tưởng, thế đại từ, tỉnh lược yếu và tỉnh lược mạnh.

Để phục vụ việc khảo sát văn bản Những ngã tư và những cột đèn, ở đây chúng tôi sẽ chỉ tập trung làm rõ khái niệm một số phương thức liên kết chủ đề tiêu biểu giữa các phát ngôn và giữa các đoạn văn với nhau.

3.2.1.1.1. Phương thức lặp

Phương thức lặp là phương thức liên kết thể hiện ở việc lặp lại trong kết ngôn những yếu tố đã có trong chủ ngôn. Chính việc lặp yếu tố này tạo ra sự duy trì chủ đề cho phát ngôn.

Phương thức lặp trước hết thể hiện ở việc lặp từ vựng. Đó là một dạng của phương thức lặp mà yếu tố được lặp lại là những yếu tố thuộc phạm trù từ vựng. Đây cũng là phương thức liên kết chủ đề phổ biến nhất trong văn bản.

Ví dụ về việc lặp hoàn toàn yếu tố từ vựng: “Hai cuộc chiến tranh, là hai cuộc đời, không thể nào chia sẻ, cho nhau. Hai cuộc chiến tranh, là quá khứ của anh, là

tương lai của anh.” [67, tr. 14]. Hai phát ngôn trên có chủ đề được liên kết với nhau bằng việc lặp lại cụm danh từ hai cuộc chiến tranh.

Phương thức lặp từ vựng còn thể hiện trong hiện tượng chuyển loại của từ, cũng tạo ra tính liên kết chủ đề cho các phát ngôn: “Tôi nói với Tình Bốp: “Nguy to”, khi hai thằng ngồi đối diện nhau, để bắt đầu 3 giờ chuyên đề nem Phùng. Nhưng cũng có một chút không chuyên đề ghé thêm vào, là tí ngỗng Hàng Buồm, nửa con và hai chai rượu quê.” [67, tr. 94]. Danh từ “chuyên đề” trong phát ngôn trước đã chuyển thành tính từ trong phát ngôn sau.

Ngoài lặp từ vựng, cấu trúc ngữ pháp của phát ngôn cũng được lặp lại để duy trì chủ đề giữa các phát ngôn. Đó là phương thức lặp thể hiện ở việc lặp lại trong các phát ngôn sau cấu trúc của phát ngôn trước đó, và có thể lặp lại cả một số hư từ mà phát ngôn sử dụng. Phần này chúng tôi đã nói kĩ ở mục nghiên cứu phép điệp tu từ ở trên.

3.2.1.1.2. Phương thức thế đồng nghĩa

Về khái niệm, phép thế đồng nghĩa là “một phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong chủ ngôn và kết ngôn những ngữ đoạn (từ hoặc cụm từ) khác nhau có cùng một nghĩa (chỉ cùng một đối tượng)”. [51, tr. 114].

Tác dụng của phép thế không chỉ ở việc duy trì liên kết chủ đề giữa các phát ngôn, mà còn tránh hiện tượng lặp từ gây nhàm chán trong quá trình tạo lập văn bản, tạo cho văn bản nghệ thuật có sự đa dạng và phong phú trong ngôn ngữ.

Ở ví dụ sau, nhà văn Trần Dần đã sử dụng biện pháp thế đồng nghĩa miêu tả, thế đối tượng bằng cách miêu tả đặc điểm điển hình thuộc về đối tượng: “Cũng từ sau vụ án, tôi không đến nhà Tình Bốp. Tôi tránh đi qua chiếc cổng sắt sơn xanh, bên dãy số lẻ.” [67, tr. 114].

