Việc học sinh thông hiểu, áp dụng sáng tạo các kiến thức vào tình huống mới,
phụ thuộc trớc hết là nội dung của chính môn học. Cấu trúc tài liệu giáo khoa và phơng pháp trình bày tài liệu đó cũng có một ý nghĩa to lớn. Vấn đề lựa chọn nội dung tài liệu giáo khoa , cấu trúc của tài liệu đó và phơng pháp trình bầy phải tùy theo mục đích dạy học. Nếu chúng ta chỉ đơn thuần cho học sinh làm quen với những nguyên lý mới, những định luật mới thì ta chỉ thông báo cho học sinh những kết luận lý thuyết có sẵn mà các em sẽ phải sử dụng. Còn nếu chúng ta đặt vấn đề không những thông báo mà cả giúp học sinh bồi dỡng phẩm chất đặc trng của năng lực sáng tạo là thông hiểu kiến thức và áp dụng kiến thức vào tình huống mới, tức là phát triển trí tuệ của học sinh trong quá trình dạy học thì không phải bắt đầu việc trình bày tài liệu giáo khoa từ những lý thuyết có sẵn mà không giải thích rằng chúng đợc rút ra từ những sự kiện ban đầu nào và tính chất đúng đắn của lý thuyết đợc khẳng định bằng những thực nghiệm nào.
Chẳng hạn nh, khi dạy bài “Dòng điện trong kim loại”, giáo viên thờng bắt đầu từ việc giải thích cơ cấu bên trong của các dây dẫn bằng kim loại. Các kim loại ở thể rắn có cấu trúc tinh thể, chúng có thể đợc coi nh là một mạng không gian ion chứa đầy các electron không liên kết với các hạt nhân nhất định. Tiếp theo đó toàn bộ sách giáo khoa đợc xây dựng một cách suy diễn trên cơ sở của mô hình đó.Cách trình bầy nh vậy dẫn đến tri thức của học sinh bị thiếu sót nhiều. Một trong những thiếu sót chủ yếu là học sinh tiếp nhận mô hình cấu trúc kim loại nh một cấu trúc trừu tợng nào đó đối với đối tợng thực mà nh chính bản thân đối tợng đợc một ngời nào đó nhìn thấy và miêu tả lại. Điều đó lại dẫn tới chỗ học sinh tuyệt đối hóa hình thức mà không biết đến cơ sở thực nghiệm của mô hình đó. Kết quả là các em không đợc tự do nắm tài liệu và không thể giải thích đợc mối mâu thuẫn với quan niệm đã miêu tả về cấu trúc của kim loại.
Chúng tôi cho rằng việc trình bầy của sách giáo khoa theo phơng pháp mô hình: “Những sự kiện khởi đầu→ mô hình giả thiết→ những hệ quả đợc rút ra một
cách lôgic→kiểm tra bằng thực nghiệm các kết quả” sẽ có tác dụng tốt trong việc phát huy năng lực t duy sáng tạo của học sinh.
Trớc hết học sinh phải biết đợc những sự kiện ban đầu nào đợc dùng làm cơ sở để xây dựng nên mô hình vật lý này hay khác. Từ những sự kiện ban đầu đó bằng cách trực giác ngời ta chuyển sang xây dựng mô hình với t cách ban đầu là một giả thuyết. Từ mô hình này bằng cách suy diễn ngời ta rút ra đợc những hệ quả, những hệ quả này đợc kiểm tra bằng thực nghiệm. Giả thuyết biến thành lý thuyết khi ng- ời ta thu đợc những chứng minh bằng thực nghiệm tính đúng đắn của những hệ quả đợc rút ra từ những giả thuyết đó. Những sự kiên thực nghiệm nào mâu thuẫn với lý thuyết sẽ đợc dùng làm nền tảng để xây dựng một mô hình vật lý trừu tợng mới.