Hiện trạng cơ cấu và phân phối thu nhập của hộ gia đình tại huyện Kế

Một phần của tài liệu nghiên cứu hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình tại huyện kế sách tỉnh sóc trăng (Trang 30)

ĐÌNH TẠI HUYỆN KẾ SÁCH 4.1.1 Đặc điểm của hộ a) Trình độ học vấn Bảng 4.1 Trình độ học vấn của chủ hộ Trình độ học vấn của chủ hộ Số hộ Tỷ lệ (%) Cấp 1 51 51 Cấp 2 44 44 Cấp 3 5 5 Trên phổ thông 0 0 Tổng 100 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát 2012)

Theo bảng 4.1 cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ còn thấp, hầu hết các hộ được phỏng vấn đều có trình độ cấp 1, cấp 2. Trong đó cấp 1 chiếm 51% trong tổng số hộ, cấp 2 chiếm 44% trong tổng số hộ, trình độ cấp 3 chỉ chiếm 5% và không có chủ hộ nào có trình độ trên phổ thông. Đa số các chủ hộ đều trên 40 tuổi, vào khoảng thời gian 1975-1985 thì vùng quê Kế Sách còn nghèo, cơ sở trường lớp còn ít nên việc tiếp cận với điều kiện học hành còn khó khăn, chính vì vậy mà trình độ của người dân còn thấp.

b) Kinh nghiệm sản xuất

Bảng 4.2 Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ

Số năm tham gia sản xuất nông nghiệp Số hộ Tỷ lệ (%)

Dưới 10 năm 2 2

Từ 10 đến 25 năm 49 49

Từ 25 đến 40 năm 40 40

Trên 40 năm 9 9

Tổng 100 100

Kế Sách là vùng nông thôn với nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, đa số các hộ đều có truyền thống sản xuất lâu đời. Tỷ lệ số hộ có kinh nghiệm sản xuất từ 10 đến 25 năm là cao nhất (49%), tiếp theo là 25 đến 40 năm với 40%, có 2% số hộ có kinh nghiệm dưới 10 năm và 9% còn lại trong tổng số hộ có kinh nghiệm trên 40 năm.

Những hộ có kinh nghiệm sản xuất trên 25 năm đa số là các hộ chuyên trồng trọt vì đây là hoạt động sản xuất truyền thống của huyện. Những hộ có kinh nghiệm sản xuất dưới 10 năm thường là hộ chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp hoặc hộ mới tách ra.

Theo các chủ hộ thì kinh nghiệm sản xuất góp phần giúp các hộ khống chế các loại dịch bệnh, không làm giảm năng suất, chất lượng nông sản. Ông Nguyễn Văn Huyện ở ấp 1, xã Trinh Phú tâm sự: “Nhờ vào kinh nghiệm sản xuất hơn 25 năm mà tôi có thể khống chế kịp thời các loại dịch bệnh và giữ được năng suất và năng suất cũng ngày một tăng. Trước đây khoảng 10 năm, năng suất vườn nhà tôi chỉ đạt khoảng 1200kg/1000m2 thì giờ đây năng suất đã đạt gần 1900kg/1000m2”.

c) Diện tích canh tác

Diện tích đất canh tác ảnh hưởng rất nhiều đến thu nhập của gia đình, khi được canh tác một cách hợp lý diện tích đất canh tác tỷ lệ thuận với thu nhập của hộ. Với hầu hết các hộ phần diện tích này còn quá nhỏ và manh múng. Ở một số nơi đất trồng lúa xen kẽ với đất trồng cây lâu năm gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, các loại cây lâu năm, cây ăn trái chưa được quy hoạch đồng bộ.

Theo thống kê của phòng nông nghiệp huyện Kế Sách thì đất nông nghiệp đang phân tán ngày càng nhỏ hơn, có xu hướng tăng hộ ít đất. Xu hướng hiện nay là giảm diện tích đất trồng lúa sang trồng các loại cây khác (hoa màu, cây ăn trái), diện tích đất nuôi trồng thủy sản cũng giảm đi, xu hướng đa canh, đa dạng hóa ngày càng tăng.

Theo hình 4.1, tổng số quan sát là 100, trong đó có 2 hộ không có đất canh tác, thu nhập của họ nhờ vào dịch vụ nông nghiệp (buôn bán vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi). Có tới 62 hộ có diện tích đất canh tác dưới 5000m2 (chiếm 62% trong tổng số), đa phần những hộ này có kinh tế khó khăn do thu nhập của họ thấp. Số hộ có diện tích từ 5000 đến dưới 10.000m2 là 27 hộ, có 9 hộ có diện tích đất trên 10.000m2. Tuy nhiên, phần đất canh tác của họ lại không tập trung mà phân tán ở nhiều nơi gây khó khăn cho quản lý và canh tác. Chính vì đất canh tác manh mún, nhỏ lẻ nên kinh tế hộ gia đình ở Kế Sách chỉ thích hợp với kiểu tổ chức lao động gia đình và các điều kiện sản xuất thủ

2 62 27 9 0 10 20 30 40 50 60 70 hộ 0 0 den < 5000 5000 den <10000 >10000

công, việc đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp cũng sẽ gặp không ít khó khăn.

