0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Khả năng cho thịt

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ RAU MƠ (PAEDERIA TOMENTOSA) TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN SỰ TẬN DỤNG THỨC ĂN, TỶ LỆ TIÊU HÓA VÀ TĂNG TRỌNG CỦA THỎ LAI (ĐỊA PHƯƠNG X NEW ZEALAND) (Trang 25 -25 )

Thỏ đẻ rất nhanh, bình quân mỗi thỏ cái có thể đẻ từ 6 - 7 lứa, mỗi lứa đạt từ 6 - 7 con, khối lượng giết thịt 1,7 - 2 kg sau 3 tháng nuôi.

Thỏ cho tỉ lệ thịt xẻ 46 - 49 %, tỉ lệ thịt lọc/thịt xẻ là 85 - 86 %. Thịt thỏ giàu và cân đối chất dinh dưỡng: tỉ lệ đạm 21 %, mỡ 10 %, khoáng 1,2 %. Ngoài ra thỏ còn có khả năng cung cấp lông da để sản xuất quần áo, mũ lông. Thỏ còn được dùng làm động vật thể vàng, động vật kiểm nghiệm thuốc và chế vaccine trong y học.

2.6. Thức ăn cho thỏ 2.6.1 Cỏ lông tây

Loại cỏ thân bò trên mặt đất, nhiều rễ, thân dài 0,6-2,0m, lá nhọn hình mũi giáo. Giống cỏ này có nguồn gốc từ Châu Phi. Thuộc giống cỏ đa niên, giàu protein, dễ trồng, chịu được đất ẩm ướt. Ở Việt Nam cỏ lông tây được nhập trồng ở Nam Bộ từ năm 1887 tại các cơ sở nuôi bò sữa, nay đã trở thành cây mọc tự nhiên ở khắp hai miền Nam Bắc (NguyễnThiện, 2003). Sau 1,5-2 tháng trồng thì có thể thu hoạch lứa đầu. Từ đó, cứ khoảng 30 ngày thì thu hoạch được một lần, trừ mùa khô phải hơn hai tháng mới cắt được nên thu hoạch lúc cỏ cao 50-60cm và khi thu hoạch thì nên cắt cách mặt đất 5- 10cm. Cỏ lông tây rất thích hợp trồng ở các vùng đồng bằng, năng suất cỏ thay đổi nhiều, có nơi đạt 120 tấn/ha trong 5 lần cắt (Nguyễn Thiện, 2003). Chúng ta có thể trồng cỏ lông tây ở đất bùn lầy, đất ruộng, đất bãi, bờ đê, ven hồ ao, bờ sông suối. Có thể sử dụng cỏ lông tây cho gia súc ăn dưới dạng cỏ tươi hoặc phơi khô (Nguyễn Thiện, 2003).

2.6.2 Rau mơ

Cây rau mơ - Paederia tomentosa.

Dây leo bằng thân quấn, lá mỏng, mọc đối, hình bầu dục hay thon, nhọn ở chóp, tròn ở gốc, không lông, cuống mảnh. Hoa màu tím nhạt, không cuống, mọc thành thùy dài đến 35 cm ở nách lá hay ở ngọn. Quả gần hình tròn, hơi dẹt, có vỏ quả mỏng màu vàng, 2 nhân dẹp, có cánh rộng màu nâu đen. Toàn dây khi vò ra có mùi hơi thối.

14

Rau mơ chứa một tinh dầu rất hăng mùi của bisulfur carbon, alcaloid

paederin. Mùi thối là do methyl mercaptan. Tính vị, tác dụng: rau mơ có vị nhạt, đắng, hơi mặn, mùi hôi, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Công dụng: thường dùng trị lỵ trực tràng, tiêu chảy, chữa sôi bụng, ăn không tiêu, viêm dạ dày, viêm ruột, còn dùng trị ho, thiếu sữa.

Bảng 7 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của rau mơ và cỏ lông tây

Loại thức ăn

Giá trị dinh dưỡng, %DM

DM OM CP EE NDF Ash ADF ME

(MJ/kg)

Rau mơ 13,5 87,5 20,5 8,56 47,3 12,5 _ 10,5

Cỏ lông tây 16,6 _ 12,9 6,00 76,7 12,4 36,9 _

DM:vật chất khô, CP: đạm thô, OM: vật chất hữu cơ, EE: béo thô, NDF: xơ trung tính, Ash: khoáng tổng số, ADF: xơ axit, ME: năng lượng trao đổi, (Maertens, 2002). (kết quả phân tích bộ môn chăn nuôi, 2014).

