- HTSDĐ 2 lúa –1 màu: HTSDĐ này phân bố ở nơi có địa hình vàn và vàn cao, có khả năng tưới tiêu nước chủ động HTSDĐ có 2 kiểu sử dụng đất chính là: Lúa
1 lúa 2 màu Lạc lúa mùa
4.4.2 Hiệu quả xã hộ
Giải quyết lao động dư thừa trong nông thôn là vấn đề xã hội lớn, đang được sự quan tâm của các cấp, các ngành, các nhà hoạch định chính sách. Ngoài việc xác định hiệu quả kinh tế của các hệ thống sử dụng đất thì hiệu quả xã hội mà quá trình sử dụng đất mang lại cũng hết sức quan trọng. Trong khi ngành công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển để thu hút lao động dư thừa trong nông thôn thì phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và sản xuất hàng hoá là một giải pháp quan trọng để tạo thêm việc làm, tăng thêm của cải vật chất cho xã hội, tăng thu nhập và từng bước nâng cao đời sống cho nông dân, qua đó góp phần củng cố an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, đồng thời làm thay đổi tập quán canh tác, tạo thói quen áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp.
Tiến hành so sánh mức đầu tư lao động và thu nhập bình quân trên một công lao động của mỗi hệ thống sử dụng đất tại điểm nghiên cứu có kết quả thể hiện trong bảng 4.5:
Bang 4.5: Hiệu quả xã hội các HTSDĐ tại điểm nghiên cứu Hệ thống sử dụng đất Kiểu sử dụng đất TNHH (triệu đồng/ha) Lao động (Công) GTNC (nghìn đồng/công) HTSDĐ Chuyên lúa
Lúa xuân - lúa mùa 41,96 349` 120
Bình quân 41,96 349 120
HTSDĐ
2 lúa - 1 màu Lúa xuân - lúa mùa - Ngô đông 75,06 506 148 Lúa xuân - lúa mùa -
Đậu tương
Bình quân 71,96 495 147 HTSDĐ
1 lúa - 2 màu
Lạc - lúa mùa - Ngô
đông 62,23 482 129
Lạc - lúa mùa - Khoai
lang 58,47 430 136
Bình quân 60,35 456 133
HTSDĐ Cây ăn quả
Bưởi diễn 310,65 839 370 Bình quân 310,65 839 370 HTSDĐ Nuôi trồng thủy sản Cá 666,59 1730 385 Bình quân 666,59 1730 385
Qua bảng 4.5 ta thấy các HTSDĐ khác nhau thì mức thu hút lao động cũng như giá trị ngày công lao động có sự khác nhau. Và trong mỗi HTSDĐ thì mỗi kiểu sử dụng đất, công thức luân canh có mức thu hút lao động khác nhau.
. Cụ thể:
- HTSDĐ 1 (chuyên trồng lúa): Công lao động sau dồn điền đổi thửa là 349 công/ha.
- HTSDĐ 2 (2 lúa – 1 màu): Sau dồn điền đổi thửa thu hút bình quân số công lao động là 506 công/ha.
- HTSDĐ 3 (1 Lúa – 2 màu) có mức thu hút lao động bình quân là 456 công/ha.
- HTSDĐ 4 (Cây ăn quả) có số công lao động bình quân là 839 công/ha.
- HTSDĐ 5 (Nuôi trồng thủy sản) là hệ thống sử dụng đất được người dân thực hiện nhiều sau dồn điền đổi thửa và nó có mức thu hút lao động cao hơn nhiều so với các hệ thống sử dụng đất còn lại tại điểm nghiên cứu.
Như vậy từ bảng 4.5 ta thấy lượng lao động tham gia vào HTSDĐ 1 là thấp nhất, sở dĩ như vậy là vì:
Do trước kia thửa ruộng nhỏ nên phương thức làm đất là cày bừa bằng sức kéo của trâu, bò là chính. Hiện nay, kích thước thửa ruộng đã lớn hơn do đó hầu hết các hộ nông dân đều thuê máy cày để làm đất (120.000-130.000 đồng/sào). Để đẩy mạnh cơ giới hoá vào đồng ruộng xã Đông Yên tập trung triển khai đề án đưa cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp, trọng tâm thực hiện mô hình “gieo mạ khay, cấy bằng máy”. Theo đó, người dân nào mua máy cấy được huyện hỗ trợ trực tiếp 45 triệu đồng, xã và HTX hỗ trợ 25 triệu đồng, còn
người dân chỉ bỏ ra 20 triệu đồng là mua được 1 máy cấy. Nhờ sự mạnh dạn này, đến nay, xã đã có 4 máy cấy, mỗi thôn có một cái. Như vậy nhờ áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nên giảm được công lao động thủ công cho người nông dân, do đó người dân có thời gian để tham gia vào các công việc khác lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho người dân.
+ Ngoài ra công lao động giảm còn do việc sau dồn điền đổi thửa các hộ gia đình từ có các thửa ruộng từ phân tán mỗi khu vực 1 thửa đã tập trung lại chỉ còn 1 đến 2 thửa nên giảm được công đi lại, vận chuyển cho người nông dân.
Đối với HTSDĐ 2 và HTSDĐ 3 thì số công lao động ở mức trung bình, số công lao động đang có xu hướng giảm nhờ đầu tư có trọng tâm vào cây trồng, áp dụng máy móc thiết bị vào sản xuất nông nghiệp vì vậy mà đã giảm được lượng lớn lao động thủ công. Tuy 2 HTSDĐ này cho giá trị ngày công ở mức trung bình nhưng nó cũng đã thu hút lượng lớn lao động tại xã vì vậy mà các HTSDĐ này vẫn được đánh giá hiệu quả xã hội ở mức khá.
