0
Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Điều kiện kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP SAU DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ ĐÔNG YÊN, HUYỆN QUỐC OAI, TP. HÀ NỘI” (Trang 31 -36 )

4.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế

- Tổng gía trị thu về từ sản xuất nông nghiệp đạt 44,44 tỷ đồng, chiếm 80,0%; Tổng giá trị tiểu thủ công nghiệp đạt 4,3 tỷ đồng, chiếm 10,0%; Tổng giá trị thu về từ dịch vụ thương mại đạt 1,7 tỷ đồng, chiếm 5,1%.

- Thu nhập bình quân năm 2013 của xã đạt 8,5 triệu đồng/người/năm. - Theo điều tra năm 2013 tại điểm nghiên cứu có 580 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 20,3% so với tổng số hộ trên toàn xã.

Theo thống kê hiện trạng thì số lao động làm trong ngành nghề Nông lâm ngư nghiệp chiếm tỷ lệ quá cao, trong định hướng phát triển kinh tế xã hội cho xã Đông Yên, cần phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thu hút đầu tư dịch vụ thương mại, chuyển dịch dần cơ cấu lao động sang các ngành nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trồng trọt: Sản lượng vụ đông năm 2013 thực hiện được 90,5 ha/140 ha đạt 64,6% so với kế hoạch so với cùng kỳ giảm 43,4%.

- Tổng giá trị sản xuất vụ đông đạt 2 tỷ 697 triệu đồng, giảm so với cùng kỳ là 23,3%.

Sản xuất vụ xuân năm 2013: Tổng diện tích 681,2 ha. Trong đó:

Tổng giá trị thu được từ trồng trọt 6 tháng đầu năm 2013 đạt 25 tỷ 160 triệu đồng, so với cùng kỳ tăng 35%.

Chăn nuôi, thủy sản:

- Tổng thu nhập từ chăn nuôi đạt 14 tỷ 480 triệu đồng.

Nuôi trồng thủy sản: Toàn xã có 55 ha ao hồ chuyên nuôi trồng thủy

sản.Trong đó có 30 ha ao hồ chăn nuôi tổng hợp. Giá trị 4.800 triệu đồng. Tỷ trọng chăn nuôi gia súc, gia cầm chiếm 32,6% trong cơ cấu nông nghiệp. Thủy sản chiếm 10,7% trong cơ cấu nông nghiệp.

b/ Sản xuất CN – TTCN, dịch vụ thương mại:

- Cơ bản đã giữ vững và ổn định các ngành nghề đã có như Mây che đan, làm chổi chít xuất khẩu thu hút được từ 1.500 đến 1.700 lao động thường xuyên có việc làm. Thu nhập bình quân từ 2-2,5 triệu/người/tháng. Ngoài ra nghề nề, mộc cũng đã thu hút đáng kể lực lượng lao động lúc nông nhàn.

- Đã và đang duy trì một số ngành sản xuất như xây dựng, mộc dân dụng. - Các dịch vụ ăn uống được mở rộng và phát triển.

- Tổng giá trị sản xuất CN-TTCN 6 tháng đầu năm 2013 đạt 55.840 triệu đồng.

- Bình quân thu nhập 06 tháng đầu năm 2013 đạt 9,1 triệu đồng/người. Thực trạng sản xuất CN-TTCN dịch vụ thương mại đã và đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần giá trị TTCN và dịch vụ. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch chậm, ô nhiễm môi trường nặng, các hộ gia đình tận dụng diện tích mặt đường giao thông để xây dựng nhà xưởng, gây ô nhiễm môi trường, cản trở giao thông. Cần quy hoạch khu công nghiệp làng nghề tập trung để chuyển toàn bộ các hộ làm nghề ra khỏi khu dân cư, khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất giải quyết việc làm cho người lao động và giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường, tăng thu nhập cho người lao động, giảm tỷ lệ lao động

nông nghiệp

c/ Dịch vụ và hoạt động khác

Dịch vụ và thương mại khá phát triển với các hoạt động như: sửa chữa xe máy, đồ điện, may đo, kinh doanh bán lẻ, dịch vụ vận tải…

Tại xã có 431 hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ.

Toàn xã có 28 cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm, 19 cơ sở máy cưa, xưởng mộc, 17 cơ sở hàn xì và cơ khí, 10 cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, 4 cơ sở sản xuất phân vi sinh, 2 cơ sở sửa chữa đồ điện, có 8 cửa hàng may đo, 24 cửa hàng dịch vụ sửa chữa xe máy, 179 cơ sở kinh đoanh dịch vụ và bán lẻ, 45 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Tổng giá trị 32,3 tỷ đồng; Trong đó: Thu từ dịch vụ là 10,220 tỷ đồng; Thu từ vận tải là 7,02 tỷ đồng; Thu nhập khác là 15,04 tỷ đồng.

4.1.2.2 Thực trạng phát triển xã hội

Dân số:

- Dân số toàn xã: 12.212 người, 2.758 hộ, bình quân 4,4 người/hộ. - Thành phần dân tộc: dân tộc Kinh

- Mật độ dân số 916 người/km2.

