Chủ nghĩa yêu n−ớc Hồ Chí Minh – bản lĩnh trong việc kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Một phần của tài liệu chủ nghĩa yêu nước hồ chí minh trong thời kỳ mở của , hội nhập quốc tế (Trang 119 - 123)

II. Phát huy chủ nghĩa yêu n−ớc Hồ Chí Minh – một số nội dung chủ yếu

1. Chủ nghĩa yêu n−ớc Hồ Chí Minh – bản lĩnh trong việc kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Bài học hàng đầu qua thực tiễn 20 năm đổi mới là trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin và t− t−ởng Hồ Chí Minh. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cũng chính là vấn đề dân tộc và giai cấp. Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã đ−ợc đặt ra và giải quyết thành công, tr−ớc hết là vấn đề độc lập dân tộc. Với Hồ Chí Minh, quyền độc lập dân tộc là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, bằng mọi giá phải giành cho kỳ đ−ợc độc lập dân tộc. Hơn ba m−ơi năm qua, từ sau khi miền Nam đ−ợc giải phóng, vấn đề này tiếp tục đ−ợc quán triệt trong đ−ờng lối của Đảng. Hiện nay, theo tinh thần Hồ Chí Minh, vẫn cần nhận thức và giải quyết đúng đắn nội dung đó trong điều kiện mới. Kết hợp chặt chẽ độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ mở cửa hội nhập, tr−ớc hết cần nhận thức độc lập và phụ thuộc, độc lập và hợp tác có sự đan xen vào nhau. Trong thế giới ngày nay- “thế giới phẳng”- không có một quốc gia nào có thể tự mình giải quyết mọi vấn đề trong đời sống của con ng−ời. Tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn không chịu từ bỏ dã tâm chống phá và tiêu diệt các lực l−ợng cách mạng và tiến bộ trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, yêu n−ớc là phải giữ vững độc lập dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Mà muốn

giữ vững độc lập dân tộc trong điều kiện hiện nay thì phải có những yêu cầu mới, cao hơn. Nếu những năm 1945-1954, bảo vệ độc lập dân tộc chỉ cần một số yếu tố nh− đ−ờng lối chính trị, ngoại giao đúng, sức mạnh nhất định về quân sự, thì giờ đây cần một sức mạnh tổng hợp. Đó là sức mạnh về chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, giáo dục, khoa học công nghệ, quân sự ... Trong sức mạnh tổng hợp đó, có những vấn đề nổi lên chiếm vị trí hàng đầu nh− sức mạnh chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, ngoại giao. Tuy nhiên hạt nhân của các sức mạnh đó để tạo nên sức mạnh nội lực thật sự chính là lòng yêu n−ớc, ý chí tự lực, tự c−ờng, tự tôn dân tộc. Nhiệm vụ lớn lao của Đảng là làm cho toàn dân ý thức sâu sắc về quyền độc lập dân tộc trong hoàn cảnh mới, không đ−ợc lơ là mất cảnh giác. Tức là ý thức về sự nối tiếp và nâng cao truyền thống.

Tuy nhiên hiện nay, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tuy hai mà một, tuy một mà hai. Giữ vững độc lập hiện nay thực chất là xây dựng Tổ quốc giàu mạnh, làm cho dân giàu n−ớc mạnh. Chỉ có nh− vậy thì mới giữ vững đ−ợc độc lập dân tộc. Xây dựng Tổ quốc cũng chính là nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc là để xây dựng Tổ quốc. Quyết tâm thực hiện điều mong muốn cuối cùng của Bác Hồ tr−ớc lúc đi xa là xây dựng một n−ớc Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạng và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới, ngày nay Đảng ta phấn đấu thực hiện để đạt mục đích dân giàu, n−ớc mạnh, xã hội cồng bẳng, dân chủ văn minh. Hoàn thành đ−ợc mục tiêu cao cả đó vừa tạo ra một chất mới, trình độ mới của xã hội Việt Nam hiện đại, vừa tạo ra nội lực để tự bảo vệ.

Để làm đ−ợc điều đó, không thể chỉ là sức mạnh của tình cảm, lòng yêu n−ớc đơn lẻ từng cá nhân, mà phải xây đắp, vun bồi chủ nghĩa yêu n−ớc Việt Nam thời mở cửa, hội nhập trên nền tảng chủ nghĩa yêu n−ớc Hồ Chí Minh. Phát huy chủ nghĩa yêu n−ớc Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, thì hạt nhân, linh hồn là chủ nghĩa yêu n−ớc Hồ Chí Minh, còn phải mở rộng biên độ

yêu n−ớc cả bề rộng lẫn chiều sâu. Ngày nay, yêu n−ớc là yêu chủ nghĩa xã hội, mà yêu chủ nghĩa xã hội là phải bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội theo tinh thần đổi mới.

