hiệu quả kinh tế
4.3.1 Kết quả tăng trọng, trọng lượng cuối và hệ số chuyển hóa thức ăn của thỏ thí nghiệm
Bảng 13: Tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn của thỏ thí nghiệm
Chỉ Tiêu Nghiệm thức RM0 RM25 RM50 RM75 RM100 ±SE/P TLĐTN, g/con 623 617 630 628 624 46,3/1,00 TLCTN, g/con 1898a 1942ab 2024ab 2103b 2008ab 37,4/0,025 Tăng trọng, g/con/ngày 16,5a 17,2a 18,1ab 19,2b 18ab 0,39/0,008 FCR 3,56 3,57 3,43 3,28 3,27 0,01/0,085 Tỉ lệ nuôi sống, % 100 100 100 100 100
TLĐTN: trọng lượng đầu thí nghiệm, TLCTN: trọng lượng cuối thí nghiệm, FCR: hệ số chuyển hóa thức ăn. RM0, RM25, RM50, RM75, RM100: khẩu phần được thay thế cỏ lông tây bằng rau mơ ở các mức độ hợp lý:0, 25, 50, 75 và 100. Các giá trị chữ cái a, b trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,05.
Qua bảng 13 cho thấy trọng lượng thỏ bắt đầu thí nghiệm ở các nghiệm thức là tương đương nhau (P>0,05) trong khoảng 623 – 630 g. Tăng trọng thấp nhất khi nuôi thỏ với khẩu phần không có rau mơ (RM0) là 16,5 g/con/ngày và tăng dần khi tăng các mức độ rau mơ trong khẩu phần và đạt cao nhất ở nghiêm thức RM75 là 19,2 g/con/ngày, sự khác biệt này có ý nghĩa (P<0,05). Kết quả tăng trọng trong thí nghiệm này tương đương với kết quả nghiên cứu của Đinh Thành Tân (2013) sử dụng bã dừa nuôi thỏ lai có tăng trọng từ 17,3 đến 21,7 g/con/ngày.
Trọng lượng thỏ kết thúc thí nghiệm có cùng xu hướng với tăng trọng. Giá trị này có kết quả cao có ý nghĩa (P<0,05) trên thỏ ăn khẩu phần RM75 (2103g)
24
và thấp ở thỏ ăn khẩu phần RM0 (1898g), trung bình là thỏ ở nghiệm thức RM50 (2024g). Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của Phan Thuận Hoàng (2009) là 2127 gam và 1992 gam khi nuôi thỏ lai với 2 mức độ bổ sung đậu nành ly trích lần lượt là 9 gam và 12 gam; tương đương với kết quả khối lượng cuối của thỏ Californian theo thí nghiệm của Nguyễn Thanh Tùng (2012) và Nguyễn Lê Thu Hằng (2012) với các giá trị lần lượt là 2160 gam và 2095 gam. Hệ số chuyển hóa thức ăn không có sự khác biệt (P<0,05) giữa các nghiệm thức dao động từ 3,27 – 3,57. Kết quả này tương đương với kết quả của Lương Hồng Ngươn (2013) có FCR của thỏ lai khi nuôi bằng rau mơ là 3,36 đến 3,94.
Qua biểu đồ 4.3.1 cho thấy trọng lượng cuối và tăng trọng của thỏ thí nghiệm tăng dần khi tăng các mức độ rau mơ trong khẩu phần, cao nhất là ở thỏ tiêu thụ khẩu phần RM75 và thấp nhất là ở thỏ ăn khẩu phần RM0.
Hình 4.3.2. Mối quan hệ giữa lượng CP ăn vào và tăng trọng của thỏ thí nghiệm
25
Qua biểu đồ 4.3.2 cho thấy giữa lượng CP tiêu thụ và tăng trọng của thỏ trong thí nghiệm có mối quan hệ khá cao với hệ số R2=0,90. Điều này cho thấy, khi gia tăng lượng lượng CP tiêu thụ thì tăng trọng của thỏ cao hơn.