3.2.1.1.3. Phương thức liên tưởng

“Phép liên tưởng là một phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong chủ ngôn và kết ngôn những ngữ đoạn (từ hoặc nhóm từ) có liên quan về nghĩa với nhau thông qua một số ít nét nghĩa chung và không chứa nét nghĩa đối lập.” [51, tr. 123]. Theo định nghĩa trên, mối liên kết chủ đề có thể xuất hiện khi hai phát ngôn có dùng

những yếu tố ngôn ngữ có chung nét nghĩa, tức là cùng thuộc một trường nghĩa nào đó, nhưng các yếu tố đó không phải là những từ trái nghĩa nhau.

Có rất nhiều kiểu liên tưởng để phát triển chủ đề giữa các phát ngôn. Ba phát ngôn sau đây được liên kết bởi phép liên tưởng định lượng: “Cô con gái mắt đỏ hoe. Còn cô mẹ mặc áo cánh đen, mắt cũng bôi phẩm đen. Trông cứ như hai chị em.” [67, tr. 113-114].

Trong các phát ngôn sau, nhà văn dùng phép liên tưởng bao hàm sự vật: “Cho nên bây giờ tôi nhìn xung quanh: buồng có một bàn và ba ghế, cao như nhau, một giường cá nhân góc tường. Mọi cửa sổ và cửa ra vào đều đóng kín.” [67, tr. 212]. Ta thấy danh từ buồng đã được thay thế bởi các danh từ khác, vốn bị bao hàm trong nghĩa của từ buồng, là cửa sổcửa ra vào.

Các phát ngôn sau lại dùng phép liên tưởng nhân quả: “Chiếc taxi đen không cho vượt, mà ngược lại tăng số, phóng nhanh hơn. Lũ trẻ bên trong reo hò ầm ĩ.” [67, tr. 330]

Chức năng chính của phép liên tưởng là phát triển chủ đề, do vậy, phương thức liên tưởng có giá trị nghệ thuật rất cao trong việc tổ chức phát ngôn trong văn bản văn học. Mạng lưới chủ đề của tác phẩm vốn rất đa dạng và phong phú, cùng với phép đối, phép liên tưởng giúp kết nối và phát triển mạng lưới đó, đem lại chiều sâu chủ đề cho văn bản.

3.2.1.1.4. Phương thức thế đại từ

Thế đại từ là một trong các phương thức liên kết chủ đề chính của quan hệ liên kết chủ đề. Tác giả Trần Ngọc Thêm xác định: “Phép thế đại từ là một phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong kết ngôn mà đại từ (hoặc từ đại từ hóa) để thay thế cho một ngữ đoạn nào đó ở chủ ngôn.” [51, tr. 142]. Như vậy, có thể thấy về mặt hình thức, phép thế đại từ khá giống với phép thế đồng nghĩa, tuy nhiên, phép thế đại từ lấy đại từ làm từ liên kết.

Đại từ thực thụ, theo tác giả Trần Ngọc Thêm, là các từ như: tôi, tao, ta, mình, nhau, mày, hắn, y, họ, nó, chúng, tất cả, ai, v.v. (chỉ người); bây nhiêu, bấy nhiêu, bao nhiêu (chỉ sự vật); bây giờ, nay, bấy giờ, bao giờ, nãy, mai (chỉ thời gian); đây,

đấy, đó, kia (chỉ không gian); thế, vậy, sao (chỉ cách thức); này, nọ, ấy (chỉ dấu hiệu). Các từ được coi là từ đại từ hóa như: tớ, cậu, anh, ông, đồng chí, thị, trên, sau, v.v.

Ví dụ cho phép thế đại từ chỉ người giữa các phát ngôn, đại từ thay thế cho tên nhân vật Tình Bốp: “Cuộc đến thăm sáng nay của Tình Bốp, đúng là có vấn đề.

nói, thời của tôi, là thời nào? nói, dăm năm nữa, tôi có ô-tô-nhà-lầu, dăm năm nữa, tôi thành ông đại-tá-đầu-bò. nói, tôi phải khởi đầu, từ cái tờ thú này, như khởi đầu cuộc làm ăn, giữa tôi và . Không nghe theo , không đến được vườn hoa phồn vinh, thì tôi ngu.” [67, tr. 158].

