Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các mức độ rau mơ (paederia tomentosa) trong khẩu phần đến sự tận dụng thức ăn, tỷ lệ tiêu hóa và tăng trọng của thỏ lai (địa phương x new zealand) (Trang 31)

Vật chất khô (DM) được xác định bằng cách sấy ở 105oC trong khoảng từ 8- 10 giờ, khoáng tổng số (Ash) được xác định bằng cách nung ở 550oC trong 3 giờ, đạm thô (CP) được xác định bằng phương pháp Kjeldahl và béo (EE) được xác định bằng cách dùng ethyl ether chiết trong hệ thống Soxhlet (AOAC, 1990). Xơ trung tính (NDF) được phân tích theo đề nghị của Van Soest et al. (1991).

Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất được tính theo Mc Donald et al. (2012 ).

TLTHDC (%) = (Lượng DCAV – Lượng DCphân)/ Lượng DCAV x 100.

3.3.5 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được nhập trên bảng tính Excel, được xử lý và phân tích phương sai theo mô hình General Linear Model của chương trình Minitab 13.21 (Minitab, 2000), so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức bởi phương pháp Tukey của Minitab13.21 (2000).

20

Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả thành phần hóa học của thực liệu thức ăn sử dụng trong thí nghiệm

Bảng 10 trình bày thành phần hóa học thức ăn dùng trong thí nghiệm.

Bảng 10: Thành phần hóa học của thực liệu dùng trong giai đoạn thí nghiệm (%DM)

Thức ăn DM OM CP EE NDF ADF Ash

ME, MJ/kgDM Cỏ lông tây 16,5 90,1 12,6 3,42 65,1 48,5 9,90 8,54 Rau mơ 16,2 87,5 17,5 8,56 47,3 36,2 12,5 10,5 Bã đậu nành 12,0 95,4 20,6 8,36 31,0 30,6 4,60 9,85 ĐNLT 93,0 95,0 42,2 10,4 19,8 19,8 5,00 12,4

DM: vật chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP: protein thô, ,EE: béo thô, NDF: xơ trung tính, Ash: khoáng tổng số, ME: năng lương trao đổi, (Maertens, 2000). ĐNLT: đậu nành ly trích.

Qua bảng trên cho thấy hàm lượng DM của cỏ lông tây (CLT) là 16,5%, tương đương với DM của rau mơ sử dụng trong thí nghiệm là 16,2%. Kết quả DM cỏ lông tây trong thí nghiệm này tương đương với kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thu Thảo (2011) có DM là 16,7% và thấp hơn kết quả báo cáo của Trương Thanh Trung (2006) là 18,7 %. Điều này có thể giải thích là do CLT được thu hoạch ở những nơi khác nhau và vào những thời điểm khác nhau trong năm. Hàm lượng CP của RM trong thí nghiệm này là 17,5% thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Phạm Yến Huỳnh (2012), RM có hàm lượng CP là 20,9%. Bên cạnh đó hàm lượng xơ trung tính của CLT là 65,1% cao hơn nhiều so với RM là 47,3%. Kết quả NDF của cỏ lông tây trong nghiên cứu này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thu Thảo (2011) CLT có hàm lượng xơ trung tính là 67,6%.

Bã đậu nành dùng trong thí nghiệm có lượng DM là 12 % và hàm lượng CP là 20,5%, cao hơn so với kết quả báo cáo của Trần Minh Thành (2011) là 11,0% DM và 18,0% CP. Đậu nành ly trích sử dụng trong thí nghiệm có CP là 42,2% tương đương kết quả nghiên cứu của Phạm Yến Huỳnh (2012) là 42,3%. Các kết quả trên cho thấy cỏ lông tây và rau mơ là 2 thực liệu cung cấp chất xơ trong khẩu phần trong khi bã đậu nành và đậu nành ly trích là 2 thực liệu cung cấp đạm thô.

