Xây dựng lại các quy định về chủ thể thực hiện, đối tượng so sánh và hình thức xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh pháp luật điều chỉnh hành vi Quảng cáo so sánh của Liên minh Châu Âu và Việt Nam (Trang 45 - 46)

sánh và hình thức xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quảng cáo so sánh

Thứ nhất, về chủ thể thực hiện. Các quy định hiện hành dễ dẫn đến các cách giải thích và áp dụng luật khác nhau. Bởi vậy, nên quy định rõ ràng và cụ thể những đối tượng nào được phép thực hiện hoạt động quảng cáo so sánh/thuê thương nhân khác thực hiện hoạt động quảng cáo so sánh cho mình. Theo tác giả, pháp luật cạnh tranh Việt Nam nên quy định cụ thể hơn các chủ thể: nhà sản xuất, nhà cung ứng dịch vụ và nhà phân phối hàng hóa/dịch vụ đều được tham gia hoạt động này để: (i) tránh gây phân biệt đối xử giữa các thành phần thương nhân; (ii) không gây ra một lỗ hổng khi không điều chỉnh những quảng cáo so sánh không lành mạnh được thực hiện bởi một trong các chủ thể

nêu trên; (iii) thống nhất các cách giải thích luật khác nhau hiện nay về chủ thể thực hiện hoạt động này.

Thứ hai, về đối tượng so sánh. Nên quy định rõ ràng những đối tượng nào được phép đưa ra so sánh. Pháp luật Liên minh châu Âu chỉ quy định đối tượng so sánh là những tính chất căn bản của hàng hóa, dịch vụ. Tác giả cho rằng, đối tượng so sánh nên được mở rộng ra, bao gồm: các tính chất của hàng hóa (mẫu mã, chất lượng, giá cả…) và hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó. Điều này sẽ giúp cho thương nhân thực hiện quảng cáo so sánh thể hiện được những ưu điểm vượt trội của hàng hóa, dịch vụ của mình trong việc nỗ lực cải tiến sản xuất, cải tiến quản trị,…

Thứ ba, về mức phạt của hành vi vi phạm pháp luật khi thực hiện quảng cáo so sánh nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Điều 35 Nghị định số 120/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/09/2005 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh phải được sửa đổi lại mức phạt cao hơn để góp phần răn đe các doanh nghiệp và phù hợp với thực trạng quảng cáo tại Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh pháp luật điều chỉnh hành vi Quảng cáo so sánh của Liên minh Châu Âu và Việt Nam (Trang 45 - 46)