Ví dụ về phép thế đại từ chỉ cách thức: “Tôi hẹn ông thứ hai, tôi sẽ bắt đầu đi làm. Sáng thứ hai. Thế là tôi thành thằng phụ lái.” [67, tr. 191]. Đại từ thế ở đây thay thế cho việc bắt đầu đi làm của nhân vật.

Đại từ về cơ bản là rỗng nghĩa, nội dung của nó chủ yếu là các nét nghĩa phạm trù nên nó chỉ có chức năng bổ sung đầy đủ về mặt cấu trúc cho phát ngôn. Nhưng nó thực hiện chức năng quan trọng là làm dấu hiệu liên lạc cho ngữ đoạn mà nó thay thế vốn nằm trong phát ngôn trước đó. Đối với ngôn ngữ văn chương, vai trò liên kết của đại từ rất có giá trị. Phép thế đại từ giúp nhà văn tránh được sự rườm rà trong việc tổ

chức văn bản, hoặc trong nhiều trường hợp, nó hữu dụng trong các trường hợp mà

phép thế đồng nghĩa không sử dụng được do cụm từ cần thay thế mang ý nghĩa trừu tượng cao.

3.2.1.2. Đặc điểm liên kết chủ đề trong tiểu thuyết Những ngã tư và những

cột đèn

3.2.1.2.1. Liên kết song song và liên kết móc xích

Theo lí thuyết ngữ pháp văn bản, trong tổ chức các phát ngôn của văn bản có hai kiểu loại liên kết cơ bản: liên kết song song và liên kết móc xích.

Liên kết song song là việc những yếu tố thuộc những phần cùng loại (phần nêu hoặc phần báo) của hai phát ngôn được liên kết với nhau bằng các phương thức duy trì hoặc phát triển chủ đề. Liên kết móc xích là việc những yếu tố thuộc những phần khác loại (phần nêu với phần báo, hoặc phần báo với phần nêu) của hai phát ngôn được liên kết với nhau bằng các phương thức duy trì hoặc phát triển chủ đề.

Khi nghiên cứu ngôn ngữ ở cấp độ văn bản của tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn, chúng tôi chú trọng tìm hiểu đặc điểm của mối liên kết chủ đề giữa các phát ngôn. Mục đích của việc làm này, thứ nhất, là để khảo sát biểu hiện của các kiểu liên kết song song và móc xích; thứ hai, là để tính toán mức độ liên kết trung bình giữa các phát ngôn. Việc đó sẽ được thực hiện thông qua việc tìm hiểu đồ hình liên kết của một số đoạn văn trong tác phẩm. Chúng tôi lựa chọn trong mỗi chương một đoạn văn thỏa mãn các tiêu chí sau đây: đoạn văn ngắn nhất trong một chương đánh số La Mã của tác phẩm; đoạn văn phải chứa hoàn toàn kiểu câu trần thuật, không có lời đối thoại.

Với tiêu chí thứ nhất, chỉ chọn đoạn văn ngắn nhất trong chương, về mặt hình thức, chúng tôi muốn việc khảo sát được tiến hành nhanh chóng và thuận lợi hơn trong việc vẽ và trình bày đồ hình liên kết. Nhưng để thấy rõ nhất về đặc điểm liên kết, chúng tôi thêm một tiêu chí phụ về số lượng phát ngôn trong đoạn, đó là đoạn được chọn phải có tối thiểu 6 phát ngôn. Thực tế, trong văn bản tiểu thuyết, số lượng đoạn văn chứa ít hơn 6 phát ngôn là không đáng kể. Về mặt nội dung, trong phạm vi một đoạn văn ngắn, chắc chắn những đặc điểm, phong cách của tác giả trong việc tổ chức phát ngôn sẽ được thể hiện cô đọng và nhiều ý nghĩa nhất, đặc biệt là với một tác giả rất có ý thức sáng tạo trong tổ chức văn bản như nhà văn Trần Dần.