4.2 Kết quả lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào của thỏ nuôi dưỡng

21

Bảng 11: Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của thỏ thí nghiệm

Chỉ tiêu Nghiệm thức

RM0 RM25 RM50 RM75 RM100 ±SE/P

Trạng thái cho ăn, g/con/ngày

Cỏ lông tây 228a 183b 125c 68,3d - 4,70/0,001 Rau mơ - 60,7a 124b 187c 231d 3,45/0,001 Bã đậu nành 100 100 100 100 100 - Đậu nành ly trích 10,0 10,0 10,0 10,0 10,0 - Vật chất khô, g/con/ngày Cỏ lông tây 37,7a 30,2b 20,6c 11,3d - 0,77/0,001 Rau mơ - 9,83a 20,1b 30,2c 37,4d 0,56/0,001 Bã đậu nành 12,0 12,0 12,0 12,0 12,0 Đậu nành ly trích 9,30 9,30 9,30 9,30 9,30 Tổng, g/con/ngày Vật chất khô 59,0ab 61,3ab 62,1ab 62,8a 58,7b 0,94/0,004 Vật chất hữu cơ 54,2ab 56,1ab 56,5ab 56,9a 53,0b 0,84/0,038 Đạm thô 11,2a 11,9b 12,5c 13,1c 12,9c 0,13/0,001 Béo thô 2,70a 3,30b 3,87c 4,37d 4,63d 0,06/0,001 Xơ trung tính 32,1a 31,9a 30,6ab 29,2b 25,3c 0,56/0,001 Xơ acid 23,8a 23,7a 22,8a 21,9a 19,0b 0,42/0,001 Khoáng tổng số 4,74a 5,24b 5,58bc 5,91c 5,70b 0,10/0,001 ME, MJ 0,56a 0,59ab 0,62bc 0,65c 0,63b 0,01/0,001

Ghi chú: RM0, RM25 RM50, RM75, RM100: lần lượt là các nghiệm thức có rau mơ ở trạng thái vật chất khô trong khẩu phần. Các giá trị mang chữ cái a, b, c, trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P<0.05.

Kết quả trình bày ở bảng 11 cho thấy lượng vật chất khô của CLT ăn vào giảm dần có ý nghĩa (P<0,05) từ nghiệm thức RM0 (37,7g) đến nghiệm thức RM75 (11,3g) khi tăng lượng RM trong khẩu phần. Ngược lại, lượng vật chất khô rau mơ ăn vào tăng dần từ nghiệm thức RM25 (9,83g) đến nghiệm thức RM100 (37,4g) (P<0,05).

Tổng lượng vật chất khô, vật chất hữu cơ, đạm thô và năng lượng trao đổi tiêu thụ tăng dần (P<0,05) khi tăng các mức độ rau mơ trong khẩu phần. Các giá trị này cao trên thỏ ăn khẩu phần RM75 với các giá trị lần lượt là 62,8; 56,9; 13,1 g/con/ngày; và 0,65 MJ/con/ngày, và thấp trên thỏ ăn khẩu phần RM0 (59,0; 54,2; 11,2 g/con/ngày và 0,56 MJ/con/ngày). Ngược lại hàm lượng xơ trung

22

tính ăn vào của thỏ thí nghiệm giảm dần khi tăng các mức độ rau mơ trong khẩu phần. Thỏ ăn khẩu phần RM0 có lượng xơ trung tính ăn vào cao có ý nghĩa (P<0,05) so với thỏ ăn khẩu phần RM75 và RM100. Điều này có thể giải thích do lượng cỏ lông tây tiêu thụ ở thỏ ăn khẩu phần RM0 cao, cỏ lông tây có hàm lượng NDF cao nên dẫn đến lượng NDF ăn vào của thỏ cao. Lượng DM ăn vào của thỏ trong thí nghiệm này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Lương Hồng Ngươn (2013) nuôi thỏ lai địa phương bằng rau mơ có lượng DM ăn vào trung bình là 65,0-75,3 g/con/ngày. Theo nghiên cứu của Phan Thành Luân (2012) nuôi thỏ Californian với các mức độ đậu nành khác nhau có lượng CP và ME tiêu thụ lần lượt là 12,0-16,4 g/con/ngày và 0,787-0,79 MJ/con/ngày. Kết quả này cao hơn so với kết quả lượng CP và ME tiêu thụ của thỏ trong thí nghiệm này.