4.3.2 Hiệu quả kinh tế của thỏ trong thí nghiệm
Bảng 14: hiệu quả kinh tế của thỏ trong thí nghiệm, đồng/con
Chỉ tiêu Nghiệm thức
RM0 RM25 RM50 RM75 RM100
Chi phí thức ăn 16.106 17.163 17.872 18.570 17.993 Chi phí con giống 70.000 70.000 70.000 70.000 70.000 Chi phí thuốc thú y 5.000 5.000 5.000 5.000 5.000 Tổng chi phí 91.106 92.163 92.872 93.570 92.993 Tổng thu 151.807 155.352 161.910 168.261 160.632 Lợi nhuận 60.701 63.189 69.038 74.691 67.639
Cỏ lông tây:500đ/kg, rau mơ 600đ/kg, bã đậu nành: 600đ/kg, đậu nành ly trích: 9,500 đ/kg, tiền thú y: 5,000đ/kg, tiền thỏ giống: 70,000đ/con,, tiền bán thỏ: 80,000đ/kg.
Hiệu quả kinh tế của thỏ thí nghiệm được trình bày qua bảng 14. Khi phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy chi phí thức ăn và tổng chi phí tăng dần qua từng nghiệm thức. Thu nhập cao nhất ở thỏ ăn khẩu phần RM75 là 168.261 đồng và thấp nhất là ở thỏ ăn khẩu phần RM0 là 151.807 đồng. Lợi nhuận thu được cao hơn ở các nghiệm thức có rau mơ và cao nhất ở nghiệm thức RM75 là 74.691 đồng. Do thỏ ở nghiệm thức RM75 có tăng trọng và trọng lượng cuối cao hơn các nghiệm thức còn lại nên thu nhập từ bán thỏ cao hơn dẫn đến lợi nhuận thu được cao nhất.
4.4 Kết quả lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ trong thí nghiệm tiêu hóa
Lượng dưỡng chất ăn vào của thỏ trong thí nghiệm tiêu hóa được trình bày qua bảng 14
26
Bảng 14: Lượng dưỡng chất ăn vào của thỏ trong thí nghiệm tiêu hóa (g/con/ngày) Chỉ tiêu Nghiệm thức RM0 RM25 RM50 RM75 RM100 ±SE/P Vật chất khô 56,2 57,8 58,5 59,2 53,7 1,53/0,168 Vật chất hữu cơ 51,8 53,0 53,4 54,0 48,9 1,34/0,136 Đạm thô 10,4a 11,1ab 11,7b 12,3b 12,1b 0,26/0,003 Béo thô 2,82a 3,29ab 3,70bc 4,13c 4,24c 0,13/0,001 Xơ trung tính 29,8a 29,1a 27,9a 26,8a 21,8b 0,76/0,001 ME, MJ/con/ngày 0,53a 0,56ab 0,58ab 0,61b 0,57ab 0,02/0,049
RM0, RM25, RM50, RM75, RM100: khẩu phần được thay thế cỏ lông tây bằng rau mơ ở các mức độ hợp lý:0, 25, 50, 75 và 100. Các giá trị chữ cái a, b, c trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,05.
Từ kết quả bảng 14 cho thấy lượng DM và OM ăn vào dao động từ 56,2-59,2 g/con/ngày và 51,8-54,0 g/con/ngày và không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Văn Phú Vinh (2010) từ 65,0 – 71,3 g/con/ngày khi nuôi thỏ lai có bổ sung mật đường. Lượng đạm thô ăn vào giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05), thấp nhất ở nghiệm thức RM0 là 10,4 g/con/ngày và cao nhất ở nghiệm thức RM75 là 12,3 g/con/ngày. Hàm lượng béo thô tiêu thụ giữa các nghiệm thức khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05), đạt cao nhất ở nghiệm thức RM100 là 4,24 g/con/ngày và thấp nhất ở nghiệm thức RM0 là 2,82 g/con/ngày. Năng lượng trao đổi giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm tiêu hóa thấp có ý nghĩa (P<0,05) ở nghiệm thức RM0 (0,53 MJ/con/ngày) và cao nhất ở nghiệm thức RM75 (0,61 MJ/con/ngày).
