Mối quan hệ giữa đầu tư và tiết kiệm các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư

Một phần của tài liệu nghiên cứu hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình tại huyện kế sách tỉnh sóc trăng (Trang 39)

đến mức độ đầu tư của hộ

Đầu tư của các nông hộ tại huyện Kế Sách bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau. Để xem xét mối quan hệ giữa đầu tư và tiết kiệm và sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến đầu tư, ta sử dụng mô hình (3) với biến phụ thuộc I0 là giá trị đầu tư năm 2012 của nông hộ. Các biến độc lập X1, X2, X3, X4, X5, X6 . Mô hình hồi quy có dạng:

I0 = a0 + a1 X1 + a2 X2 + a3X3 + a4X4+ a5X5 + a6X6

4.2.1.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), sử dụng Cronbach’s Alpha để tiến hành kiểm tra độ tin cậy của các mục hỏi trong bảng câu hỏi thông qua các hệ số sau:

- Hệ số Cronbach’s Alpha: thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach’s Alpha đạt được từ xấp xỉ 0,7 đến 0,8 là đạt yêu cầu.

- Hệ số tương quan giữa các mục hỏi và tổng điểm: các mục hỏi được chấp nhận khi hệ số này phải đạt từ 0,3 trở lên.

Nhìn vào bảng 4.5 ta thấy: Đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của thang đo với hộ số tin cậy Cronbach’s Alpha đều đạt yêu cầu về độ tin cậy. Như vậy, thang đo thiết kế trong luận văn có ý nghĩa trong thống kê và đạt hệ số tin cậy cần thiết. Cụ thể: (1) yếu tố Thu nhập có Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,695; (2) yếu tố Tiết kiệm có Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,942; (3) yếu tố Hiệu suất đầu tư có Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,992; (4) yếu tố Tỷ lệ phụ thuộc

có Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,69; (5) yếu tố Giá vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi có Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,72; (6) yếu tố Số lần dịch bệnh có Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,892. Kết quả hệ số tương quan biến

tổng của các mục hỏi trong mỗi thang đo yếu tố đều lớn hơn 0,3. Giá trị nhỏ nhất là 0,542 (mục hỏi A9, A10), giá trị lớn nhất là 0,997 (mục hỏi A6). Vì vậy 6 yếu tố vừa kể trên hội đủ điều kiện và được sử dụng trong phân tích hồi quy tuyến tính.

Bảng 4.6 : Hệ số Cronbach’s Alpha và tương quan biến tổng:

Thang đo Cronbach’s Alpha Tương quan biến tổng

Thu nhập 0,695 A1.Thu nhập 2011 0,776 A2.Thu nhập 2012 0,776 Tiết kiệm 0,942 A3.Tiết kiệm 2011 0,896 A4.Tiết kiệm 2012 0,896

Hiệu suất đầu tư 0,992

A5.Thu nhập 2011 0,996

A6.Thu nhập 2012 0,997

A7.Vốn 2011 0,994

A8.Vốn 2012 0,995

Tỷ lệ phụ thuộc 0,690

A9.Số thành viên tạo ra thu nhập

0,542

A10.Tổng số thành viên 0,542

Giá vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi

0,720 A11.Giá vật tư 2011 0,823 A12.Giá vật tư 2012 0,823 Số lần dịch bệnh 0,892 A13.Số lần dịch bệnh 2011 0,808 A14.Số lần dịch bệnh 2012 0,808

4.2.1.2 Kết quả chạy mô hình hồi quy (mô hình (3))

Để xác định, đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc đầu tư của các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp huyện Kế Sách, đề tài sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội (mô hình (3)) có dạng:

I0 = a0 + a1X1 + a2X2 + a3X3 + a4X4 + a5X5 + a6X6 Trong đó:

I0: giá trị đầu tư (triệu đồng) X1: thu nhập (triệu đồng) X2: tiết kiệm (triệu đồng) X3: tỷ suất lợi nhuận (%) X4: tỷ lệ phụ thuộc (%)

X5: Giá vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi (%/ năm) X6: Dịch bệnh (Đợt/ năm)

Bảng 4.7: Tóm tắt kết quả hồi quy

Các yếu tố Hệ số ước

lượng

Sai số chuẩn P-value

Thu nhập (X1) 0,658 0,002 0,000

Tiết kiệm (X2) -0,181 0,054 0,001

Hiệu suất đầu tư (X3) 0,333 0,669 0,000

Tỷ lệ phụ thuộc (X4) 0,029 2,241 0,584

Giá vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi (X5)

-0,015 0,276 0,775 Số lần dịch bệnh (X6) 0,001 0,510 0,983 Hằng số 41,333 Durbin-Watson 1,852 Hệ số R2 hiệu chỉnh (%) 73,2 Hệ số R (%) 86,5 Tổng số quan sát 100

Theo bảng 4.6 ta thấy hệ hế R (Mutiple R) = 86,5% thể hiện mức độ tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc I0 rất mạnh. Hệ số R2 hiệu chỉnh của mô hình là 73,2% nghĩa là có 73,2% sự thay đổi trong đầu tư được giải thích bởi các biến có trong mô hình; 26,8% còn lại được giải thích bởi các yếu tố khác không có trong mô hình. Từ đó có thể kết luận đây là mô hình tốt.

