2. Nội dung chủ nghĩa yêu n−ớc Hồ Chí Minh
2.3. Đại đoàn kết toàn dân tộc
Xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử cụ thể, đoàn kết là một triết lý lớn của dân tộc:
“Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Hoặc:
“Bầu ơi th−ơng lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nh−ng chung một giàn”
Giai đoạn Văn Lang- Âu Lạc, những truyện yêu n−ớc của dân tộc ta nh− truyện Sơn Tinh là truyện nhân dân đoàn kết chống thủy tai. Đến thời kỳ các nhà n−ớc phong kiến độc lập, lòng yêu n−ớc dẫn đến đoàn kết, tạo sức mạnh to lớn chiến thắng các loại kẻ thù lớn mạnh hơn ta nhiều lần.
Trong giai đoạn lịch sử cận đại, chống thực dân đế quốc, sức mạnh đoàn kết của dân tộc đứng tr−ớc thử thách lớn. Vấn đề không đơn thuần chỉ là “vua tôi đồng tâm, anh em hòa thuận”, hoặc “chiến sĩ một lòng phụ tử. Hòa n−ớc sông chén r−ợu ngọt ngào”. Yêu n−ớc, căm thù xâm l−ợc, khát vọng độc lập ch−a đủ cố kết sức mạnh dân tộc. Nhiều vấn đề đ−ợc đặt ra để giải bài toán đoàn kết khi một thời đại mới đã đến từ sau thắng lợi của Cách mạng Tháng M−ời; khi phải chống một kẻ thù mới là chủ nghĩa thực dân- con đẻ của của chủ nghĩa đế quốc; khi giai cấp công nhân đã đứng ở trung tâm của thời đại;
và đặc biệt, khi nhiệm vụ lịch sử đang đặt lên vai các dân tộc thuộc địa phải vùng lên thực hiện sứ mệnh giải phóng. Đến lúc này, chủ nghĩa Mác- Lênin vẫn là ánh sáng soi đ−ờng cho các dân tộc đi tới giải phóng với ý nghĩa là kim chỉ nam cho hành động của các dân tộc. Nhiều vấn đề nóng bỏng của thuộc địa không có trong sách vở của học thuyết Mác- Lênin.
Những g−ơng mặt tiêu biểu nh− Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đã không thể tạo nên đ−ợc sức mạnh đoàn kết thật sự trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Hồ Chí Minh đã xuất hiện đúng lúc và kịp thời đáp ứng các yêu cầu của lịch sử. Tr−ớc hết, trong khi khai thác triệt để lòng nồng nàn yêu n−ớc của dân ta, Hồ Chí Minh coi đoàn kết là một bài học lớn liên quan tới thành bại của cách mạng. Theo Ng−ời, khi nào dân ta đoàn kết muôn ng−ời nh− một thì thành công, ng−ợc lại khi nào không đoàn kết thì bị n−ớc ngoài xâm lấn. Từ đó, Ng−ời coi đoàn kết là một yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, là một chiến l−ợc cách mạng.
D−ới ánh sáng của chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí Minh xác định giải phóng dân tộc theo con đ−ờng cách mạng vô sản. Vì vậy, vấn đề đoàn kết đòi hỏi một lý luận cách mạng và khoa học và phải xuất phát từ thực tiễn Việt Nam thuộc địa. Cả hai điều này ch−a bao giờ cần thiết và đ−ợc đặt ra trong truyền thống dân tộc. Còn đối với các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác- Lênin thì các ông mới vạch ra đ−ợc những định h−ớng lớn, còn thực tiễn thuộc địa, vẫn còn là một khoảng trống khá lớn.
Đại đoàn kết trong chủ nghĩa yêu n−ớc Hồ Chí Minh là tập hợp mọi lực l−ợng, mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt già trẻ, gái trai, lứa tuổi, thành phần giai cấp, tôn giáo. Tức là đoàn kết mọi con dân n−ớc Việt, con Rồng cháu Tiên. Theo Ng−ời, “bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những ng−ời đó tr−ớc đây chống chúng ta, bây giờ
chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ”. Tuy nhiên, trong thời đại mới, sức mạnh đại đoàn kết phải đ−ợc thực hiện qua tổ chức, một tổ chức thật sự vững chắc về quy mô cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Thời kỳ các nhà n−ớc phong kiến độc lập cũng có tổ chức, nh−ng chủ yếu đó là tổ chức các làng xã, tổ chức trong quân đội triều đình. Thời đại mới đòi hỏi tổ chức phải là Mặt trận dân tộc thống nhất. Hồ Chí Minh đã có ý thức sớm về sức mạnh của tổ chức. Vì vậy, khi ch−a có Đảng, Ng−ời cũng đã quan tâm tới việc xây dựng các tổ chức công nhân, nông dân ở n−ớc ngoài. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cùng với công tác xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh chú trọng xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, tiêu biểu là Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Mặt trận tồn tại và phát triển theo những nguyên tắc nhất định. Tr−ớc hết, đó là tổ chức chính trị tự nguyện rộng rãi của quần chúng với mục đích: “Trên vì n−ớc, d−ới vì nhà, một là ích n−ớc, hai là lợi dân”. Mặt trận phải do Đảng Cộng sản với t− cách là một thành viên của mặt trận, lãnh đạo. Đảng không phải áp đặt sự lãnh đạo đối với Mặt trận, mà lãnh đạo phải bằng đ−ờng lối, chính sách đúng; phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và trung thành nhất của mặt trận. Đoàn kết rộng rãi các đảng phái, tôn giáo, các nhân sĩ trí thức trên nền tảng liên minh công nông. Đoàn kết lâu dài, thật sự, thân ái, chân thành, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Gắn đoàn kết với công tác, thông qua công tác mà thực hành đoàn kết, đoàn kết nhằm đẩy mạnh công tác. Đoàn kết gắn với đấu tranh, bằng cách tự phê bình và phê bình.
Triết lý đoàn kết Hồ Chí Minh cho thấy đoàn kết là then chốt của thành công; đoàn kết là điểm mẹ, điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt. Thắng lợi của cách mạng tỷ lệ thuận với khả năng đoàn kết; càng đoàn kết thì càng thành công. Và đoàn kết phải bao hàm cả đoàn kết trong Đảng, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, ba nội dung đoàn kết này gắn bó mật thiết với nhau. Theo Ng−ời, đoàn kết đi tới thành công trở thành chân lý của thời
đại: một dân tộc dù nhỏ yếu, nh−ng nếu biết đoàn kết chặt chẽ d−ới sự lãnh đạo của một Đảng chân chính cách mạng, theo đúng đ−ờng lối Mác- Lênin thì nhất định sẽ đánh thắng mọi kẻ thù xâm l−ợc.