Một số vấn đề về điều kiện tự nhiên, tình hình sản xuất

Một phần của tài liệu nghiên cứu hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình tại huyện kế sách tỉnh sóc trăng (Trang 26 - 27)

Kế Sách là một huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa, hàng năm có mùa khô và mùa mưa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,80C, ít khi bị bão lũ. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.864 mm, tập trung nhất từ tháng 8, 9, 10, độ ẩm trung bình là 83%, thuận lợi cho cây lúa và các loại hoa màu phát triển. Kế Sách nằm ở vùng hạ lưu sông Hậu, phía Đông và Đông bắc giáp tỉnh Trà Vinh, Tây và Tây Bắc giáp Hậu Giang (gần khu công nghiệp Sông Hậu), gần cảng quốc tế Cái Cui (Cần Thơ), tuyến đường Nam Sông Hậu và các tuyến đường tỉnh đi qua, quốc lộ 1A nối nhau là trục giao thông quan trọng, tạo môi trường thuận lợi cho việc khai thác tiềm năng và lợi thế của huyện.

Toàn huyện có diện tích tự nhiên 352,9 km2 (năm 2012). Đất đai của Kế Sách có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu như dưa leo, bí đao và các loại cây ăn trái như nhãn, bưởi, xoài, vú sữa...

Thế mạnh của huyện là sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa sau đó là cây ăn trái và rau màu. Năm 2012, tổng diện tích gieo trồng lúa là 37.574 ha, trong đó có 5.840 ha lúa chất lượng cao; năng suất bình quân 6,2 tấn/ha; sản lượng 234.349 tấn, chiếm 10,41% tổng sản lượng lúa toàn tỉnh. Trong những năm gần đây diện tích trồng lúa giảm đi thay vào đó là sự tăng lên của diện tích trồng cây ăn trái.

Bảng 3.1 Diện tích trồng lúa của huyện Kế Sách

Năm Diện tích trồng lúa (ha)

2010 38.567

2011 38.089

2012 37.574

(Nguồn: Niên giáp thống kê tỉnh Sóc Trăng)

Kế Sách còn được biết đến như là vùng vựa trái cây của tỉnh. Diện tích cây ăn trái là 13.717 ha, chiếm trên 50% diện tích cây ăn quả toàn tỉnh. Vườn

cây ăn trái ngày càng đem lại hiệu quả, nhiều nhà vườn đã có thu nhập cao và ổn định, nhiều loại cây có tiềm năng phát triển như: Bưởi da xanh, bưởi năm roi, cam sành, quýt, nhãn, vú sữa, xoài... Bên cạnh đó, năm 2012 được tỉnh quan tâm, hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án trồng xen cây ca cao trong vườn cây ăn trái, với diện tích 170 ha, nâng diện tích cây ca cao trồng xen toàn huyện là 413 ha. Hiện nay, một số vườn cây ca cao đã cho trái, bước đầu mang lại hiệu quả khả quan, huyện đã thành lập tổ hợp tác xã thu mua, chế biến ca cao tại xã Nhơn Mỹ và một số điểm thu mua trái ca cao nhằm tạo đầu ra ổn định cho người dân.

Bảng 3.2 Diện tích trồng cây ăn trái của huyện Kế Sách

Năm Diện tích trồng cây ăn quả (ha)

2010 13.412

2011 13.529

2012 13.717

(Nguồn: Niên giáp thống kê tỉnh Sóc Trăng)

Song song đó nghề nuôi cá nước ngọt ven sông Hậu, nuôi cá ở các vùng cồn, bãi, nuôi trong mương vườn và nuôi kết hợp trồng lúa cũng được Kế Sách phát huy khai thác; đến nay diện tích nuôi thuỷ sản của huyện đạt 3.574 ha, trong đó nuôi cá tra 61,91 ha. Tổng sản lượng nuôi thủy sản 18.933 tấn, chiếm gần 16% tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh.

Với những tiền năng trên đã kết hợp tạo cho Kế Sách có ưu thế về khai thác phát triển du lịch sinh thái; trong tương lai phát triển cụm công nghiệp Cái Côn (An Lạc Thôn), chế biến hàng nông sản địa phương; đồng thời có điều kiện phát triển mạnh dịch vụ và các ngành nghề phụ trợ vì lợi thế tiếp giáp với các khu công nghiệp khác của tỉnh Hậu Giang, gần cảng quốc tế Cái Cui, Cần Thơ, ...

Phát huy lợi thế có vùng ven Sông Hậu, thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, kết hợp tham quan các mô hình nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp ở trình độ công nghệ cao. Trong thời gian tới Kế Sách sẽ đẩy mạnh xây dựng khu du lịch sinh thái Cồn Mỹ Phước với quy mô 220 – 250 ha; phát triển các điểm du lịch trên tuyến Quốc lộ Nam Sông Hậu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình tại huyện kế sách tỉnh sóc trăng (Trang 26 - 27)