Các giải pháp nâng cao hiệu quả sửdụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới tại xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội” (Trang 53 - 55)

- HTSDĐ 2 lúa –1 màu: HTSDĐ này phân bố ở nơi có địa hình vàn và vàn cao, có khả năng tưới tiêu nước chủ động HTSDĐ có 2 kiểu sử dụng đất chính là: Lúa

1 lúa 2 màu Lạc lúa mùa

4.5.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sửdụng đất

Giải pháp về thị trường

Qua tìm hiểu thực tế tôi thấy Đông Yên có thị trường tiêu thụ nông sản khá rộng lớn nhưng hiện tại chưa có chợ đầu mối thu mua nông sản, phần lớn sản phẩm nông nghiệp của người dân bán cho tiểu thương và các chợ nhỏ lẻ nên người nông dân bị ép giá. Vì vậy, trong thời gian tới hướng tổ chức theo chúng tôi là: Nhanh chóng hình thành chợ đầu mối, các tổ chức hợp tác tiêu thụ, chế biến nông sản trong nông thôn theo nguyên tắc tự nguyện, hình thành các trung tâm nông nghiệp để từ đó tạo môi trường cho giao lưu hàng hóa, giúp nông dân có nhiều kênh tiêu thụ sản phẩm nông sản nhất là các sản phẩm nông sản có tính chất mùa vụ như các loại rau, củ, quả vụ đông. Mặt khác cung cấp những thông tin về thị trường nông sản hiện tại, cũng như phải có dự báo trước cho tương lai để người dân mạnh dạn đầu tư sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao.

Thúc đẩy các tổ chức, HTX, doanh nghiệp đứng ra tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, tạo ra mối quan hệ 4 nhà (Doanh nghiệp, nhà nước, nhà khoa học và nhà nông), khuyến khích các hộ mở cửa hàng kinh doanh sản phẩm nông nghiệp: thóc, gạo, hoa quả, rau xanh...

Nhà nước cần có sự hỗ trợ về đầu tư và tín dụng, nhất là đầu tư cho việc thu mua nông sản vào vụ thu hoạch, đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản.

Giải pháp về vốn đầu tư

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người dân được vay vốn ưu đãi cho phát triển sản xuất hàng hoá một cách thuận tiện và kịp thời như: Đa dạng hoá các hình thức cho vay, huy động vốn nhàn rỗi trong dân, khuyến khích hình thức quỹ tín dụng trong nông thôn. Ưu tiên người vay vốn để sản

xuất nông nghiệp với các hệ thống sử dụng đất có hiệu quả kinh tế.

- Các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp có thể ứng trước vật tư, giống cho nông dân, đặc biệt là các hộ nghèo để tạo điều kiện cho nông dân chăm sóc cây trồng đúng thời vụ.

- Tạo điều kiện cho các hộ vay vốn mở rộng sản xuất (theo quy hoạch), với thời gian và mức vay phù hợp với đặc điểm quy mô từng hệ thống sản xuất, cho phép được thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay. Có chế độ ưu đãi cho các chương trình, dự án phát triển sản xuất hàng hóa giải quyết việc làm ở nông thôn.

Các giải pháp về cơ sở hạ tầng

- Hệ thống thuỷ lợi: Trong nhiều năm qua hệ thống thuỷ lợi của xã Đông Yên thường xuyên được quan tâm đầu tư, nên cơ bản đáp ứng yêu cầu của sản xuất cũng như phục vụ dân sinh. Tuy nhiên hiện tại còn một sốtrạm bơm tưới tiêu đã xuống cấp nên đã hạn chế tới hiệu quả của sản xuất. Do đó, nhà nước cần có chính sách đầu tư xây dựng cải tạo hệ thống trạm bơm, kiên cố hóa hệ thống kênh mương đặc biệt là hệ thống mước tiêu thoát nước.

Ngoài ra nhà nước cần có chính sách tu bổ hệ thống đê điều tại xã, đặc biệt là hệ thống đê sông Hồng chảy qua địa bàn hiện thân đê đã xuất hiện nhiều lỗ thẩm hậu qua thân đê, kè.

- Hệ thống giao thông: Theo báo cáo đánh giá thực trạng giao thông nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới tại xã của cho thấy rằng các tuyến giao thông đường trục xã, liên xã, đường trục thôn, ngõ xóm đã được quan tâm đầu tư xây dựng đảm bảo cho nhu cầu đi lại cho người dân. Tuy nhiên hệ thống đường nội đồng thì hầu hết vẫn là đường đất và cấp phối chưa được kiên cố hoá. Do đó nhà nước cần có chính sách đầu tư, hỗ trợ để các xã xây dựng các tuyến đường hiện còn là đường đất, cấp phối để đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá cho người dân trong huyện.

Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, nhất là các kỹ thuật giống cây, giống con, bảo vệ thực vật, phân bón, thú y vào sản xuất nông nghiệp.Khuyến khích đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ trong công nghiệp chế biến để tạo sản phẩm có giá trị cao.

Tiếp thu và tổ chức tuyên truyền các thông tin mới và tiến bộ khoa học kỹ thuật, thông tin về thị trường giá cả...giúp nông dân có hướng bố trí sử dụng đất theo hướng có lợi nhất. Mở các lớp bồi dưỡng tập huấn ngắn ngày về kỹ thuật, kiến thức quản lý kinh tế bằng nhiều hình thức như tập huấn, tham quan học hỏi kinh nghiệm, giới thiệu các mô hình canh tác mới điển hình có hiệu quả cao..., nhanh chóng tiến hành in ấn các tài liệu về quy trình kỹ thuật sản xuất đưa đến tay nông dân.

Tăng cường vai trò hoạt động của hệ thống khuyến nông viên cơ sở, hỗ trợ nông dân vươn lên trong sản xuất. Khuyến khích các hình thức khuyến nông tự nguyện của các hộ làm ăn giỏi, các tổ chức tự nguyện. Coi trọng công tác giống như là một khâu tiền đề đột phá để phát triển. Đưa nhanh công nghệ sinh học vào sản xuất.

Giải pháp môi trường

Cần có các cán bộ nông nghiệp hướng dẫn cho người dân bón phân cho từng loại cây trồng theo đúng liều lượng quy định vừa tăng năng suất cây trồng, tránh lãng phí và đảm bảo môi trường đất.Hướng dẫn cho người dân tích cực bón các loại phân chuồng, phân hữu cơ để cải tạo đất trồng trọt, tuyên truyền cho người nông dân tích cực vùi phụ phẩm nông nghiệp, không đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tích cực dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học, giảm tới mức thấp nhất thuốc trừ sâu hóa học

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới tại xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội” (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w