4.5 Kết quả tỷ lệ tiêu hoá dưỡng chất, dưỡng chất tiêu hóa được và nitơ tích lũy của thỏ trong thí nghiệm
Bảng 15 trình bày tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất, dưỡng chất tiêu hóa được và nitơ tích lũy của thỏ trong thí nghiệm.
27
Bảng 15: Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất, dưỡng chất tiêu hóa được và nitơ tích lũy của thỏ trong thí nghiệm
Chỉ tiêu Nghiệm thức RM0 RM25 RM50 RM75 RM100 ±SE/P Tỷ lệ tiêu hóa, % Vật chất khô 57,6a 64,7ab 69,1ab 71,6b 69,4ab 2,81/0,035 Vật chất hữu cơ 58,3a 64,8ab 69,5ab 71,7b 69,9ab 2,66/0,031 Đạm thô 72,7a 77,0ab 80,2b 83,0b 80,4b 1,30/0,002 Béo thô 79,5a 83,2ab 85,1bc 88,0c 86,6bc 0,94/0,001 Xơ trung tính 49,8 55,2 59,2 60,3 59,5 3,10/0,173
Dưỡng chất tiêu hóa được, g/con/ngày
Vật chất khô 32,4a 37,5ab 40,5ab 42,4b 37,2ab 1,97/0,042 Vật chất hữu cơ 30,2a 34,4ab 37,2ab 38,7b 34,1ab 1,74/0,048 Đạm thô 7,57a 8,56ab 9,39bc 10,2c 9,70bc 0,26/0,001 Béo thô 2,24a 2,74ab 3,15bc 3,63c 3,67c 0,11/0,001 Xơ trung tính 14,8 16,1 16,5 16,2 13,0 0,98/0,138 Cân bằng nitơ, g/kgW0.75 N ăn vào 1,22 1,21 1,29 1,28 1,31 0,07/0,818 N tích lũy 0,56a 0,61ab 0,66ab 0,71b 0,66b 0,03/0,013
RM0, RM25, RM50, RM75, RM100: khẩu phần được thay thế cỏ lông tây bằng rau mơ ở các mức độ hợp lý:0, 25, 50, 75 và 100. Các giá trị chữ cái a, b, c trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,05.
Bảng 15 và hình 4.5.1 cho thấy tỉ lệ tiêu hóa các dưỡng chất vật chất khô, vật chất hữu cơ, đạm thô và béo thô tăng dần (P<0,05) khi tăng các mức độ rau mơ trong khẩu phần. Các giá trị này cao nhất trên thỏ ăn khẩu phần RM75 và thấp ở thỏ ăn khẩu phần RM0. Kết quả lượng vật chất khô ăn vào trong nghiên cứu này tương đương với kết quả nghiên cứu Trần Văn Triết (2009) khi sử dụng lục bình thay thế cỏ lông tây có tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô trung bình là 65,9% và kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Huyền (2010) khi thay thế cỏ lông tây bằng lá bông cải có tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô trung bình là 67,0%. Tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ có xu hướng tăng từ nghiệm thức RM0 là 58,3% đến nghiệm thức RM75 là 71,7% và hơi giảm ở nghiêm thức RM100 là 69,9%. Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thu Thảo (2011) nghiên cứu trên thỏ lai cho ăn rau ngò ôm có tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ là 65,8 – 77,3%, và cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Huyền (2010) nuôi thỏ lai bằng bắp cải là 61,8 – 67,3%.
Tỷ lệ tiêu hóa đạm thô được cải thiện khi bổ sung các mức độ rau mơ khác nhau trong khẩu phần. Cao nhất trên thỏ ở nghiệm thức RM75 (83,0%) và thấp nhất trên thỏ ở nghiệm thức RM0 (72,7%) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của Lê Lý Hoa Nguyệt (2011) khi nuôi thỏ lai bằng mở cá tra có tỷ lệ tiêu hóa đạm thô là 81,2 - 84,6%, nhưng cao hơn của Trần Văn Triết (2009) khi nuôi thỏ lai
28
bằng lục bình có tỷ lệ tiêu hóa đạm thô là 58,8 - 70,1%. Lượng nitơ ăn vào của thỏ (g/kgW0.75) giữa các nghiệm thức khác biệt không ý nghĩa thống kê (P>0,05). Lượng nitơ tích lũy (g/kgW0.75) của thỏ thí nghiệm tăng dần (P<0,05) khi tăng các mức độ rau mơ trong khẩu phần, cao nhất là trên thỏ ở nghiệm thức RM75 (0,71 g/kgW0.75) và thấp nhất ở nghiệm thức RM0 (0,56 g/kgW0.75).