2.6.3 Bã đậu nành

Bã đậu nành là phụ phẩm của quá trình chế biến hạt đậu nành thành đậu phụ hoặc thành sữa đậu nành. Bã đậu nành có mùi thơm, vị ngọt, gia súc thích ăn. Hàm lượng chất béo và protein trong bã đậu nành rất cao (27,61 %DM) (Lưu Hữu Mãnh, 1999).

Bã đậu nành có thể được coi là loại thức ăn cung cấp protein cho gia súc.

2.6.4 Đậu nành ly trích

Đậu nành ly trích có hàm lượng đạm thô khá cao nên có thể kết hợp với bã đậu nành làm nguồn cung cấp protein cho gia súc.

Bảng 8 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bã đậu nành và đậu nành ly trích

Loại thức ăn

Giá trị dinh dưỡng, %DM

DM OM CP NDF EE Ash ME (MJ/kg) Bã đậu nành 12,0 95,4 20,6 20,8 22,7 4,60 9,85 Đậu nành ly trích 93,0 95,0 42,2 19,8 10,4 5,00 12,4

DM:vật chất khô, CP: đạm thô, OM: vật chất hữu cơ, EE: béo thô, NDF: xơ trung tính, Ash: khoáng tổng số, ADF: xơ axit, ME: năng lượng trao đổi, (Maertens, 2002). (Kết quả phân tích phòng thí nghiệm bộ môn Chăn nuôi, 2014).

15

Hình 2.6.3: Bã đậu nành Hình 2.6.4: Đậu nành ly trích

Hình 2.6.2: Rau mơ Hình 2.6.1: Cỏ lông tây

16

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Địa điểm và thời gian thí nghiệm

3.1.1 Địa điểm

Thí nghiệm được tiến hành tại trại Chăn Nuôi số 474C/18 xã Bình An, Phường Long Hòa, Quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ. Mẫu phân tích thành phần dưỡng chất được tiến hành tại phòng thí nghiệm Bộ môn Chăn Nuôi, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

3.1.2 Thời gian

Thời gian tiến hành thí nghiệm từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 04 năm 2014.

3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Động vật thí nghiệm 3.2.1 Động vật thí nghiệm

Chọn thỏ lai giữa giống địa phương với giống New Zealand 60 ngày tuổi, có trọng lượng đồng đều 620g/con (±10g/con), khỏe mạnh, cho uống thuốc phòng bệnh cầu trùng (Bio.Anticoc), ngừa kí sinh trùng nội và ngoại (Vimectin).

3.2.3 Thức ăn thí nghiệm

Cỏ lông tây được cắt trong khuôn viên trường Đại Học Cần Thơ và các khu dân cư gần trại để đảm bảo đủ lượng thức ăn cho thỏ. Rau mơ, được cắt xung quanh trại. Bã đậu nành được mua tại một cơ sở làm chao và sữa đậu nành ở thành phố Cần Thơ. Đậu nành ly trích được mua tại cửa hàng thức ăn gia súc ở Thành phố Cần Thơ.

3.2.4 Máy móc, thiết bị

Các phương tiện phân tích thành phần dưỡng chất của phòng thí nghiệm E205 thuộc Bộ Môn Chăn Nuôi, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.

Các phương tiện tại trại gồm có chuồng lồng, máng ăn, máng uống, cân điện tử, cân đồng hồ (loại 1 kg, 2 kg và loại 5kg), máy tính bỏ túi để cân trọng lượng thỏ hàng tuần và tính lượng thức ăn hàng ngày.

3.2.5 Chuồng trại

Trại chăn nuôi được xây dựng theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, mái lợp bằng tole. chuồng nuôi gồm 3 dãy, mỗi dãy gồm có 5 ô chuồng. chuồng được làm bằng cây, sắt và lưới chắc chắn với diện tích 50 cm*50 cm*50 cm/ô. Máng ăn, máng uống làm bằng nhựa treo trong ô chuồng, mỗi ô gồm một máng ăn và

17

một máng uống. Cỏ cho ăn được đặt lên giá treo trong mỗi ô. Máng hứng phân, nước tiểu làm bằng nylon đặt dưới mỗi đáy lồng.