HTSDĐ 4 và HTSDĐ 5 có mức độ thu hút lao động bình quân là cao hơn cả so với các HTSDĐ còn lại, không những mức thu hút lao động cao mà giá trị một công lao động đối với 2 hệ thống sử dụng đất này cũng rất cao và cao nhất là hệ thống nuôi trồng thủy sản với 1730 công tương ứng với 385.000đ/công. Đây là 2 HTSDĐ mang lại hiệu quả xã hội cao do vửa thu hút nhiều lao động vừa cho giá trị ngày công cao.
- Nhu cầu sử dụng và tiêu thụ của người dân
Đánh giá hiệu quả xã hội đối với các hệ thống sử dụng đất còn được đánh giá thông qua nhu cầu sử dụng đất và khả năng tiêu thụ sản phẩm của các mô hình canh tác trên thị trường, điều đó được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 4.6: Nhu cầu sử dụng và tiêu thụ trên thị trường của các HTSDĐ tại điểm nghiên cứu.
HTSDĐ Diện tích (ha) Nhu cầu sử dụng ( %) Nhu cầu tiêu thụ (%)
Chuyên lúa 584,05 85 15
2 lúa - 1 màu 70,28 50 50
Cây ăn quả 7,03 7 93
Nuôi trồng thủy
sản 65 3 97
Qua bảng 4.6 ta thấy:
- Đối với Hệ thống chuyên lúa: Do phần lớn là phục vụ nhu cầu lương thực (85%) nên thị trường tiêu thụ đối với mô hình này chiếm rất nhỏ và sản phẩm bị ép giá do vẫn còn dùng các giống lúa cho năng suất thấp.
- Đối với hệ thống 2 lúa – 1 màu: Sản phẩm đang cho thấy những hiệu quả về mặt kinh tế cũng như chất lượng vì vậy mà nó vửa được người dân sử dụng nhiều vừa được đem ra thị trường với một lượng lớn.
- Hệ thống 1 lúa – 2 màu: cho thấy do sản phẩm chủ yếu là màu vì vậy mà người dân ít có nhu cầu sử dụng hơn hai hệ thống ở trên và sản phẩm thường được đưa ra thị trường với tỷ lệ lớn.
- Hệ thống trồng cây ăn quả và Nuôi trồng thủy sản có thị trường tiêu thụ rất lớn (trên 90%) do các mặt hàng này đáp ứng được nhu cầu của thị trường, không những vậy giá trị mà nó đem lại là rất cao vì vậy mà sản phẩm làm ra hầu như được đem ra thị trường bán nhằm thu lại lợi nhuận chỉ một số ít được sử dụng hoặc dử dụng với số lượng không đáng kể.
Qua nghiên cứu cho thấy, vấn đề về thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra là vấn đề vẫn còn rất nan giải và gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong tình hình hiện nay.Cụ thể trong điều kiện đất nước đã chuyển sang nền kinh tế thị trường, sản xuất nông nghiệp chuyển dần từ tự cấp tự túc sang nền nông nghiệp hàng hóa, thì đảm bảo đầu ra cho sản phẩm là hết sức cần thiết. Theo kết quả điều tra các hộ nông dân tại thì thấy được thị trường đầu ra cho các loại sản phẩm còn rất bấp bênh. Số liệu điều tra cho thấy 100% hộ nông dân bán sản phẩm thông qua người thu gom lẻ, không có hộ nào bán trực tiếp sản phẩm cho người thu gom sỉ hay các nhà máy xay xát, chế biến vì vậy giá cả
sản phẩm mà họ làm ra chưa phản ánh được giá cả thực tế của sản phẩm đó trên thị trường nông sản.
Đối với sản phẩm là lúa thì giá cả thường dựa trên sự thỏa thuận giữa hai bên, người nông dân ít bị ép giá, do lúa dễ bảo quản lâu dài. Nhưng có một số hộ dân phải bán sản phẩm liền ngay sau khi thu hoạch để thanh toán các khoản nợ mua nguyên vật liệu cho sản xuất đầu kỳ nên đôi khi cũng bị ép giá.
Đối với các sản phẩm màu thì người nông dân thường bị các thương lái ép giá vì sản phẩm màu khó bảo quản lại thu hoạch rộ nông dân thường phải bán ngay sau khi thu hoạch, điều này cho thấy việc thiếu kỹ thuật bảo quản, cùng với sự thiếu hiểu biết về thị trường tiêu thụ sản phẩm là một trở ngại lớn để tìm đầu ra cho sản phẩm.
Đối với các sản phẩm như cây ăn quả hay các sản phẩm thủy sản nông dân thường bán cho những người thu gom lẻ nhưng là khách hàng thường xuyên theo định kỳ nhưng giá cả đầu ra phụ thuộc nhiều vào giá cả các sản phẩm khác nên việc tiêu thụ sản phẩm vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định.
Tóm lại cần phải có biện pháp phối hợp giữa chính quyền địa phương, nông dân và các doanh nghiệp để ổn định thị trường đầu ra cho sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm màu và sản phẩm cây ăn quả, thủy sản, giảm bớt việc tiêu thụ sản phẩm qua thương lái trung gian, làm giảm giá trị hàng hóa. Đây là việc làm hết sức cần thiết để nâng cao thu nhập cho nông dân, giảm bớt tỷ lệ đói nghèo trong nông thôn.