Thứ hai, với tiêu chí lựa chọn đoạn văn không có lời đối thoại, chỉ có lời trần thuật của tác giả, chúng tôi muốn đảm bảo việc khảo sát sẽ làm bật được một cách rõ ràng và điển hình đặc trưng của hai kiểu liên kết thể hiện trong tác phẩm.

Kết quả khảo sát 8 đoạn văn như sau:

Bảng 3.1. Tương quan giữa hai loại liên kết

Chương

Tiêu chí I II III IV V VI VII VIII Tổng Tỉ lệ

Số lượng phát ngôn 6 7 13 13 7 11 7 7 71

Tổng số các mối liên kết 13 10 5 17 7 10 14 9 85 100%

Song song 13 7 2 15 6 6 12 8 69 81%

Phân tích bảng, chúng ta có thể thấy trong mẫu khảo sát, kiểu quan hệ liên kết song song có tỉ lệ sử dụng cao nhất, chiếm 80% trong tổng số phát ngôn. Liên kết chủ đề theo kiểu móc xích chiếm tỉ lệ ít hơn, 20%. Để lí giải điều này, có thể dựa vào đặc điểm của hình thức giả nhật kí của tác phẩm. Nhật kí là thể loại người viết trần thuật lại sự việc bằng cái nhìn chủ quan, thể hiện đánh giá cá nhân. Chính vì thế, vai trò thể hiện của chủ thể rất lớn. Chuỗi sự việc, qua đó, được liên kết với nhau bằng cảm nhận của chủ thể, thường là dạng nhận vật xưng “tôi” trong nhật kí. Kiểu liên kết song song giúp chủ đề được duy trì, một vấn đề được cảm nhận, được suy ngẫm kĩ lưỡng. Nói cách khác, hình thức thể loại đã quy định việc tổ chức liên kết song song, góp phần tạo ra nét đặc trưng của thể loại nhật kí trong tiểu thuyết.

Kiểu quan hệ song song và móc xích được biểu hiện bằng những phương thức

liên kết cụ thể như sau:

Bảng 3.2. Tỉ lệ các phương thức duy trì và phát triển chủ đề

Chương

Tiêu chí I II III IV V VI VII VIII Tổng Tỉ lệ

Số lượng các mối liên kết 14 12 6 18 9 11 17 9 96 100% Phương thức lặp 10 8 3 14 5 7 12 6 65 67%

Phương thức thế 2 1 2 0 0 1 2 0 8 8%

Phương thức đối 0 0 0 0 0 1 0 2 3 3%

Phương thức liên tưởng 1 1 0 3 2 1 0 1 9 9% Phương thức thế đại từ 1 2 1 1 2 1 3 0 11 11%

Phân tích bảng, chúng ta thấy phương thức liên kết dạng lặp chiếm tỉ lệ lớn nhất. Phép lặp ở đây chủ yếu là lặp từ vựng (chủ yếu là lặp đại từ và lặp tên gọi người, sự vật). Đây cũng là phương thức chủ yếu để tạo ra các mối liên kết song song, giúp duy trì chủ đề của đoạn văn.

Chúng tôi sẽ phân tích một số đoạn văn tiêu biểu để làm rõ đặc điểm liên kết văn bản trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn.

Đặc điểm thứ nhất, cách tổ chức liên kết phát ngôn theo quan hệ song song nhờ sử dụng phương thức lặp từ vựng và phương thức thế chiếm tỉ lệ lớn. Nhiều đoạn tác giả chỉ dùng duy nhất kiểu liên kết song song với phương thức lặp từ vựng là chủ