Hình 4.2.2: Lượng DM, CP và ME tiêu thụ của thỏ trong thí nghiệm (g/con/ngày)

23

Mối quan hệ giữa lượng vật chất khô rau mơ ăn vào và tổng DM ăn vào của thỏ trong thí nghiệm được trình bày qua hình 4.2.1. Qua biểu đồ cho thấy, giữa lượng vật chất khô rau mơ ăn vào và tổng DM ăn vào của thỏ trong thí nghiệm có mối quan hệ khá cao với hệ số R2=0,80. Điều này cho thấy, khi gia tăng lượng vật chất khô rau mơ trong khẩu phần thì tổng lượng vật chất khô ăn vào của thỏ cao hơn

Hình 4.2.2 cho thấy khi tăng dần mức độ thay thế rau mơ trong khẩu phần cỏ lông tây thì lượng vật chất khô, đạm thô và năng lượng trao đổi tiêu thụ tăng dần. Các kết quả này cao nhất ở thỏ ăn khẩu phần RM75 và thấp ở thỏ ăn khẩu phần RM0.

4.3. Kết quả tăng trọng, trọng lượng cuối, hệ số chuyển hóa thức ăn và hiệu quả kinh tế hiệu quả kinh tế

4.3.1 Kết quả tăng trọng, trọng lượng cuối và hệ số chuyển hóa thức ăn của thỏ thí nghiệm

Bảng 13: Tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn của thỏ thí nghiệm

Chỉ Tiêu Nghiệm thức RM0 RM25 RM50 RM75 RM100 ±SE/P TLĐTN, g/con 623 617 630 628 624 46,3/1,00 TLCTN, g/con 1898a 1942ab 2024ab 2103b 2008ab 37,4/0,025 Tăng trọng, g/con/ngày 16,5a 17,2a 18,1ab 19,2b 18ab 0,39/0,008 FCR 3,56 3,57 3,43 3,28 3,27 0,01/0,085 Tỉ lệ nuôi sống, % 100 100 100 100 100

TLĐTN: trọng lượng đầu thí nghiệm, TLCTN: trọng lượng cuối thí nghiệm, FCR: hệ số chuyển hóa thức ăn. RM0, RM25, RM50, RM75, RM100: khẩu phần được thay thế cỏ lông tây bằng rau mơ ở các mức độ hợp lý:0, 25, 50, 75 và 100. Các giá trị chữ cái a, b trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,05.

Qua bảng 13 cho thấy trọng lượng thỏ bắt đầu thí nghiệm ở các nghiệm thức là tương đương nhau (P>0,05) trong khoảng 623 – 630 g. Tăng trọng thấp nhất khi nuôi thỏ với khẩu phần không có rau mơ (RM0) là 16,5 g/con/ngày và tăng dần khi tăng các mức độ rau mơ trong khẩu phần và đạt cao nhất ở nghiêm thức RM75 là 19,2 g/con/ngày, sự khác biệt này có ý nghĩa (P<0,05). Kết quả tăng trọng trong thí nghiệm này tương đương với kết quả nghiên cứu của Đinh Thành Tân (2013) sử dụng bã dừa nuôi thỏ lai có tăng trọng từ 17,3 đến 21,7 g/con/ngày.

Trọng lượng thỏ kết thúc thí nghiệm có cùng xu hướng với tăng trọng. Giá trị này có kết quả cao có ý nghĩa (P<0,05) trên thỏ ăn khẩu phần RM75 (2103g)

24

và thấp ở thỏ ăn khẩu phần RM0 (1898g), trung bình là thỏ ở nghiệm thức RM50 (2024g). Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của Phan Thuận Hoàng (2009) là 2127 gam và 1992 gam khi nuôi thỏ lai với 2 mức độ bổ sung đậu nành ly trích lần lượt là 9 gam và 12 gam; tương đương với kết quả khối lượng cuối của thỏ Californian theo thí nghiệm của Nguyễn Thanh Tùng (2012) và Nguyễn Lê Thu Hằng (2012) với các giá trị lần lượt là 2160 gam và 2095 gam. Hệ số chuyển hóa thức ăn không có sự khác biệt (P<0,05) giữa các nghiệm thức dao động từ 3,27 – 3,57. Kết quả này tương đương với kết quả của Lương Hồng Ngươn (2013) có FCR của thỏ lai khi nuôi bằng rau mơ là 3,36 đến 3,94.