(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2012)

Hình 4.1 Diện tích đất canh tác của các hộ (m2)

Nhìn chung, đối với những hộ có diện tích đất canh tác dù còn ít nhưng họ lại không muốn mua thêm đất sản xuất mà thay vào đó là chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp,làm thuê, buôn bán nhỏ… để tăng thu nhập. Những hộ có diện tích đất khá nhiều (>1000m2) thì thế hệ thừa kế lại không muốn tiếp tục sản xuất nông nghiệp vì vậy họ không muốn bỏ tiền đầu tư chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp.

d) Các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại huyện Kế Sách

Trồng trọt vẫn là hoạt động sản xuất chính ở Kế Sách, có 97% trên tổng số quan sát tham gia trồng trọt, trong đó nhiều nhất là trồng lúa tiếp theo là cây ăn trái điển hình là nhãn và sau cùng là hoa màu. Tuy nhiên trong trồng lúa người dân vẫn luôn lo ngại về giá lúa bấp bênh, thời tiết thất thường, sâu bệnh phá hoại mùa màng làm ảnh hưởng đến thu nhập. Trong những năm gần đây việc đưa hoa màu, cây ngắn ngày xuống chân ruộng được nông hộ áp dụng tập trung tại các xã An Lạc Tây và An Lạc Thôn đã đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng chưa thực sự nhân rộng trong toàn huyện do người dân chưa được tiếp cận nhiều với kỹ thuật chăm sóc những loại cây trồng này.

Bảng 4.4 : Phân phối các hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ Hoạt động Tần số (hộ) Tỷ lệ theo tần số (%) Tỷ lệ theo tổng quan sát (%) Trồng trọt 97 67 97 Chăn nuôi 35 24 35 Nuôi trồng thủy sản 0 0 0 Dịch vụ nông nghiệp 13 9 13 Tổng 145 100 145

(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2012)

Ghi chú: 1 hộ có thể tham gia nhiều hoạt động.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm là hoạt động quan trọng thứ hai sau trồng trọt chiếm tỷ lệ 35% trong tổng số quan sát. Những hộ có ít đất sản xuất thường tranh thủ thời gian rãnh rổi để chăn nuôi, quy mô chăn nuôi của các hộ mang tính nhỏ lẻ, manh mún. Nhờ tận dụng nguồn thức ăn từ các phế phẩm trồng trọt và đời sống hàng ngày mà các hộ đã phần nào tiết kiệm được chi phí, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, trong năm 2010, 2011 và kéo dài đến năm 2012 chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, giá gia súc gia cầm lại giảm mạnh, người chăn nuôi thua lỗ nên có rất nhiều hộ đã dừng việc chăn nuôi.

Nuôi trồng thủy sản, điển hình là cá tra trước đây phát triển tương đối rầm rộ ở Kế Sách do có các dãy đất cồn và hệ thống sông ngòi chằng chịt. Nuôi trồng thủy sản đem lại lợi nhuận cao trong thời gian ngắn tuy nhiên đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn và có kinh nghiệm, rủi ro cũng khá cao. Do việc nuôi cá diễn ra tự phát, không có sự liên kết với doanh nghiệp, dịch bệnh xảy ra, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, giá cá lại không đủ bù đắp chi phí bỏ ra nên dẫn đến thua lỗ nặng nề đối với các hộ nuôi. Hiện nay tình hình nuôi trồng thủy sản trong huyện trở nên ảm đạm, trong 100 hộ được phỏng vấn không có hộ nào có hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Dịch vụ nông nghiệp (làm thuê, buôn bán vật tư nông nghiệp thức ăn chăn nuôi) là lĩnh vực ít được lựa chọn nhất, chỉ có 13% trên tổng quan sát. Trước đây, dịch vụ nông nghiệp (làm thuê) thu hút rất nhiều lao động nhàn rỗi trong huyện. Tuy nhiên, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, máy móc đã dần thay thế lao động chân tay, ngoài ra sự phát triển của các khu công nghiệp hiện đại thu hút rất nhiều lao động nông thôn. Hệ thống đường bộ phát triển, đường thủy thuận lợi khuyến khích các hộ có vốn lớn tham gia buôn bán vật tư

nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ sản xuất tiếp cận với dịch vụ nông nghiệp tốt hơn.

e) Cơ cấu thu nhập theo hoạt động sản xuất

Một hộ có thể tham gia nhiều hoạt động sản xuất để đa dạng hóa nguồn thu nhập, đa phần những hộ có ít đất sản xuất (1000 – 7000m2) sẽ tranh thủ thời gian nhàn rỗi để chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc làm thuê. Đối với những hộ có diện tích đất tương đối nhiều (>7000m2) thì chỉ tập trung vào trồng trọt.