Hình 3.2.1: Chuồng trại thí nghiệm tiêu hóa 3.3. Phương pháp tiến hành thí nghiệm

Thí nghiệm có 2 giai đoạn: giai đoạn nuôi thỏ tăng trưởng và giai đoạn thí nghiệm tiêu hóa dưỡng chất.

3.3.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên 5 nghiệm thức tương ứng với 5 khẩu phần 0%, 25%, 50%, 75%, 100% rau mơ thay thế cho cỏ lông tây và 3 lần lặp lại. Mỗi đơn vị thí nghiệm gồm 4 thỏ lai gồm 2 thỏ đực và 2 thỏ cái được bố trí vào mỗi ngăn chuồng. Tổng cộng có 60 thỏ lai (địa phương x New Zealand) được thực hiện trong thí nghiệm. Thí nghiệm tiêu hóa dưỡng chất được tiến hành khi thỏ được 10 tuần tuổi và được thực hiện trong 6 ngày. Bao gồm cân lượng thức ăn cho ăn, lượng thức ăn thừa, phân thỏ, riêng nước tiểu sau khi thu sẽ được đem phân tích hàm lượng nito trong ngày.

18

Bảng 9Thành phần các loại thức ăn trong khẩu phần thí nghiệm

Thức Ăn RM0 RM25 RM50 RM75 RM100

Cỏ lông tây (%) Tự do Tự do Tự do Tự do -

Rau mơ (%) - 25 50 75 100

Bã đậu nành (g) 100 100 100 100 100 Bột đậu nành (g) 10 10 10 10 10

RM0 là khẩu phần gồm 100 % cỏ lông tây, các khẩu phần 25RM, 50RM, 75RM là khẩu phần rau mơ thay thế cỏ lông tây ở các mức độ từ 25, 50 và 75 % tính trên DM của lượng cỏ lông tây ăn vào của khẩu phần cho ăn 100 % cỏ lông tây (RM0).

3.3.2 Phương pháp tiến hành

Thỏ được chọn lựa và nuôi cách ly, theo dõi tình trạng sức khỏe, cho uống thuốc phòng bệnh cầu trùng và ký sinh trùng theo phát đồ điều trị của trại. Phun thuốc khử trùng chuồng trại Virkon. Chuồng được che chắn ánh nắng. Lồng nuôi, máng ăn được phun xịt thuốc sát trùng cẩn thận trước khi đưa thỏ vào thí nghiệm. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng được thực hiện đồng đều trên tất cả các đơn vị thí nghiệm.

Buổi sáng trước khi cho thỏ ăn thì dọn vệ sinh, rửa máng ăn, máng uống và thu thức ăn thừa theo từng đơn vị thí nghiệm để tính lượng ăn vào trong ngày. Nước uống được cho uống đầy đủ. Quét dọn vệ sinh chuồng lồng và nền chuồng sạch sẽ. Thỏ được cho ăn 3 lần trong ngày, lúc khoảng 7 giờ sáng cân rau mơ theo khẩu phần cho thỏ ăn theo khẩu phần, buổi trưa lúc khoảng 12 giờ cân bã đậu nành và đậu nành ly trích theo khẩu phần trộn đều lại với nhau cho thỏ ăn. Buổi chiều lúc khoảng 5 giờ 30 cân cỏ lông tây theo khẩu phần cho thỏ ăn.

Mỗi tuần cân trọng lượng thỏ một lần vào buổi sáng trước khi cho ăn để theo dõi tăng trọng. Mỗi tuần lấy mẫu thức ăn, thức ăn thừa vào một ngày cố định trong tuần. Mẫu được sấy khô, nghiền mịn để phân tích các thành phần hóa học.

Thí nghiệm tiêu hoá được thực hiện trong 6 ngày, thu thập mẫu thức ăn cho ăn, thức ăn thừa trong 6 ngày, mẫu được sấy khô ở 55 – 600C, nghiền mịn để phân tích thành phần hóa học. Sau 6 ngày trộn đều mẫu theo từng đơn vị thí nghiệm để phân tích thành phần hóa học của thực liệu thức ăn (DM, OM, CP, EE, NDF, Ash) theo AOAC (1990) và Van Soest (2012). Năng lượng trao đổi (ME) của thức ăn được ước lượng theo Maertens et al. (2002):

19

ME (MJ/kgDM) = DE*(0,995 - 0,048 DCP/DE) với

DE (MJ/kgDM)= 14,2 - 0,205 ADF + 0,218 EE + 0,057 CP.