Hình 4.5.1: Tỷ lệ tiêu hóa DM và CP của thỏ thí nghiệm
Hình 4.5.2: Mối quan hệ giữa gDM rau mơ ăn vào và nitơ tích lũy của thỏ thí nghiệm
Mối quan hệ giữa lượng vật chất khô rau mơ ăn vào và N tích lũy của thỏ trong thí nghiệm được trình bày qua hình 4.5.2. Qua hình cho thấy, giữa lượng vật chất khô rau mơ ăn vào và N tích lũy của thỏ trong thí nghiệm có mối quan hệ khá cao với hệ số R2=0,90. Điều này cho thấy, khi gia tăng lượng vật chất khô rau mơ trong khẩu phần thì N tích lũy ăn vào của thỏ cao hơn.
29
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận
Qua kết quả thí nghiệm thu được chúng tôi rút ra được kết luận như sau:
Thỏ được nuôi bằng khẩu phần có bổ sung rau mơ cải thiện được thức ăn và dưỡng chất ăn vào, tăng trọng, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và hiệu quả kinh tế của thỏ lai. Sử dụng rau mơ 75% trong khẩu phần cho các kết quả này tốt nhất.
5.2 Đề Nghị
Sử dụng khẩu phần 75% rau mơ thay thế cỏ lông tây để nuôi thỏ thịt.
Có thể nghiên cứu thêm ảnh hưởng của lá rau mơ trong khẩu phần của thỏ sinh sản, thỏ con sau cai sữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
AFRIS (2005), Animal Feed Resources Information System, FAO, Rome. Retrieved June 7, 2005, from.
AOAC (1990), Official Methods of Analysis, 13th edn, Association of Official Analytical Chemist, Washington, DC.
Arrington L. R. and K. C. Kelly (1976), Domestic rabbit biology and production,
Auniversity of Florida book.
Borriello S. P & R. J. Carman (1983), Journal of Clinical Microbiology, pp 414-418.
Đinh Văn Bình và Ngô Tiến Dũng (2004), Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho thỏ ở nông
hộ, NXB Lao Động Xã Hội, Hà Nội.
Đoàn Mỹ Hiền (2011), Ảnh hưởng của các mức độ đạm trong khẩu phần lên tăng trọng và
tiêu tốn thức ăn của thỏ lai sau cai sữa đến 60 ngày tuổi. Luận văn tốt nghiệp kĩ sư chăn nuôi thú y, Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng Dụng.
Forsythe S.J. and D.S. Parker (1985), British Journal of Nutrition, 53, pp. 183-190. Gohl B (1981), Tropical feeds, FAO Animal Production and Health,(12), 254. Griffiths M. and D. Davies (1963), Journal of Nutrition, 80, pp. 171 - 180.
Harris D. J, P. R. Cheeke and N. M. Patton (1983), Journal of Applied Rabbit Research, (6), 15 - 17.
Henschell M. J (1973), British Journal of Nutrition, (30), 351 - 359.
Hoàng Thị Xuân Mai ( 2005). Thỏ - kỹ thuật chăm sóc. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TPHCM.
Huỳnh Thu Thảo (2011), Ảnh hưởng của các mức độ bổ sung bánh dầu dừa trong khẩu phần
lên tăng trọng và tiêu hóa dưỡng chất của thỏ lai. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Nông Nghiệp & SHƯD, Trường Đại Học Cần Thơ.
Just A, Jorgensen H & J. A. Fernandenz (1985), Livestock production Science, (12), 145- 159.
