Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới tại xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội” (Trang 26 - 29)

3.6.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu là một nội dung quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới tính chính xác khách quan cũng như thực tiễn của kết quả nghiên cứu. Đông Yên là một xã thuần nông của huyện Quốc Oai, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp người dân chăm chỉ cần cù chịu khó, ý thức được sự manh mún ruộng đất của mình xã đã thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa và bước đầu đã có sự thành công cho thấy sự khởi sắc về kinh tế nông nghiệp trến địa bàn xã. Vì vậy, tôi đã chọn Đông Yên làm địa điểm để thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.

3.6.2 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

 Nguồn số liệu thứ cấp: thu thập tư liệu, số liệu có sẵn của xã cụ thể tại Phòng địa chính xã, Văn phòng Chủ tịch xã, Hợp tác xã,….các tài liệu thu thập được bao gồm:

- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên( vị trí địa lý, địa địa hình, khí hậu, tài nguyên, môi trường).

- Thực trạng phát triền kinh tế xã hội (dân số, lao động, việc làm, thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng, thực trạng phát triển kinh tế, phát triển sản xuất nông nghiệp).

- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp qua các kỳ kiểm kê đất đai.

- Các tài liệu, số liệu, các văn bản pháp quy, các báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã.

Nguồn số liệu sơ cấp: thu thập bằng phương pháp điều tra nông hộ thông qua bộ câu hỏi sãn có ở phiếu điều tra nông hộ. Nội dung điều tra tập chung vào tình hình sản xuất nông nghiệp, năng suất, thu nhập của các hộ gia đình về

diện tích sản xuất, các cây trồng chính, chi phí cũng như nguồn thu mang lại. Đồng thời nắm bắt được những khó khăn trong quá trình sản xuất canh tác của người dân.

3.6.3 Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 3.6.3.1 Hiệu quả kinh tế

* Hiệu quả kinh tế được đánh giá theo các chỉ tiêu:

- Giá trị sản xuất (GTSX): GTSX = giá nông sản x sản lượng;

+ Chi phí trung gian (CPTG) là tổng các chi phí vật chất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, khấu hao dụng cụ...) và các chi phí khác ngoài công lao động gia đình.

+ Thu nhập hỗn hợp (TNHH): TNHH= GTSX - CPTG

+ Giá trị ngày công lao động (GTNC): GTNC= TNHH/số công lao động

+ Hiệu quả sử dụng đồng vốn (HQĐV): HQĐV= TNHH/CPTG

+ Khả năng phát triển thị trường và ổn định giá cả.

3.6.3.2 Hiệu quả về mặt xã hội

Hiệu quả xã hội là mối tương quan giữa kết quả xã hội (kết quả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra, chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính chất định tính như tạo công ăn việc làm cho lao động, xoá đói giảm nghèo, công bằng xã hội, nâng cao mức sống của toàn dân.

Do điều kiện về mặt thời gian và phạm vi nghiên cứu của đề tài nên chúng tôi đánh giá hiệu quả xã hội theo một số chỉ tiêu mang tính định tính như sau:

+ Mức độ chấp nhận của người dân với các hệ thống sử dụng đất (thể hiện ở mức độ đầu tư, ý kiến của hộ dân khi điều tra).

+ Khả năng thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm cho người nông dân.

+ Nâng thu nhập cho người dân thể hiện qua giá trị ngày công của HTSDĐ

3.6.3.3 Hiệu quả về môi trường

Nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của hệ thống cây trồng hiện tại với môi trường sinh thái là vấn đề đòi hỏi phải có số liệu phân tích về các mẫu đất, nước và nông sản trong một thời gian dài. Vì vậy trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi chỉ đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp qua việc đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của các hệ thống sử dụng đất tại, khu vực nghiên cứu.

3.6.4 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, tài liệu

- Các số liệu thống kê xử lý bằng phần mềm Excel;

- Kết quả được trình bày bằng hệ thống các bảng số liệu, biểu đồ.

 Phương pháp SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức).

SWOT là công cụ thu thập thông tin, giúp chúng ta xác định những thuận lợi, khó khăn bằng cách phân tích những yếu tố bên trong (điểm mạnh, điểm yếu) và những ảnh hưởng bên ngoài (cơ hội, thách thức) mà nó gây tác động đến tiến trình sử dụng đất của người dân. Kết quả phân tích SWOT dùng để đưa ra các giải pháp.

S W

PHẦN 4

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới tại xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội” (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w