Chủ nghĩa yêu n−ớc Việt Nam thời mở cửa, hội nhập phải kết hợp chủ nghĩa yêu n−ớc với chủ nghĩa Mác- Lênin. Đây cũng là vấn đề tuy hai mà một, tuy một mà hai. Chủ nghĩa yêu n−ớc là chủ nghĩa yêu n−ớc Việt Nam, còn chủ nghĩa Mác- Lênin là hệ t− t−ởng của giai cấp vô sản và nhân dân lao động toàn thế giới. Ngày nay, chủ nghĩa Mác- Lênin vẫn còn nguyên giá trị trên những nguyên lý cơ bản. Chủ nghĩa yêu n−ớc Việt Nam mà không kết hợp với chủ nghĩa Mác- Lênin thì không phải là chủ nghĩa yêu n−ớc kiểu Hồ Chí Minh. Mặt khác, chỉ có kết hợp với chủ nghĩa Mác- Lênin thì chủ nghĩa yêu n−ớc Việt Nam mới có thêm đ−ợc sức mạnh mới, một xung lực mới. Đây là một bài học quý mà Hồ Chí Minh đã rút ra, đ−ợc thực tiễn cách mạng Việt Nam kiểm chứng, đã và đang phát huy sức mạnh trong 20 năm đổi mới.

Chủ nghĩa yêu n−ớc Việt Nam hiện nay phải tiếp nhận những t− t−ởng tiên tiến của thời đại văn minh công nghiệp và hậu công nghiệp. Những t− t−ởng đó là trí tuệ của nhân loại, đ−ợc đúc rút qua hàng trăm năm và đ−ợc khẳng định mang tính quy luật phát triển của thời đại. Đó là những vấn đề về dân chủ, tri thức về kinh tế thị tr−ờng, t− duy về công chức, công vụ, về vai trò luật pháp và quản lý của nhà n−ớc, về vai trò của “sức mạnh mềm”, về tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội...

Chủ nghĩa Yêu n−ớc Việt Nam thời mở cửa, hội nhập không thể bằng lòng, thỏa mãn với truyền thống, với cái đã qua (lịch sử), tuy truyền thống và lịch sử là luôn đáng trân trọng, vì nó là bệ đỡ cho t−ởng lai. Tuy nhiên Hồ Chí Minh không bao giờ nhấn mạnh một chiều quá khứ, say s−a với truyền thống, dù quá khứ có hào quang đến mấy. Chủ nghĩa yêu n−ớc Hồ Chí Minh là tập trung cho hiện tại và luôn h−ớng tới t−ơng lai. Ng−ời đặt kỳ vọng Việt Nam

sánh vai với các c−ờng quốc năm châu, tạo dựng hình ảnh của một đất n−ớc “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, dân chủ, giàu mạnh, tự do, hạnh phúc. Vì vậy, phát huy chủ nghĩa yêu n−ớc Hồ Chí Minh trong thời kỳ mở cửa, hội nhập chính là chuyển từ động lực tinh thần trong chống ngoại xâm và xây dựng đất n−ớc theo t− duy cũ và b−ớc đầu đổi mới sang động lực tinh thần trong xây dựng đất n−ớc thời mở cửa, hội nhập.

Nhìn tổng thể, đó là sự khắc phục nghèo nàn, lạc hậu, coi nghèo nàn lạc hậu, coi thua kém các n−ớc trong khu vực và thế giới cũng là nỗi nhục nh− nhục mất n−ớc, nhục nô lệ. Tuy nhiên, nhận thức đó hiện nay, sau khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Th−ơng mại thế giới với những cơ hội và thách thức nh− đã nêu không thể chỉ dừng lại nh− tr−ớc khi vào WTO. Hiện nay, mức độ cạnh tranh hết sức khốc liệt, vì vậy nhận thức không thể chỉ dừng lại ở chỗ tranh thủ khai thác đ−ợc cơ hội thì giàu, mà phải thấy không tranh thủ đ−ợc cơ hội, không khắc phục đ−ợc thách thức thì “chết”. Tinh thần yêu n−ớc tr−ớc đây “độc lập hay là chết” phải đ−ợc chuyển hóa trong giai đoạn hiện nay “v−ợt qua đ−ợc khó khăn, tranh thủ đ−ợc cơ hội hay là chết”.

Từ những phân tích nh− trên để thấy chủ nghĩa yêu n−ớc Việt Nam hiện nay giữ vai trò rất quan trọng trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc, sớm đ−a n−ớc ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Hiện nay phải xác định chủ nghĩa yêu n−ớc là mẫu số chung của mọi ng−ời Việt Nam ở trong n−ớc cũng nh− của mọi thành viên trong cộng đồng ng−ời Việt Nam ở n−ớc ngoài. Đó là cơ sở chung cần phát huy để đoàn kết tập hợp mọi lực l−ợng dân tộc trong sự nghiệp xây dựng đất n−ớc. Chủ nghĩa yêu n−ớc Việt Nam hiện nay là động lực nội sinh tạo nên quyết tâm, ý chí, nghị lực và trí tuệ để xây dựng đất n−ớc, sớm đ−a n−ớc ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, trong nhịp b−ớc của thời đại. Chủ nghĩa yêu n−ớc việt Nam hiện nay là nhân tố cơ bản của bản lĩnh dân tộc, bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững, bảo đảm

giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong giao l−u văn hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu chủ nghĩa yêu nước hồ chí minh trong thời kỳ mở của , hội nhập quốc tế (Trang 119 - 123)