Sau khi chạy mô hình ta nhận thấy trong 6 biến (p- value > α thì được chọn), thì có 3 biến có ý nghĩa là biến thu nhập, hiệu suất đầu tư và tiết kiệm ở mức ý nghĩa 5%.

- Phương trình hồi quy:

I0= 41,334 + 0,658X1 – 0,181X2 + 0,333X3

4.2.1.3 Kiểm định các giả thuyết của mô hình hồi quy

Mục tiêu:Phân tích hồi qui tuyến tính không chỉ là việc mô tả các dữ liệu quan sát được trong mẫu (sample) nghiên cứu mà cần phải suy rộng cho tổng thể. Vì vậy, trước khi trình bày và diễn dịch mô hình hồi qui tuyến tính cần phải dò tìm vi phạm các giả định. Nếu các giả định bị vi phạm thì các kết quả ước lượng không đáng tin cậy được.

a) Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy mẫu:

Nhằm chỉ ra mối liên hệ tuyến tính giữa tất cả các biến Xvới I0 ta thực hiện:

Đặt giả thuyết:

H0: β1 = β2 =β3 = β4 = β5 = β6 =0 (không có mối liên hệ tuyến tính giữa X và I0)

H1: tồn tại ít nhất một số βi khác 0 (có ít nhất 1 biến độc lập ảnh hưởng tới I0)

Bảng 4.8: Kết quả hồi quy (ANOVA)

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. Regression 4579,766 6 763,294 45,960 0,000a Residual 1544,512 93 16,608 Total 6124,278 99

Nhìn vào bảng 4.7 ta thấy giá trị sig. của trị F trong mô hình này là rất nhỏ (< mức ý nghĩa) bác bỏ giả thuyết H0 chấp nhận giả thuyết H1mô hình phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra cho toàn tổng thể.

b) Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư

Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa (Hình 3.6) cho thấy phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn (Trung bình = 0 và độ lệch chuẩn Std.Dev. = 0.969). Do đó có thể kết luận rằng giả định về phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Hình 4.3 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa

c) Kiểm định đa cộng tuyến

Nhìn vào bảng 4.8 ta thấy hệ số phóng đại phương sai (VIF) của từng nhân tố có giá trị nhỏ hơn 10 chứng tỏ mô hình hồi quy không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến (các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau).

Bảng 4.9 Hệ số phóng đại phương sai của các biến giải thích trong mô hình (3)

Biến giải thích Hệ số phóng đại phương

sai

Thu nhập (Y0) 1,493

Hiệu suất đầu tư (S0) 1,311

Tỷ lệ phụ thuộc (X1) 1,037

Số lần dịch bệnh (X2) 1,214

Phần trăm tăng giá (X3) 1,029

Tiết kiệm (X4) 1,106

Giá trị trung bình hệ số phóng đại phương sai (VIF)

1,198

 Sau khi kiểm định các giả thuyết của mô hình ta kết luận phương trình hồi quy để đo lường, ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư có thể suy rộng cho tổng thể là:

I0= 41,334 +0,658X1 – 0,181X2 + 0,333X3

Thu nhập có quan hệ đồng biến với đầu tư. Khi thu nhập tăng 1 đơn vị, đầu tư tăng 0,658 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, ở mức ý nghĩa 5%.

Tiết kiệm có hệ số gốc là -0,181 nghĩa là có mối quan hệ nghịch biến với đầu tư. Ở mức ý nghĩa 5%, khi tiết kiệm tăng lên 1 đơn vị thì đầu tư giảm 0,181 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Hiệu suất đầu tư có quan hệ đồng biến với đầu tư. Hệ số góc bằng 0,333 nghĩa là khi hiệu suất đầu tư tăng lên 1 đơn vị, đầu tư tăng lên 0,333 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, ở mức ý nghĩa 5%.

Dịch bệnh: Biến này không có ý nghĩa ở mức 5% với hệ số P = 0,983. Dịch bệnh là yếu tố khó có thể dự đoán và phòng ngừa, thường xảy ra bất ngờ trong quá trình sản xuất, tuy nhiên tần suất xảy ra dịch bệnh thường thấp và trong quá trình sản xuất các hộ có sự chủ động phòng ngừa nên nó không ảnh hưởng nhiều đến việc đầu tư của hộ.