3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi

Thành phần hóa học của các thực liệu thức ăn gồm: DM, OM, CP, EE, NDF và Ash.

Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào theo từng nghiệm thức: DM, OM, CP, EE, NDF và Ash.

Tăng trọng hằng ngày (g/con/ngày), trọng lượng thỏ cuối thí nghiệm (g/con). Hệ số chuyển hóa thức ăn.

Hiệu quả kinh tế theo từng nghiệm thức.

Tỉ lệ tiêu hoá dưỡng chất: DM, OM, CP, EE, NDF (%), nitơ ăn vào và nitơ tích lũy (Mc Donald et al., 2012).

3.3.4 Phương pháp phân tích

Vật chất khô (DM) được xác định bằng cách sấy ở 105oC trong khoảng từ 8- 10 giờ, khoáng tổng số (Ash) được xác định bằng cách nung ở 550oC trong 3 giờ, đạm thô (CP) được xác định bằng phương pháp Kjeldahl và béo (EE) được xác định bằng cách dùng ethyl ether chiết trong hệ thống Soxhlet (AOAC, 1990). Xơ trung tính (NDF) được phân tích theo đề nghị của Van Soest et al. (1991).

Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất được tính theo Mc Donald et al. (2012 ).

TLTHDC (%) = (Lượng DCAV – Lượng DCphân)/ Lượng DCAV x 100.

3.3.5 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được nhập trên bảng tính Excel, được xử lý và phân tích phương sai theo mô hình General Linear Model của chương trình Minitab 13.21 (Minitab, 2000), so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức bởi phương pháp Tukey của Minitab13.21 (2000).

20

Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả thành phần hóa học của thực liệu thức ăn sử dụng trong thí nghiệm

Bảng 10 trình bày thành phần hóa học thức ăn dùng trong thí nghiệm.

Bảng 10: Thành phần hóa học của thực liệu dùng trong giai đoạn thí nghiệm (%DM)

Thức ăn DM OM CP EE NDF ADF Ash

ME, MJ/kgDM Cỏ lông tây 16,5 90,1 12,6 3,42 65,1 48,5 9,90 8,54 Rau mơ 16,2 87,5 17,5 8,56 47,3 36,2 12,5 10,5 Bã đậu nành 12,0 95,4 20,6 8,36 31,0 30,6 4,60 9,85 ĐNLT 93,0 95,0 42,2 10,4 19,8 19,8 5,00 12,4

DM: vật chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP: protein thô, ,EE: béo thô, NDF: xơ trung tính, Ash: khoáng tổng số, ME: năng lương trao đổi, (Maertens, 2000). ĐNLT: đậu nành ly trích.

Qua bảng trên cho thấy hàm lượng DM của cỏ lông tây (CLT) là 16,5%, tương đương với DM của rau mơ sử dụng trong thí nghiệm là 16,2%. Kết quả DM cỏ lông tây trong thí nghiệm này tương đương với kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thu Thảo (2011) có DM là 16,7% và thấp hơn kết quả báo cáo của Trương Thanh Trung (2006) là 18,7 %. Điều này có thể giải thích là do CLT được thu hoạch ở những nơi khác nhau và vào những thời điểm khác nhau trong năm. Hàm lượng CP của RM trong thí nghiệm này là 17,5% thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Phạm Yến Huỳnh (2012), RM có hàm lượng CP là 20,9%. Bên cạnh đó hàm lượng xơ trung tính của CLT là 65,1% cao hơn nhiều so với RM là 47,3%. Kết quả NDF của cỏ lông tây trong nghiên cứu này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thu Thảo (2011) CLT có hàm lượng xơ trung tính là 67,6%.

Bã đậu nành dùng trong thí nghiệm có lượng DM là 12 % và hàm lượng CP là 20,5%, cao hơn so với kết quả báo cáo của Trần Minh Thành (2011) là 11,0% DM và 18,0% CP. Đậu nành ly trích sử dụng trong thí nghiệm có CP là 42,2% tương đương kết quả nghiên cứu của Phạm Yến Huỳnh (2012) là 42,3%. Các kết quả trên cho thấy cỏ lông tây và rau mơ là 2 thực liệu cung cấp chất xơ trong khẩu phần trong khi bã đậu nành và đậu nành ly trích là 2 thực liệu cung cấp đạm thô.