yếu. Đoạn văn được chọn từ chương I là một ví dụ: “(a)22 giờ trước nhật kí: tôi dừng chân ở một điểm do dự trên đường chạy trốn. (b)Tôi chưa bao giờ, rời xa thành phố tôi sống, bởi vì những địa điểm khác, tất cả mọi quê hương, đều xa lạ như chiếc áo tôi mặc không vừa. (c)21 giờ trước nhật kí, một đêm đầu đông rét sớm, tôi vẫn đứng băn khoăn, giữa hai dự định khó khăn, giữa Lai Thụ và Hà Nội, trong bóng tối tràn ngập mọi hàng cây, con đường. (d)Thế rồi dưới cơn mưa lất phất, tôi quay lại Hà Nội. (e)Tôi không đi Lai Thụ nữa. (f)21 giờ trước nhật kí, ánh điện thành phố vàng hoe, trước mắt tôi, nhòe lẫn vào trong mưa.” [67, tr. 19].

a b c d e f

1 22 giờ

2 21 giờ 21 giờ

3 nhật kí nhật kí nhật kí

4 tôi tôi tôi tôi tôi

5 điểm do dự

6 thành phố Hà Nội Hà Nội thành phố

7 Lai Thụ Lai Thụ

8 mưa mưa

Đồ hình 3.1. Đoạn văn chương I

Dựa vào đồ hình, có thể thấy chủ đề của các phát ngôn trong đoạn văn được tổ chức bằng kiểu liên kết song song. Từ phát ngôn (a) đến phát ngôn (f) đại từ tôi trong phần nêu có vai trò duy trì chủ đề; phát ngôn (f) – (g) liên kết song song bằng từ mưa,

thuộc phần báo có vai trò duy trì chủ đề. Phương thức liên kết chính của đoạn văn là phép lặp từ vựng. Ngoài ra, đoạn văn còn dùng phép thế đồng nghĩa: thành phố thay thế Hà Nội ở các phát ngôn (b) – (c) – (d) – (f); và phép thế đại từ ở phát ngôn (d):

Thế thay thế cho hoàn cảnh hiện tại của nhân vật.

Một đoạn văn khác (chương VII) cũng chủ yếu tổ chức chủ đề theo kiểu liên kết song song và hoàn toàn dùng phương thức lặp từ vựng: (a)Tháng mười hai 1965.

(b)Chị Trinh kể: thế là em về. (c)Ngõ tối, mưa nặng hạt. (d)Qua thái độ của chị Hòa, em đoán, câu chuyện có lẽ gay go. (e)Chị Hòa có vẻ thương em, mà không làm gì được, cũng có vẻ muốn nói cái gì, mà không nói. (f)Em nghĩ nhà em bị oan. (g)Nhưng em làm gì nổi? (h)Em không thể minh oan, cho nhà em được. (i) Em vừa đi, vừa khóc. (j)Em nghĩ đến con em, mẹ chồng em, đến những năm dài chờ đợi. (k)Tới cổng nhà, em càng nức nở.” [67, tr. 169]. Đồ hình của đoạn văn như sau:

a b c d e f g h i j k 1 tháng 12 2 em em em em em em em em em 3 ngõ 4 mưa 5 thái độ 6 chị Hòa chị Hòa 7 gì gì 8 câu chuyện 9 nhà em nhà em 10 đoán nghĩ nghĩ 11 khóc nức nở

Đồ hình 3.2. Đoạn văn chương VII.

Qua đồ hình, ta thấy tác giả đã dùng phép lặp đại từ emđể tổ chức mối liên kết song song từ phát ngôn (k) đến phát ngôn (f). Ngoài ra, đoạn văn còn dùng phép thế đại từ để thực hiện liên kết giữa các phát ngôn: chị Trinh – em ở phát ngôn (b);

thay thế cho việc minh oanở phát ngôn (g) – (h).

Bên cạnh việc chủ yếu tổ chức liên kết theo dạng song song, cũng có một số đoạn chủ yếu được nhà văn tổ chức liên kết các phát ngôn theo quan hệ móc xích.

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm ngôn ngữ trần dần trong tiểu thuyết “những ngã tư và những cột đèn” (Trang 62 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)