- Số điểm dân cư 4 thôn: Đông Thượng, Đông Hạ, Việt Yên, Yên Thái.

Lao động:

- Số lao động trong độ tuổi: 6.952 người, chiếm 56,92% dân số toàn xã. Trong đó:

+ Lao động làm nông lâm ngư nghiệp: 5414 người, chiếm 78%. + Lao động làm Công nghiệp, TTCN: 973 người, chiếm 14%.

+ Lao động làm Thương mại – dịch vụ, hành chính sự nghiệp: 565 người, chiếm 8%.

- Lao động qua đào tạo chiếm 28% chủ yếu qua đào tạo nghề ngắn ngày.

Thuận lợi: Xã Đông Yên có số lượng lao động trong độ tuổi lao động dồi

dào, tốc độ phát triển dân số trung bình nên rất thuận lợi cho việc phát triển nguồn lao động.

Khó khăn: Tỷ lệ lao động công nghiệp – TTCN còn thấp, phần lớn lao

động chưa qua đào tạo nên hiệu quả lao động thấp.

Trình độ quản lý dự án của cán bộ xã chưa đồng bộ, thu nhập bình quân trong xã so với bình quân chung của huyện còn thấp, số hộ nghèo còn cao nên việc huy động nguồn vốn từ nhân dân trong xã để đối ứng xây dựng cơ sở hạ tầng thực hiện các tiêu chí về cơ sở vật chất còn gặp nhiều khó khăn.

Giáo dục - đào tạo

Chất lượng dạy và học được nâng lên, đội ngũ giáo viên đã được chuẩn hoá, cơ sở vật chất nhà trường được tăng cường. Năm học 2013-2014 số học sinh giỏi đạt cấp huyện 68 em, cấp trường 445 em. Tiến hành sửa chữa khắc phục cơ bản ở các trường lớp để kịp thời đáp ứng cho năm học mới.

Các trường học tổ chức tuyển sinh đầu cấp đảm bảo đúng quy trình. Chất lượng học sinh, công tác tuyển sinh được phân bổ đồng đều theo khu vực và tổ chức khai giảng năm học mới đảm bảo an toàn, tiết kiệm, hiệu quả.

Y tế, chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng

Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân. Công tác phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Giữ vững xã chuẩn quốc gia về y tế. Tổ chức khám, chữa bệnh cho nhân dân, tẩy giun cho học sinh tiểu học, tiêm phòng, uống vacxin, vitamin A cho các cháu theo đúng quy định.

Trong năm 2013 đã tổ chức nhiều lớp tập huấn về kế hoạch hóa gia đình và công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản trong toàn xã. Tổng số sinh trong năm là 210 cháu; trong đó sinh con thứ ba là 34, chiếm 16,1%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,5%.

Đông Yên đã đạt chuẩn quốc gia về y tế; Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế là 60%.

Sự nghiệp văn hoá - thông tin- thể thao

- Xã Đông Yên đã thực hiện tương đối tốt Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

- Cơ bản đáp ứng được nhu cầu của địa phương về thông tin viễn thông. - Trạm truyền thanh của xã hoạt động thường xuyên với chất lượng tốt, có hệ thống đường truyền âm thanh (loa) đến các thôn, đảm bảo tốt công tác thông tin tuyên truyền tại địa phương.

- Hoạt động thể thao diễn ra khá thường xuyên tại các sân thể thao xã, thôn.

- Hoạt động văn hóa tâm linh của nhân dân cũng được chăm lo với các đình, chùa, quán trên địa bàn.

Đánh giá chung: Sản xuất nông nghiệp tại điểm nghiên cứu trong

thời gian qua đã có những bước chuyển biến lớn, đặc biệt là trong phát triển các cây vụ đông, vụ xuân. Đang tiến tới đưa cây vụ đông thành vụ sản xuất chính trong năm, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã đảm bảo tốc độ tăng trưởng hàng năm, đã hình thành nhiều trang trại trong sản xuất nông nghiệp.

Tổng giá trị sản xuất từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản lớn, tuy nhiên sản xuất nông nghiệp tại vẫn còn tồn tại một số hạn chế, Cụ thể như sau:

+ Sản xuất nông nghiệp: Việc thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu kinh tế

nông nghiệp tuy có tiến bộ song còn chậm, hiệu quả chưa cao, diện tích trồng cây vụ đông vẫn còn nhỏ.

+ Năng suất lao động của người lao động nông nghiệp chưa cao.

+ Cơ sở hạ tầng nông thôn chậm phát triển, đặc biệt là giao thông nội đồng, gây trở ngại lớn cho hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân tại.

Vì vậy trong thời gian tới địa bàn cần có những giải pháp mang tính cụ thể nhằm nâng cao được năng suất , sản lượng cũng như hiệu quả đối với sự phát

triển kinh tế của toàn xã đồng thời khắc phục được những hạn chế yếu kém trong phát triển sản xuất trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP SAU DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ ĐÔNG YÊN, HUYỆN QUỐC OAI, TP. HÀ NỘI” (Trang 31 -36 )

×