4.2 Kết quả lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào của thỏ nuôi dưỡng

21

Bảng 11: Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của thỏ thí nghiệm

Chỉ tiêu Nghiệm thức

RM0 RM25 RM50 RM75 RM100 ±SE/P

Trạng thái cho ăn, g/con/ngày

Cỏ lông tây 228a 183b 125c 68,3d - 4,70/0,001 Rau mơ - 60,7a 124b 187c 231d 3,45/0,001 Bã đậu nành 100 100 100 100 100 - Đậu nành ly trích 10,0 10,0 10,0 10,0 10,0 - Vật chất khô, g/con/ngày Cỏ lông tây 37,7a 30,2b 20,6c 11,3d - 0,77/0,001 Rau mơ - 9,83a 20,1b 30,2c 37,4d 0,56/0,001 Bã đậu nành 12,0 12,0 12,0 12,0 12,0 Đậu nành ly trích 9,30 9,30 9,30 9,30 9,30 Tổng, g/con/ngày Vật chất khô 59,0ab 61,3ab 62,1ab 62,8a 58,7b 0,94/0,004 Vật chất hữu cơ 54,2ab 56,1ab 56,5ab 56,9a 53,0b 0,84/0,038 Đạm thô 11,2a 11,9b 12,5c 13,1c 12,9c 0,13/0,001 Béo thô 2,70a 3,30b 3,87c 4,37d 4,63d 0,06/0,001 Xơ trung tính 32,1a 31,9a 30,6ab 29,2b 25,3c 0,56/0,001 Xơ acid 23,8a 23,7a 22,8a 21,9a 19,0b 0,42/0,001 Khoáng tổng số 4,74a 5,24b 5,58bc 5,91c 5,70b 0,10/0,001 ME, MJ 0,56a 0,59ab 0,62bc 0,65c 0,63b 0,01/0,001

Ghi chú: RM0, RM25 RM50, RM75, RM100: lần lượt là các nghiệm thức có rau mơ ở trạng thái vật chất khô trong khẩu phần. Các giá trị mang chữ cái a, b, c, trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P<0.05.

Kết quả trình bày ở bảng 11 cho thấy lượng vật chất khô của CLT ăn vào giảm dần có ý nghĩa (P<0,05) từ nghiệm thức RM0 (37,7g) đến nghiệm thức RM75 (11,3g) khi tăng lượng RM trong khẩu phần. Ngược lại, lượng vật chất khô rau mơ ăn vào tăng dần từ nghiệm thức RM25 (9,83g) đến nghiệm thức RM100 (37,4g) (P<0,05).

Tổng lượng vật chất khô, vật chất hữu cơ, đạm thô và năng lượng trao đổi tiêu thụ tăng dần (P<0,05) khi tăng các mức độ rau mơ trong khẩu phần. Các giá trị này cao trên thỏ ăn khẩu phần RM75 với các giá trị lần lượt là 62,8; 56,9; 13,1 g/con/ngày; và 0,65 MJ/con/ngày, và thấp trên thỏ ăn khẩu phần RM0 (59,0; 54,2; 11,2 g/con/ngày và 0,56 MJ/con/ngày). Ngược lại hàm lượng xơ trung

22

tính ăn vào của thỏ thí nghiệm giảm dần khi tăng các mức độ rau mơ trong khẩu phần. Thỏ ăn khẩu phần RM0 có lượng xơ trung tính ăn vào cao có ý nghĩa (P<0,05) so với thỏ ăn khẩu phần RM75 và RM100. Điều này có thể giải thích do lượng cỏ lông tây tiêu thụ ở thỏ ăn khẩu phần RM0 cao, cỏ lông tây có hàm lượng NDF cao nên dẫn đến lượng NDF ăn vào của thỏ cao. Lượng DM ăn vào của thỏ trong thí nghiệm này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Lương Hồng Ngươn (2013) nuôi thỏ lai địa phương bằng rau

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ RAU MƠ (PAEDERIA TOMENTOSA) TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN SỰ TẬN DỤNG THỨC ĂN, TỶ LỆ TIÊU HÓA VÀ TĂNG TRỌNG CỦA THỎ LAI (ĐỊA PHƯƠNG X NEW ZEALAND) (Trang 25 -25 )

×