Giai đoạn 2004-2008

Một phần của tài liệu Tiếp cận và phân tích động thái giá cả - lạm phát của Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới bằng một số mô hình toán kinh tế (Trang 65 - 68)

•••• Thực trạng diễn biến giá cả - lạm phát

Từ năm 2004, giá cả lại tăng trở lại (Hình 2.6). Diễn biến giá cả - lạm phát Việt Nam giai đoạn này gắn liền với những biến động diễn biến giá cả thế giới.

0 2 4 6 8 10 2004 2005 2006 2007 2008 0 5 10 15 20 25 Tăng trưởng Lạm phát

Năm 2004, giá cả thế giới tiếp tục tăng cao nên giá các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tăng. Mặt khác, dịch cúm gia cầm đã làm tăng giá hàng lương thực, thực phẩm. Lạm phát đã quay trở lại với tỷ lệ 9,5% trong năm 2004.

Năm 2005, kinh tế-xã hội tiếp tục phát triển và ổn định. Các chỉ tiêu chủ yếu của nền kinh tế và các lĩnh vực then chốt đạt kết quả cao hơn so với năm trước. Tổng sản phẩm trong nước tăng 8,4% là tốc độ tăng tương đối cao so với tốc độ tăng những năm gần đây, do sự gia tăng khả quan của các ngành sản xuất, dịch vụ. Mặt khác trong năm 2005 sản xuất phát triển đã tạo điều kiện tăng tiêu dùng của dân cư, tăng chi ngân sách Nhà nước, tăng đầu tư và tăng xuất khẩu. Giá tiêu dùng tuy tăng cao (tăng 8,4%) nhưng ở mức xấp xỉ tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tình hình xã hội ổn định; văn hoá, y tế, giáo dục tiếp tục phát triển.

Năm 2006, tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh tăng 8,17% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ lạm phát năm 2006 là 6,6% và được coi đây là năm thành công trong việc kiềm chế lạm phát.

Năm 2007, tỷ lệ lạm phát 12,63%, tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP 8,47%. Nguồn cung của OPEC giảm xuống, sự suy yếu của đồng USD, diễn biến leo thang của giá vàng, ... đẩy giá thế giới tăng lên một mức mới dẫn đến giá cả trong nước tăng lên, do vậy chỉ số giá tăng cao.

Năm 2008, kinh tế-xã hội diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng đầu năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm. Giá tiêu dùng năm 2008 nhìn chung tăng khá cao và diễn biến phức tạp, khác thường so với xu hướng giá tiêu dùng các năm trước. Giá tăng cao ngay từ quý I và liên tục tăng lên trong quý II, quý III, nhưng các tháng quý IV liên tục giảm (so với tháng

trước, tháng 10 giảm 0,19%; tháng 11 giảm 0,76%, tháng 12 giảm 0,68%) nên giá tiêu dùng tháng 12 năm 2008 so với tháng 12 năm 2007 tăng 19,89%.

•••• Một số nguyên nhân chính

Trước hết cần phải nói đến các chính sách tiền tệ. Trong gần 10 năm qua, để thực thi chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng, Chính phủ đã thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng. Trong khi đó hiệu quả đầu tư của nền kinh tế thấp, điều này đã dẫn đến sự mất cân đối giữa hàng - tiền. Để giải quyết vấn đề này từ giữa năm 2007 và đặc biệt là từ đầu năm 2008, Chính phủ đã rất mạnh tay trong việc thắt chặt tiền tệ. Song cần phải có thời gian để biện pháp này phát huy tác dụng và do chính sách tiền tệ nới lỏng được thực hiện trong một thời gian dài nên cũng không thể ngay lập tức giải quyết dứt điểm vấn đề này.

Một trong những nhân tố làm tăng chi phí là việc giá dầu trên thế giới tăng quá cao và quá nhanh. Tại thời điểm cuối năm 2007, khi giá dầu tăng lên mức xấp xỉ 100 USD/thùng, thế giới đã đánh giá là quá cao và lo lắng về những tác động tiêu cực của cuộc hoảng dầu lửa. Đến thời điểm giữa năm 2008, giá dầu đã tăng khoảng 50% lên gần 150 USD/thùng. Giá dầu trên thế giới tăng quá cao và nhanh là một trong những nhân tố làm suy thoái kinh tế, gia tăng lạm phát trên toàn cầu. Đối với Việt Nam, ngoài việc chịu tác động trực tiếp từ việc giá dầu trên thế giới tăng cao thì với một nền kinh tế mà hoạt động sản xuất dựa rất lớn và nguồn đầu vào từ nhập khẩu, Việt Nam đã buộc phải nhập khẩu lạm phát từ các nước khác trên thế giới. Nói cách khác là chi phí sản xuất trong nước tăng lên do giá dầu tăng và giá nhập khẩu các loại nguyên vật liệu đầu vào của hoạt động sản xuất tăng lên.

Ngoài ra, CPI của Việt Nam tăng cao chủ yếu do sự tăng giá mạnh mẽ của nhóm hàng lương thực, thực phẩm. Trên thực tế, không đủ căn cứ để khẳng định cầu trong nước tăng quá nhanh dẫn đến làm tăng giá. Song cuộc khủng hoảng lương thực trên thế giới ngày càng trầm trọng làm cho giá lương

thực trên thế giới tăng cao. Do vậy, mặc dù Việt Nam vẫn đảm bảo an ninh lương thực cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong nước, nhưng việc giá lương thực trên thế giới tăng cao đã thúc đẩy các nhà sản xuất và xuất khẩu gạo trong nước tính toán lợi ích và tìm cách tăng giá lương thực. Đối với thực phẩm, nhất là mặt hàng thịt lợn, do tình trạng dịch bệnh có thời điểm bùng phát đã dẫn đến thiếu cục bộ và đã đẩy giá của mặt hàng này tăng cao.

Cuối cùng, việc Chính phủ thực hiện biện pháp kiểm soát giá đối với các mặt hàng quan trọng nhằm kiềm chế lạm phát một mặt có tác dụng tích cực là giữ giá các mặt hàng này trong một thời gian nhất định, qua đó giảm sức ép đầu vào đối hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Tuy nhiên, đứng trước tình hình lạm phát tiếp tục leo thang, giá dầu thế giới tiếp tục tăng cao, điều này cũng tạo ra tâm lý đầu cơ, chờ đợi thời điểm bãi bỏ cơ chế kiểm soát giá, nhất là thời điểm gần tới thời điểm Chính phủ xem xét lại giá các mặt hàng thuộc diện kiểm soát.

Một phần của tài liệu Tiếp cận và phân tích động thái giá cả - lạm phát của Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới bằng một số mô hình toán kinh tế (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)