Một số vấn đề về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu nghiên cứu hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình tại huyện kế sách tỉnh sóc trăng (Trang 27 - 30)

3.1.2.1 Thu nhập bình quân đầu người

Dân số của huyện năm 2012 là 157.449 người, mật độ dân số đạt 452 người/km2. Số người trong độ tuổi lao động là 105.330 người (chiếm 66,9% so

với dân số toàn huyện). Những năm qua, nền kinh tế huyện có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định. Năm 2012 thu nhập bình quân đầu người đạt 12,5 triệu đồng/năm.

Bảng 3.3 Thu nhập bình quân đầu người của huyện

Năm Thu nhập bình quân (triệu đồng/năm)

2010 11,2

2011 11,8

2012 12,5

(Nguồn: Niên giáp thống kê tỉnh Sóc Trăng)

Với thế mạnh là sản xuất nông nghiệp, tổng diện tích gieo trồng lúa năm 2012 là 37.574 ha, trong đó có 5.840 ha lúa chất lượng cao; năng suất bình quân 6,2 tấn/ha; sản lượng 234.349 tấn, chiếm 10,41% tổng sản lượng lúa toàn tỉnh. Bên cạnh cây lúa, diện tích trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày cũng được tập trung phát triển nhanh với 1.570 ha, đặc biệt là công tác đưa màu xuống chân ruộng mang lại hiệu quả cao với 335 ha, gồm các loại rau màu phục vụ cho nhu cầu của địa phương. Kế Sách còn được biết đến như là vùng vựa trái cây của tỉnh. Diện tích cây ăn trái là 13.717 ha, chiếm trên 50% diện tích cây ăn quả toàn tỉnh. Vườn cây ăn trái ngày càng đem lại hiệu quả, nhiều nhà vườn đã có thu nhập cao và ổn định, nhiều loại cây có tiềm năng phát triển như: Bưởi da xanh, bưởi năm roi, cam sành, quýt, nhãn, vú sữa, xoài... Ngoài ra huyện còn nuôi cá nước ngọt ven sông Hậu, nuôi cá ở các vùng cồn, bãi, nuôi trong mương vườn và nuôi kết hợp trồng lúa; huyện cũng có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái.

Trong tương lai, huyện Kế Sách có nhiều triển vọng phát triển nền nông nghiệp, bởi người nông dân đang tập trung nhân rộng nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Huyện cũng đang chú trọng vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng năng suất chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, mở rộng mô hình nông nghiệp kết hợp phát triển du lịch sinh thái.

3.1.2.2 Thống kê tình hình hoạt động của ngân hàng huyện Kế Sách

Theo thống kê của ngân hàng sau gần 10 năm triển khai đầu tư nguồn vốn tín dụng chính sách, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Kế Sách đã góp phần giúp cho 3.792 hộ trên địa bàn huyện thoát nghèo; hơn 27.730 lao động được tạo thêm việc làm; 4.218 học sinh, sinh viên được vay vốn và 4.412 hộ được vay vốn nhà ở hộ nghèo theo Quyết định 167 của Chính phủ…

Để nguồn vốn tín dụng ưu đãi được đến tận tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Kế Sách đã phối hợp chặt chẽ với hội đoàn thể nhận ủy thác và Ban nhân dân ấp hướng dẫn thành lập tổ tiết kiệm và vay vốn theo địa bàn ấp. Hiện tất cả các ấp trên địa bàn huyện đều có mạng lưới tổ tiết kiệm và vay vốn để triển khai đầu tư kịp thời nguồn vốn tới các đối tượng thụ hưởng theo quy định. Đồng thời quan tâm công tác tập huấn nghiệp vụ đối với hội đoàn thể nhận ủy thác và tổ tiết kiệm và vay vốn để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ theo nội dung hợp đồng ủy thác, ủy nhiệm trong quy trình cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác”. Kết quả, các chỉ tiêu tín dụng từ năm 2003 đến 2012 có tổng doanh số cho vay đạt 278,9 tỷ đồng; tổng doanh số thu nợ đạt gần 64,4 tỷ đồng. Tổng dư nợ cuối năm vừa qua đạt trên 227,6 tỷ đồng, so năm 2002 tăng trên 214,7 tỷ đồng. Tổng số hộ còn dư nợ là 18.859 hộ, mức bình quân 12 triệu đồng/hộ. Nguồn vốn đầu tư trên đã giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống; góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo và chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện.

CHƯƠNG 4

MỐI QUAN HỆ GIỮA THU NHẬP VỚI ĐẦU TƯ VÀ TIẾT KIỆM CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu nghiên cứu hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình tại huyện kế sách tỉnh sóc trăng (Trang 27 - 30)