So sánh với diễn kịch

Một phần của tài liệu quảng cáo truyền hình trong kinh tế thị trường (Trang 33 - 34)

I. SO SÁNH HIỆU NĂNG TRUYỀN THƠNG CỦA TRUYỀN HÌNH VỚI CÁC PHƯƠNG TIỆN KHÁC

3. So sánh với diễn kịch

Truyền hình sử dụng kịch trường chuyên dụng (studio) để làm chỗ thu hình (thời sự, các chương trình âm nhạc hay tiêu khiển, phim truyện, phim quảng cáo) và thủ pháp truyền hình chứa đựng kịch tính. Tuy vậy, sân khấu và truyền hình khác nhau ở chỗ người xem kịch nhìn diễn

viên sống động trước mắt mình và diễn viên cũng giao cảm trực tiếp với khán giả (trường hợp khán giả được mời đến tham dự những buổi thu hình khơng phải là khơng cĩ nhưng khơng thường xuyên và khơng khí những lúc đĩ cũng khơng bình thường vì xen giữa diễn viên và khán giả cịn cĩ bao nhiêu chuyên viên và máy mĩc di động khơng ngừng). Trong khi đĩ, diễn viên

truyền hình chỉ đối mặt với ống kính thu hình và hệ thống ánh sáng mà người xem cũng chỉ thấy họ qua màn ảnh. Khán giả kịch trường qui vào một nhĩm nhỏ trong khi khán giả truyền hình là đại chúng. Hành động của họ cũng khác. Xem kịch, trừ trường hợp bất khả kháng, người ta chỉ ngồi một chỗ, chăm chú xem, chán thì bỏ đi chứ khơng cĩ gì thay thế vào. Ngược lại, truyền hình cho phép người xem di động thoải mái hơn và nếu khơng thích xem, cĩ thể bấm nút chọn đài khác và cĩ thể bấm trở lại đài cũ. Người xem kịch ngồi ở một vị trí cố định nhìn lên sân khấu theo một gĩc cạnh tương xứng với số ghế họ ngồi. Khán giả truyền hình thì được xem sự vật từ những gĩc cạnh khác nhau do khả năng di động của ống kính thu hình. Câu chuyện diễn ra trên sân khấu chỉ theo một lớp lang cố định vì mỗi màn phải được diễn ra ở một khơng gian nào đĩ. Truyền hình đưa ta từ khơng gian này đến khơng gian khác, thời điểm này đến thời diểm khác, cắt xén câu chuyện theo một mạch lạc khác bằng thủ pháp điện ảnh , điều mà trên sân khấu, đạo diễn và diễn viên khơng thể làm. Ngồi ra, về cách diễn tả, trên sân khấu hay cường điệu, khoa trương trong khi trong trường hợp truyền hình, động tác diễn viên phải tự nhiên như người thật, việc thật. Người đĩng kịch mỗi lần lên sân khấu là một lần thắng phụ, khơng được diễn sai hay nĩi hớ (dĩ nhiên cĩ người nhắc tuồng (prompter) nhưng sự hỗ trợ này chỉ đến một giới hạn nào đĩ). Truyền hình cĩ đủ thời giờ và phương tiện để giúp diễn viên nĩi đúng câu đúng chữ. Đạo diễn cắt xén (cut) liền tay, địi hỏi diễn viên diễn đi diễn lại nhiều lần, chỉ lựa đoạn phim hồn chỉnh nhất đưa lên màn ảnh. Ngày nay, kỹ thuật đã đi đến chỗ tinh vi, ta khĩ phân biệt được chương trình nào là thu hình trực tiếp, chương trình nào là dàn dựng trong phim trường.

Một phần của tài liệu quảng cáo truyền hình trong kinh tế thị trường (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)