Theo hình 4.2, dịch vụ nông nghiệp ít được lựa chọn nhất chỉ có 13/100 hộ (3 hộ buôn bán vật tư nông nghiệp và 10 hộ làm thuê), chiếm 6,45% trong tổng thu nhập. Trong khi đó chăn nuôi có tới 35/100 hộ, nhưng chỉ chiếm 12,03% trong tổng thu nhập. Trồng trọt vẫn đứng đầu cả về thu nhập (81,52%) với 97/100 hộ. Hoạt động buôn bán vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ít được người dân lựa chọn vì đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn nhưng tính rủi ro cao dù lợi nhuận đem lại là rất cao.

(Nguồn: Số liệu khảo sát, 2012)

Hình 4.2 Cơ cấu thu nhập theo hoạt động sản xuất

Mặc dù kinh tế hộ nông dân ở khu vực nông thôn Kế Sách hiện nay tương đối đa dạng nhưng cho đến nay nông nghiệp vẫn là nền tảng và thế mạnh kinh tế. Đại đa số cư dân nông thôn huyện Tam Bình đều coi sản xuất nông nghiệp là hoạt động đem lại thu nhập chính lâu dài cho hộ gia đình. Bên cạnh đó nó còn đảm bảo nguồn lương thực tại chỗ cho gia đình.

Chăn nuôi 12,03 % Trồng trọt 81,52% Dịch vụ NN 6,45%

Trong sản xuất nông nghiệp, do đặc trưng truyền thống của kinh tế hộ nông dân như tự cung tự cấp, phần lớn nhằm thoả mãn nhu cầu cơ bản là an toàn lương thực, do đó hộ chỉ đề cao giá trị sử dụng của sản xuất nông nghiệp, nên nông nghiệp cho đến nay vẫn là cơ sở của kinh tế hộ nông dân, nhất là các hộ nghèo, trung bình hay thuần nông. Đặc biệt tại một số vùng, việc đa dạng sản xuất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi góp phần quan trọng trong việc nâng cao thu nhập của hộ.

Tuy thu nhập của hoạt động trồng trọt còn thấp nhưng vẫn được xem là ngành sản xuất chính đồng thời sản phẩm từ trồng trọt cũng là nguyên liệu cho các ngành nông nghiệp khác và cũng là ngành tiêu thụ và thúc đẩy cho dịch vụ nông nghiệp phát triển. Trong lĩnh vực trồng trọt có sự chênh lệch đáng kể giữa các hộ quan sát trong đó:

Nhóm có thu nhập cao nhất từ trồng trọt là trên 6 triệu/người/tháng gấp 20 lần so với nhóm có thu nhập thấp nhất (300 ngàn/người/tháng) và gấp 3,75 lần so với nhóm thu nhập trung bình (khoảng 1,6 triệu/người/tháng). Sở dĩ có sự chênh lệch về thu nhập này là do sự cách biệt về diện tích đất canh tác giữa các nhóm hộ: nhóm có diện tích đất canh tác cao nhất đạt 36 ha gấp 24 lần so với nhóm có diện tích đất thấp nhất (1,5 ha).

Trong thực tế, chăn nuôi của các hộ phần lớn vẫn là tận dụng từ những sản phẩm của ngành trồng trọt do gia đình tự làm như: Thóc, cám gạo, rau xanh trong vườn, rơm rạ...Tuy nhiên hiện nay hầu hết các hộ sử dụng thức ăn chăn nuôi nhằm rút ngắn chu kì và tăng năng suất. Chăn nuôi chủ yếu tập trung vào các loại gia súc và gia cầm phổ biến như: gà, vịt, heo, bò… nhưng thời gian qua bệnh dịch xảy ra liên tục, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao làm các hộ chăn nuôi thua lỗ.

Nuôi trồng thuỷ sản là hoạt động đa dạng về hình thức và tạo thu nhập cao cho người dân. Người dân có thể tự đào ao trên đất sản xuất để thả cá hoặc nuôi bè trên sông. Theo điều tra các hộ đã từng nuôi trồng thủy sản cho biết: nhóm có thu nhập cao nhất khoảng 10 triệu/người/tháng và trung bình là khoảng 3 triệu/người/tháng. Nuôi trồng thủy sản chỉ tập trung ở nhóm hộ có thu nhập cao nhất là vì: đòi hỏi phải có nhiều vốn, trình độ hiểu biết, kỹ thuật nuôi trồng, có khả năng gặp nhiều rủi ro vì chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: dịch bệnh, chất lượng con giống, giá cả đầu ra… Vì vậy, một số hộ từ con cá, tôm mà làm giàu thì cũng có một số hộ vì nó phải phá sản lâm vào cảnh nợ nần từ hộ giàu trở thành hộ nghèo.