Qua biểu đồ 4.3.1 cho thấy trọng lượng cuối và tăng trọng của thỏ thí nghiệm tăng dần khi tăng các mức độ rau mơ trong khẩu phần, cao nhất là ở thỏ tiêu thụ khẩu phần RM75 và thấp nhất là ở thỏ ăn khẩu phần RM0.

Hình 4.3.2. Mối quan hệ giữa lượng CP ăn vào và tăng trọng của thỏ thí nghiệm

25

Qua biểu đồ 4.3.2 cho thấy giữa lượng CP tiêu thụ và tăng trọng của thỏ trong thí nghiệm có mối quan hệ khá cao với hệ số R2=0,90. Điều này cho thấy, khi gia tăng lượng lượng CP tiêu thụ thì tăng trọng của thỏ cao hơn.

4.3.2 Hiệu quả kinh tế của thỏ trong thí nghiệm

Bảng 14: hiệu quả kinh tế của thỏ trong thí nghiệm, đồng/con

Chỉ tiêu Nghiệm thức

RM0 RM25 RM50 RM75 RM100

Chi phí thức ăn 16.106 17.163 17.872 18.570 17.993 Chi phí con giống 70.000 70.000 70.000 70.000 70.000 Chi phí thuốc thú y 5.000 5.000 5.000 5.000 5.000 Tổng chi phí 91.106 92.163 92.872 93.570 92.993 Tổng thu 151.807 155.352 161.910 168.261 160.632 Lợi nhuận 60.701 63.189 69.038 74.691 67.639

Cỏ lông tây:500đ/kg, rau mơ 600đ/kg, bã đậu nành: 600đ/kg, đậu nành ly trích: 9,500 đ/kg, tiền thú y: 5,000đ/kg, tiền thỏ giống: 70,000đ/con,, tiền bán thỏ: 80,000đ/kg.

Hiệu quả kinh tế của thỏ thí nghiệm được trình bày qua bảng 14. Khi phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy chi phí thức ăn và tổng chi phí tăng dần qua từng nghiệm thức. Thu nhập cao nhất ở thỏ ăn khẩu phần RM75 là 168.261 đồng và thấp nhất là ở thỏ ăn khẩu phần RM0 là 151.807 đồng. Lợi nhuận thu được cao hơn ở các nghiệm thức có rau mơ và cao nhất ở nghiệm thức RM75 là 74.691 đồng. Do thỏ ở nghiệm thức RM75 có tăng trọng và trọng lượng cuối cao hơn các nghiệm thức còn lại nên thu nhập từ bán thỏ cao hơn dẫn đến lợi nhuận thu được cao nhất.

4.4 Kết quả lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ trong thí nghiệm tiêu hóa

Lượng dưỡng chất ăn vào của thỏ trong thí nghiệm tiêu hóa được trình bày qua bảng 14

26

Bảng 14: Lượng dưỡng chất ăn vào của thỏ trong thí nghiệm tiêu hóa (g/con/ngày) Chỉ tiêu Nghiệm thức RM0 RM25 RM50 RM75 RM100 ±SE/P Vật chất khô 56,2 57,8 58,5 59,2 53,7 1,53/0,168 Vật chất hữu cơ 51,8 53,0 53,4 54,0 48,9 1,34/0,136 Đạm thô 10,4a 11,1ab 11,7b 12,3b 12,1b 0,26/0,003 Béo thô 2,82a 3,29ab 3,70bc 4,13c 4,24c 0,13/0,001 Xơ trung tính 29,8a 29,1a 27,9a 26,8a 21,8b 0,76/0,001 ME, MJ/con/ngày 0,53a 0,56ab 0,58ab 0,61b 0,57ab 0,02/0,049

RM0, RM25, RM50, RM75, RM100: khẩu phần được thay thế cỏ lông tây bằng rau mơ ở các mức độ hợp lý:0, 25, 50, 75 và 100. Các giá trị chữ cái a, b, c trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,05.