Tỷ lệ phụ thuộc: Biến này cũng không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Dễ dàng giải thích được, vì vốn và diện tích đất canh tác của hộ gia đình ở nông thôn thường cố định và không bị ảnh hưởng bởi số lượng

thành viên. Dù trong gia đình có bao nhiêu thành viên không tham gia lao động tạo ra thu nhập thì gia đình vẫn không thay đổi mức độ đầu tư.

Giá vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi: biến này không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Do vật tư nông nghiệp thức ăn chăn nuôi là rất cần thiết trong quá trình đầu tư sản xuất nên dù giá có tăng thì nhu cầu sử dụng của các hộ dân cũng không thay đổi quá nhiều.

4.2.2 Những khó khăn thường gặp trong quá trình đầu tư sản xuất

Trong quá trình đầu tư thì người dân tại địa bàn huyện Kế Sách cũng gặp không ít khó khăn. Theo số liệu nghiên cứu với câu hỏi nhiều lựa chọn cho thấy những khó khăn lớn mà hộ thường gặp được thống kê trong bảng 4.9.

Qua bảng 4.9 ta thấy 2 yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình sản xuất của người dân là tác động của giá cả, cung cầu (19% trên tổng tần số) và sâu bệnh, dịch hại (18% trên tổng tần số. Việc giá cả, thị trường tiêu thụ không ổn định và thường xuyên thay đổi bất thường ảnh hưởng rất nhiều đến việc sản xuất của hộ, đặc biệt là hộ nuôi trồng thủy sản và hộ trồng cây ăn trái, hoa màu, hộ chăn nuôi chỉ cần một tác động nhỏ của giá cả cũng có thể khiến hộ thua lỗ.

Thị trường các sản phẩm nông nghiệp là thị trường rất được quan tâm đối với người dân nông thôn (15% trên tổng tần số). Việc tìm đầu ra cho sản phẩm là rất khó khăn đối với người dân, bởi lẽ Kế Sách vẫn là khu vực nông thôn, các hộ sản xuất qui mô nhỏ lẻ, sản phẩm thường bán cho các thương lái hoặc tiểu thương, dể dàng bị họ ép giá, dẫn đến lợi nhuận bị giảm. Song song với các đợt dịch bệnh, sâu hại, xuất hiện một cách khó dự báo trước, thường làm người dân hoang mang, lo lắng, thêm vào đó là thiếu kiến thức (12% trên tổng tần số) dẫn đến hộ không biết cách phòng tránh cũng như chữa trị làm người dân tiêu tốn nhiều tiền của mà hiệu quả lại không cao.

Thiếu vốn sản xuất thường gặp tại các hộ thiếu đất canh tác, thu nhập thấp hoặc trung bình. Họ cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm vốn để mở rộng hoặc phát triển sản xuất, các thủ tục vay nợ ngân hàng thường phức tạp, tâm lí người dân thường hạn chế vay nợ ngân hàng dù biết lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường. Họ thường vay mượn hàng xóm hoặc các tổ chức tín dụng khác, lãi vay thường cao, tạo áp lực trong quá trình sản xuất, lợi nhuận cũng bị ảnh hưởng.

Về yếu tố giống, đặc biệt là các hộ trồng lúa từ trước tới nay họ chỉ lấy lúa sản xuất làm lúa giống, vừa tiện lợi, vừa tiết kiệm được chi phí. Giống lúa mới phù hợp với địa phương còn quá ít, không được phổ biến rộng rãi đến các

hộ dân, hơn nữa giá lúa giống cao hơn nhiều lần so với lúa giống ở địa phương. Các hộ dân rất e ngại với việc gieo trồng giống lúa mới bởi kỹ thuật trồng giống mới chưa được hướng dẫn. Với các hộ trồng hoa màu hoặc cây lâu năm cũng tương tự.

Hệ thống đất nông nghiệp ở một số xã vùng sâu của huyện như: Ba Trinh, Trinh Phú vẫn chưa được quy hoạch một cách đồng loạt. Đất trồng lúa nằm xen với đất trồng cây lâu năm, trồng màu gây khó khăn trong vấn đề thủy lợi đối với các hộ trồng lúa.