4.1.2 Chi tiêu và các hình thức chi tiêu

Hộ gia đình có thu nhập càng cao thì có thể sẽ có mức chi tiêu cao hơn so với hộ có thu nhập thấp, như vậy chi tiêu phụ thuộc vào thu nhập của hộ gia đình. Những hộ gia đình có thu nhập khá và cao thì nhu cầu không chỉ dừng lại ở ăn no, mặc ấm nữa mà là ăn ngon, mặc đẹp. Còn đối với nhóm hộ có thu nhập trung bình và thấp thì nhu cầu chi tiêu chỉ dừng lại ở ăn no, mặc ấm là đã đủ chứ nói gì đến ăn ngon, mặc đẹp. Theo điều tra hộ có thu nhập cao có mức chi cao nhất cho ăn uống là khoảng 1,5 triệu/người/tháng gấp 8,3 lần so với hộ có thu nhập thấp với mức chi 180 ngàn/người/tháng. Bên cạnh chi tiêu cho việc ăn uống thì đi lại, học hành, mua sắm, đám tiệc, du lịch… cũng chiếm một khoản khá lớn trong tổng chi tiêu của các nhóm hộ (chiếm 41% trong tổng chi tiêu).

Chi tiêu ở các khu vực và nhóm dân cư cũng có sự khác nhau. Nhóm hộ gia đình thuần nông có mức chi tiêu thấp hơn so với nhóm hộ ở khu vực chợ là vì: nhóm hộ sống bằng nông nghiệp có thể tận dụng được những phế phẩm từ sản xuất lúa và trong cuộc sống hằng ngày để trồng trọt và chăn nuôi thêm để phục vụ cho nhu cầu ăn uống hàng ngày. Ngoài ra các hộ cũng có thể bắt cá thiên nhiên trong ao hồ, mương vườn sẵn có…do đó sẽ tiết kiệm được một khoản chi tiêu đáng kể. Trong khi đó nhóm hộ ở khu vực chợ thì tất cả đồ dùng, ăn uống đều phải mua bằng tiền.

Các hộ chi nhiều nhất cho tiêu dùng và ăn uống chiếm 59% trong tổng chi tiêu vì đây là 2 hoạt động cơ bản cần thiết, tiếp theo là giáo dục chiếm 16% trong tổng chi tiêu. Tuy trước đây Kế Sách là một vùng quê còn nghèo, trình độ học vấn của người dân còn rất thấp nhưng hiện nay người dân đã nhận thức được sự quan trọng của việc học hành. Song song đó với những chính sách hỗ trợ và tạo nhiều điều kiện trong giáo dục của Nhà nước các hộ gia đình trong huyện đã không ngại đầu tư vào giáo dục, cho con em được học hành.

Y tế thường ít được chú trọng ở vùng nông thôn do thu nhập không cao và khó tiếp cận với các dịch vụ y tế. Người dân chỉ đi đến bệnh viện khi họ thực sự cần thiết, còn lại đều tự mua thuốc để trong nhà uống khi bệnh nhẹ. Có rất ít hộ tham gia bảo hiểm y tế (dưới 30%) chỉ các hộ có điều kiện hay các hộ có người lớn tuổi mới tham gia.

Hàng năm, các hộ dành khoảng 5% trong tổng chi tiêu để chi cho nhà ở, điện, nước…Tuy nhiên đây chỉ là mức trung bình và có sự chênh lệch giữa các hộ. Các hộ thường ít chi tiêu cho đồ dùng lâu bền, đây cũng là đặc điểm của các hộ sản xuất nông nghiệp.

Bảng 4.5: Sự phân phối chi tiêu của các hộ gia đình (%)

Hoạt động Tỷ lệ (%)

Giáo dục 16

Y tế 7

Tiêu dùng, ăn uống 59

Chi thường xuyên nhà ở, ăn uống, điện nước 5

Chi mua đồ dùng lâu bền 7

Khác 6

Tổng 100

(Nguồn: kết quả khảo sát năm 2012)

4.1.3 Đầu tư

Từ các nguồn thu nhập của hộ gia đình, ta có thể chia ra ở khu vực nông thôn có 2 hình thức đầu tư chính đó là: Đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp (lúa,

Một phần của tài liệu nghiên cứu hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình tại huyện kế sách tỉnh sóc trăng (Trang 30)