Lê Lý Hoa Nguyệt (2011), Ảnh hưởng các mức độ bổ sung cá tra trong khẩu phần trên tăng
trọng và tiêu hóa dưỡng chất của thỏ. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Nông Nghiệp & SHƯD, Trường Đại Học Cần Thơ.
Nguyễn Ngọc Nam(2003), Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi thỏ, NXB lao động xã hội.
Nguyễn Nhật Khánh (2009), Ảnh hưởng của các mức độ bã bia trong khẩu phần cơ bản lá
bông cải (Brassica cauliflora Lizg) trên khả năng sử dụng thức ăn, tăng trọng và tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất của thỏ thịt lai. Luận văn tốt nghiệp kĩ sư chăn nuôi thú y, Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng Dụng
Nguyễn Quang Sức và Đinh Văn Bình(2000), Nuôi thỏ ở gia đình, NXB Nông nghiệp, Hà
Nội.
Nguyen Thi Kim Dong and Nguyen Van Thu (2006), “Effects of different crude protein levelsin diets on reproductive performance of crossbred rabbits”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ..
Nguyễn Thiện (2003), Trồng cỏ nuôi bò sữa, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội
Nguyễn Văn Huyền (2010), Ảnh hưởng của sự thay thế cỏ lông tây (Brachiaria mutica)
bằng lá bông cải (Brassica oleracea) trong khẩu phần lên tăng trọng và tiêu hóa dưỡng chất của thỏ lai, Luận văn tốt nghiệp ngành Chăn Nuôi Thú Y, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
Nguyễn Văn Thu (2009), Giáo trình chăn nuôi thỏ, Bộ môn Chăn Nuôi Khoa Nông Nghiệp
và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
Tạp chí Sức khỏe gia đình (2009), Lá mơ - vị thuốc trong vườn nhà.
http://www.dinhduong.com.vn/story/mo-long-vi-thuoc-trong-vuon-nha.
Trần Minh Thành (2011), Ảnh hưởng của sự bổ sung phụ phẩm khoai lang kết hợp bánh dầu
dừa trong khẩu phần nuôi thỏ thịt. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
Trần Văn Triết (2009). Ảnh hưởng của lục bình (Eichhornia crassipes L,) thay thế cỏ lông
tây (Brachiaria mutaca) trong khẩu lên khả năng tăng trưởng và tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất của thỏ lai. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Chăn nuôi Thú y, khoa Nông Nghiệp và SHƯD, Đại học Cần Thơ.
Trương Thanh Trung (2006), Ảnh hưởng hàm lượng đạm thô lên năng suất thỏ lai sinh sản,
Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
Van Soest P J, J. B. Robertson and B. A. Lewis (1991), “Symposium: Carbohydrate methodology, metabolism and nutritional implications in dairy cattle: methods for dietary fiber, and non-starch polysaccharides in relation to animal nutrition”, Journal of Dairy Science, (74), 3585-3597.
Wolter, R., Nouwkpo, F. and Durix, A. (1980), Reproduction, Nutrition, Development, 20,
PHỤ CHƯƠNG
General Linear Model: Rau mo. CLT. ... versus NT
Factor Type Levels Values NT fixed 5 1 2 3 4 5
Analysis of Variance for Rau mo, using Adjusted SS for Tests
Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 104110 104110 26027 727,02 0,000 Error 10 358 358 36
Total 14 104468
Analysis of Variance for CLT, using Adjusted SS for Tests
Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 98386 98386 24596 371,92 0,000 Error 10 661 661 66
Total 14 99047
Analysis of Variance for DM-RM, using Adjusted SS for Tests
Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 2734,42 2734,42 683,61 736,46 0,000 Error 10 9,28 9,28 0,93
Total 14 2743,71
Analysis of Variance for DM-CLT, using Adjusted SS for Tests
Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 2678,75 2678,75 669,69 372,04 0,000 Error 10 18,00 18,00 1,80
Total 14 2696,75
Analysis of Variance for DM, using Adjusted SS for Tests
Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 40,197 40,197 10,049 3,80 0,040 Error 10 26,460 26,460 2,646
Total 14 66,657
Analysis of Variance for OM, using Adjusted SS for Tests
Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 32,557 32,557 8,139 3,86 0,038