Yếu tố thời tiết cũng ảnh hưởng đến sản xuất của hộ (5% trên tổng tần số). Các hộ gia đình cho biết, vào mùa mưa nhiều, các vật nuôi dể bị dịch bệnh hơn, năng suất lúa cũng thấp hơn, các chi phí đều tăng cao, lợi nhuận bị giảm. Bảng 4.10 Những khó khăn thường gặp trong quá trình đầu tư sản xuất

Khó khăn Tần số Phần trăm trên tần số (%) Phần trăm trên tổng quan sát (%)

Tác động của giá cả, cung cầu 97 19 97

Sâu bệnh, dịch hại 92 18 92

Thị trường tiêu thụ không ổn định 78 15 78

Thiểu kiến thức canh tác 60 12 60

Thiếu vốn 55 11 55

Thiếu giống mới phù hợp với địa phương 52 10 52 Hệ thống thủy lợi kém 31 6 31 Thiên tai, hạn hán, lũ lụt 27 5 27 Khó tiếp cận các dịch vụ nông nghiệp 15 3 15

Chính sách nông nghiệp địa phương còn bất cập

8 1 8

Tổng 515 100 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát 2012)

Yếu tố thời tiết cũng ảnh hưởng đến sản xuất của hộ (5% trên tổng tần số). Các hộ gia đình cho biết, vào mùa mưa nhiều, các vật nuôi dể bị dịch bệnh hơn, năng suất lúa cũng thấp hơn, các chi phí đều tăng cao, lợi nhuận bị giảm.

Thời gian gần đây nhờ sự phát triển của hệ thống giao thông mà người dân Kế Sách không còn khó khăn nhiều trong việc chuyên chở vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, những người làm thuê trong nông nghiệp đang ít dần do họ có xu hướng đi làm ở các xí nghiệp, nhà máy. Mỗi khi đến vụ thu hoạch thì nhân công lao động bị thiếu nhiều.

Thời gian vừa qua tuy huyện Kế Sách đã chú trọng nhiều hơn đến lĩnh vực nông nghiệp tuy nhiên người dân vẫn cảm thấy còn nhiều bất cập. Họ mong muốn được cấp sổ đỏ nhanh hơn để yên tâm sản xuất, đồng thời khi có thiên tai dịch bệnh thì được trợ cấp khó khăn. Ông Huỳnh Văn Nhí, xã Trinh Phú bức xúc nói: “Tôi chủ yếu sống nhờ thu nhập từ vườn nhãn, nhưng thời gian qua, căn bệnh chổi rồng ở nhãn phát triển nhanh chóng, nếu nhãn bị mắc bệnh này nặng quá thì phải chặt bỏ, dù cho nhãn vừa lớn hay đã cho trái. Chặt bỏ mà tiếc lắm, nhưng mà không có ai hướng dẫn, không biết cách thức phòng tránh. Vườn nhãn tôi gần chục công, nhưng năm qua đã chặt bỏ khoảng 30%”.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ

5.1 KẾT LUẬN

Nghiên cứu này được thực hiện với 100 hộ gia đình sản xuất nông nghiệp tại huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng với mục tiêu nghiên cứu hành vi phân phối thu nhập của hộ gia đình thong qua các hoạt động: chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư. Đồng thời nghiên cứu vai trò của đầu tư đối với giá trị sản xuất của hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu được tóm tắt như sau:

- Thu nhập:

Hộ gia đình ở khu vực nông thôn có nguồn thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp. Một bộ phận nhỏ có nguồn thu nhập từ buôn bán, làm thuê, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu là: Trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Trồng trọt là hoạt động phổ biến nhất đối với người dân, hầu hết các hộ là chuyên canh. Dịch vụ là loại hình hoạt động ít thu hút hộ gia đình đầu tư, nhưng tổng giá trị thu nhập của dịch vụ và thủy sản lại gần như tương đương nhau và chiếm hơn 80% tổng thu nhập.

- Đầu tư:

Đầu tư chiếm một phần rất quan trọng trong cuộc sống của hộ gia đình khu vực nông thôn. Việc đầu tư hiệu quả sẽ góp phần gia tăng thu nhập và tiết kiệm. Tuy nhiên, hành vi đầu tư của hộ gia đình chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố: thu nhập, tiết kiệm và giá cả vật tư nông nghiệp- thức ăn chăn nuôi.

Trong quá trình sản xuất người dân gặp nhiều khó khăn đặc biệt là do tác động của thị trường, giá cả cung cầu và sâu bệnh, dịch hại đang phát triển.

- Tiết kiệm:

Tiết kiệm góp phần quan trọng trong việc tái đầu tư. Tiết kiệm ở khu vực nông thôn tập trung ở 3 nhóm hộ: Thu nhập cao, thu nhập khá, thu nhập trung bình và thường tồn tại dưới các hình thức: Giữ tiền mặt ở nhà, dự trữ vàng, gửi

Một phần của tài liệu nghiên cứu hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình tại huyện kế sách tỉnh sóc trăng (Trang 39)