Ảnh hưởng của sốc giá thế giới

Một phần của tài liệu Tiếp cận và phân tích động thái giá cả - lạm phát của Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới bằng một số mô hình toán kinh tế (Trang 73 - 75)

Do nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, kim ngạch nhập khẩu cao nên sự biến động của giá cả thị trường thế giới sẽ tác động sâu rộng đến giá cả trong nước. Các mặt hàng chiến lược như sắt thép, phân bón, xăng dầu ... đều là những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu. Thép xây dựng được sản xuất trong nước có các yếu tố từ nguồn gốc nhập khẩu chiếm tới 80-90% (gồm: phôi thép, thép phế liệu, gạch chịu lửa chất lượng cao, điện cực graphite,…) (xem [30]). Xăng dầu là sản phẩm phải nhập khẩu 100%. Do đó, giá nhập khẩu tăng cao sẽ đẩy giá trong nước cao hơn. Ngoài ra, lương thực - thực phẩm là nhóm hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 10 nhóm hàng hóa tính CPI nên các cú sốc giá gạo thế giới trong giai đoạn gần đây cũng tác động đến sự biến động giá trong nước. Trong phần này, Luận án chỉ phân tích đến tác động của sự biến động giá dầu đến lạm phát ở Việt Nam.

Xăng dầu là mặt hàng rất nhạy cảm vì đây là nguồn năng lượng chính của nhiều quốc gia trên thế giới. Sự tăng lên của giá xăng dầu thế giới gần đây đã ảnh hưởng lên nhiều chỉ số vĩ mô của các nước nhập khẩu xăng dầu cao. Giá dầu thế giới bắt đầu tăng mạnh từ năm 2004. Nếu giá dầu thô thế giới trung bình trong năm 2003 là 26,84 USD/1 thùng thì năm 2004 là 35,09 USD/1 thùng (tăng 30% so với năm 2003). Giá dầu thế giới năm 2007 trung bình là 71,55 USD/1 thùng (tăng 103,9% so với năm 2003), nghĩa là tăng hơn

100% trong gần 5 năm. Đầu năm 2008, giá dầu còn lên cao hơn nữa, thậm chí đạt đến gần 150 USD/ 1 thùng. Sau khủng hoảng tài chính ở Mỹ giữa năm 2008, giá dầu trên thị trường thế giới xuống dưới 80 USD/1 thùng. Giá dầu thô trung bình năm 2008 là 93 USD/1 thùng (xem Hình 2.8).

0 20 40 60 80 100 120 140 1995 -Mar 1997 -Mar 1998 -Mar 1999 -Mar 2000 -Mar 2001 -Mar 2002 -Mar 2003 -Mar 2004 -Mar 2005 -Mar 2006 -Mar 2007 -Mar 2008 -Mar

Hình 2.8: Giá dầu thô trên thế giới trong giai đoạn 1995-2008 Nguồn: Số liệu trực tuyến từ http://www.eia.doe.gov/

Giá dầu thế giới tăng vọt như vậy đã kéo theo hàng loạt giá của các mặt hàng có liên quan đến dầu tăng lên nhanh chóng, dẫn đến giá nhập khẩu tăng lên.

Trong "rổ" tính chỉ số giá CPI với trọng số năm 2005, xăng dầu chiếm tỷ trọng 9,2% trong đó tác động trực tiếp là 3,3%, tác động gián tiếp là 5,9% do đó tác động của xăng dầu về mặt lý thuyết thấp, song việc tăng giá xăng dầu luôn có tác động lan tỏa, thường là khởi nguồn từ tăng giá các mặt hàng khác, kể cả tăng giá hợp lý hay chưa hợp lý của những hàng hóa trực tiếp bị ảnh hưởng và mức tăng không có căn cứ của những hàng hóa không trực tiếp hoặc rất ít liên quan đến xăng dầu. Theo nhóm nghiên cứu ở Tổng công ty xăng dầu, tác động trực tiếp của tăng giá xăng dầu đến một số lĩnh vực nhạy cảm của nền kinh tế Việt Nam như sau: Tác động tới giá thành nhiệt điện là tăng 100đ/lít diesel sẽ tăng giá điện thêm 0,07%, tăng giá mazut 100 đ/kg sẽ tăng giá điện thêm 0,11%. Tác động tới cước vận tải bộ là tăng 100 đ/lít xăng ôtô

làm tăng 0,56% giá cước, tăng 100 đ/lít diesel làm tăng 0,3% giá cước. Tác động tới giá lúa Đồng bằng sông Cửu long (diesel chạy máy bơm) là tăng 100 đ/lít diesel làm giá thành lúa tăng 0,37%. Tác động tới giá ximăng là tăng 100 đ/lít mazut làm giá thành ximăng tăng 0,37%. Tác động tới người dân có xe máy là với mức tiêu hao 3 lít xăng ôtô/100 km và quãng đường bình quân từ 500-600 km/tháng, mỗi người tiêu dùng lẻ phải chi thêm từ 15.000-20.000 đ/tháng khi giá xăng ôtô tăng thêm 1000 đ/lít (xem [30]).

-3 2 7 12 17 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 0 20 40 60 80 100 120 Lạm phát Giá dầu

Hình 2.9: Quan hệ giá dầu thế giới và lạm phát Việt Nam giai đoạn 1995-2008 Hình 2.9 thể hiện một sự trùng hợp, giai đoạn lạm phát của Việt Nam tăng vọt lên từ năm 2004 cũng là giai đoạn giá dầu thô của thế giới tăng cao nhất kể từ cuộc chiến vùng vịnh năm 1990. Giá dầu thế giới tăng chắc chắn không tránh khỏi có tác động tới sự tăng giá của thị trường trong nước. Tuy nhiên, mức độ tác động còn là một vấn đề mà nhiều nhà kinh tế đang tranh luận.

Một phần của tài liệu Tiếp cận và phân tích động thái giá cả - lạm phát của Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới bằng một số mô hình toán kinh tế (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)