Mô hình phục hồi trung bình được giới thiệu trong mục 1.2.3 phù hợp với các đối tượng là các quá trình giá có đặc điểm: Biến động giá tại một thời điểm có liên hệ chặt chẽ với biến động nhiều kỳ trước đó; do các cú sốc hoặc do ngẫu nhiên, sau khoảng thời gian biến động không ngừng, nhờ sự điều chỉnh quan hệ cung - cầu, các quá trình giá có xu hướng vận động về mức cân bằng dài hạn. Áp dụng mô hình phục hồi trung bình phân tích động thái một số chuỗi giá cả ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu thập bộ số liệu đủ dài để phân tích diễn biến giá. Hoàng Đình Tuấn [29, tr. 56] đã áp dụng mô hình phục hồi trung bình cho chuỗi giá cổ phiếu LAF giai đoạn 2000-2006 và cho một số đánh giá về diễn biến giá LAF phù hợp với thực tế.
Xem xét áp dụng mô hình phục hồi trung bình để phân tích diễn biến lạm phát, chúng ta cần phải đánh giá thông qua diễn biến chỉ số giá chung theo cùng một năm gốc. Xét chuỗi chỉ số giá CPI (theo gốc là tháng 1 năm 1995) thấy rằng CPI không thể hiện biến động lên xuống xung quanh mức trung bình. Kiểm tra thấy rằng CPI không phải là quá trình AR(1) nên không áp dụng mô hình phục hồi trung bình để khảo sát động thái giá cả được.
Trong mục này, Luận án chỉ nhằm nêu một ứng dụng để mô phỏng biến động giá theo hướng tiếp cận mới này. Để mô phỏng áp dụng mô hình phục hồi trung bình phân tích giá cả - lạm phát, chúng ta xem xét nhóm hàng hóa ít biến động nhất trong 10 nhóm hàng hóa tính CPI, đó là nhóm văn hóa thể thao giải trí (CPI_VH). Nếu tính toán lấy tháng gốc là tháng 1 năm 1995 bằng 100% thì CPI_VH từ tháng 1 năm 1995 đến tháng 12 năm 2006 (nguồn: Báo cáo của TCTK) diễn biến CPI_VH giai đoạn này được biểu diễn trên Hình 3.5. Quan sát trực quan bằng đồ thị trên Hình 3.5 cho thấy chuỗi CPI_VH có biến động xu hướng vận động về giá trị cân bằng dài hạn nên có thể áp dụng mô hình phục hồi trung bình để phân tích động thái CPI_VH.
Hình 3.5: Đồ thị diễn biến chỉ số văn hoá thể thao giải trí
Kiểm định Dickey-Fuller ở bảng 3.10 cho thấy chuỗi LCPI_VH là dừng. Kiểm định quy luật phục hồi trung bình của chuỗi LCPI_VH: Tính ACF, PACF và vẽ lược đồ tự tương quan của chuỗi LCPI_VH ở Hình 3.6 ta thấy:
hàm tự tương quan giảm dần theo quy luật mũ, hàm tự tương quan riêng chỉ có ý nghĩa đối với trễ bậc 1 do đó LCPI_VH là AR(1).
Nguồn: Kết quả thực hiện trên phần mềm Eviews 4.0
Hình 3.6: Lược đồ tương quan của LCPI_VH
Bảng 3.10: Kiểm định DF của LCPI_VH
Nguồn: Kết quả kiểm định trên phần mềm Eviews 4.0
(Đúng với cả 3 mức ý nghĩa α).
- Ước lượng các tham số mô hình (1.34) trong Chương 1, trong đó x(t) = lnCPI_VH thu được kết quả (3.31) (Bảng ước lượng xem Phụ lục 7).
D(LCPI_VH) = 0,322 - 0,067 LCPI_VH(-1) (3.31)
Kiểm tra khuyết tật thấy mô hình không có khuyết tật nên các ước lượng là đáng tin cậy. Từ kết quả ước lượng (3.31), ta được:
00689 . 0 ˆ ; 068 . 0 ˆ ; 322072 . 0 ˆ= b=− σε = a nên M α H σ µ P* 4.736632 0.070418 9.843299767 0.007134 4.736993 114.0906072
Bảng báo cáo kết quả cho ta mức chỉ số văn hóa, thể thao, giải trí cân bằng trong dài hạn là 114.1 và đến khoảng tháng 10 năm 2007 chỉ số này sẽ là 116.15 so với tháng 1 năm 1995. Độ giao động chỉ số CPI_VH không đáng kể. Theo số liệu năm 2007 cho thấy, dùng mô hình phục hồi trung bình để nhận định về biến động chuỗi chỉ số văn hoá thể thao giải trí năm 2007 vẫn phù hợp (xem [2]).
Tuy nhiên, để phản ánh sự biến động của các chuỗi giá đúng thực tế hơn, đặc biệt là những chuỗi giá có nhiều sự biến động của thị trường thì cần mở rộng mô hình thành mô hình có rủi ro, hay có các bước nhảy. Vấn đề này đang được tiếp tục nghiên cứu.