Từ kết quả bảng 14 cho thấy lượng DM và OM ăn vào dao động từ 56,2-59,2 g/con/ngày và 51,8-54,0 g/con/ngày và không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Văn Phú Vinh (2010) từ 65,0 – 71,3 g/con/ngày khi nuôi thỏ lai có bổ sung mật đường. Lượng đạm thô ăn vào giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05), thấp nhất ở nghiệm thức RM0 là 10,4 g/con/ngày và cao nhất ở nghiệm thức RM75 là 12,3 g/con/ngày. Hàm lượng béo thô tiêu thụ giữa các nghiệm thức khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05), đạt cao nhất ở nghiệm thức RM100 là 4,24 g/con/ngày và thấp nhất ở nghiệm thức RM0 là 2,82 g/con/ngày. Năng lượng trao đổi giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm tiêu hóa thấp có ý nghĩa (P<0,05) ở nghiệm thức RM0 (0,53 MJ/con/ngày) và cao nhất ở nghiệm thức RM75 (0,61 MJ/con/ngày).

4.5 Kết quả tỷ lệ tiêu hoá dưỡng chất, dưỡng chất tiêu hóa được và nitơ tích lũy của thỏ trong thí nghiệm

Bảng 15 trình bày tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất, dưỡng chất tiêu hóa được và nitơ tích lũy của thỏ trong thí nghiệm.

27

Bảng 15: Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất, dưỡng chất tiêu hóa được và nitơ tích lũy của thỏ trong thí nghiệm

Chỉ tiêu Nghiệm thức RM0 RM25 RM50 RM75 RM100 ±SE/P Tỷ lệ tiêu hóa, % Vật chất khô 57,6a 64,7ab 69,1ab 71,6b 69,4ab 2,81/0,035 Vật chất hữu cơ 58,3a 64,8ab 69,5ab 71,7b 69,9ab 2,66/0,031 Đạm thô 72,7a 77,0ab 80,2b 83,0b 80,4b 1,30/0,002 Béo thô 79,5a 83,2ab 85,1bc 88,0c 86,6bc 0,94/0,001 Xơ trung tính 49,8 55,2 59,2 60,3 59,5 3,10/0,173

Dưỡng chất tiêu hóa được, g/con/ngày

Vật chất khô 32,4a 37,5ab 40,5ab 42,4b 37,2ab 1,97/0,042 Vật chất hữu cơ 30,2a 34,4ab 37,2ab 38,7b 34,1ab 1,74/0,048 Đạm thô 7,57a 8,56ab 9,39bc 10,2c 9,70bc 0,26/0,001 Béo thô 2,24a 2,74ab 3,15bc 3,63c 3,67c 0,11/0,001 Xơ trung tính 14,8 16,1 16,5 16,2 13,0 0,98/0,138 Cân bằng nitơ, g/kgW0.75 N ăn vào 1,22 1,21 1,29 1,28 1,31 0,07/0,818 N tích lũy 0,56a 0,61ab 0,66ab 0,71b 0,66b 0,03/0,013

RM0, RM25, RM50, RM75, RM100: khẩu phần được thay thế cỏ lông tây bằng rau mơ ở các mức độ hợp lý:0, 25, 50, 75 và 100. Các giá trị chữ cái a, b, c trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,05.

Bảng 15 và hình 4.5.1 cho thấy tỉ lệ tiêu hóa các dưỡng chất vật chất khô, vật chất hữu cơ, đạm thô và béo thô tăng dần (P<0,05) khi tăng các mức độ rau mơ trong khẩu phần. Các giá trị này cao nhất trên thỏ ăn khẩu phần RM75 và thấp ở thỏ ăn khẩu phần RM0. Kết quả lượng vật chất khô ăn vào trong nghiên cứu này tương đương với kết quả nghiên cứu Trần Văn Triết (2009) khi sử dụng lục bình thay thế cỏ lông tây có tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô trung bình là 65,9% và kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Huyền (2010) khi thay thế cỏ lông tây bằng lá bông cải có tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô trung bình là 67,0%. Tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ có xu hướng tăng từ nghiệm thức RM0 là 58,3% đến nghiệm thức RM75 là 71,7% và hơi giảm ở nghiêm thức RM100 là 69,9%. Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thu Thảo (2011) nghiên cứu trên thỏ lai cho ăn rau ngò ôm có tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ là 65,8 – 77,3%, và cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Huyền (2010) nuôi thỏ lai bằng bắp cải là 61,8 – 67,3%.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các mức độ rau mơ (paederia tomentosa) trong khẩu phần đến sự tận dụng thức ăn, tỷ lệ tiêu hóa và tăng trọng của thỏ lai (địa phương x new zealand) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)