Về hình thức văn bản pháp luật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh pháp luật điều chỉnh hành vi Quảng cáo so sánh của Liên minh Châu Âu và Việt Nam (Trang 49 - 50)

Tác giả cho rằng Chính phủ cần ban hành một Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh về kiểm soát các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trong hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh hiện nay chỉ có các hành vi hạn chế cạnh tranh và tố tụng cạnh tranh là được Chính phủ ban hành Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 để quy định chi tiết mà không có văn bản nào hướng dẫn cụ thể nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Đây là biểu hiện của sự đánh giá không đúng đắn tầm quan trọng của việc kiểm soát các hành vi cạnh tranh không lành mạnh so với các hành vi hạn chế cạnh tranh của các nhà làm luật Việt Nam. Theo quan điểm của tác giả, trong xu thế phát triển và hội nhập hiện nay đã kéo theo những hình thức biểu hiện mới, tinh vi hơn của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, đặc biệt là các hình thức xúc tiến thương mại. Do đó, việc có một Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh về nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh là điều hết sức cần thiết. Hơn nữa, quảng cáo so sánh với tư cách là một hình thức của quảng cáo thương mại nằm trong nhóm các hình thức xúc tiến thương mại đã bộc lộ những hạn chế và nhược điểm lớn trong các quy định như đã phân tích ở các phần trên. Với hành vi quảng cáo so sánh, Nghị định này sẽ bao gồm các vấn đề đã được kiến nghị sửa đổi, bổ sung bên trên, đó là: (i) Định nghĩa quảng cáo so sánh; (ii) Chủ thể thực hiện hành vi quảng cáo so sánh; (iii) Đối tượng so sánh; (iv) Quyền và nghĩa vụ của thương nhân thực hiện hoạt động quảng cáo so sánh; (v) Các điều kiện để một quảng cáo so sánh được xem là hợp pháp.

Trước khi ban hành Nghị định trên cần có sự sửa đổi ở một số văn bản pháp luật khác, như:

Thứ nhất, khi chấp nhận cho phép thực hiện quảng cáo so sánh với những điều kiện nhất định thì phải sửa đổi Đ45.1 Luật Cạnh tranh (2004) lại như sau: “Quảng cáo so sánh làm nhận ra một hoặc một vài đối thủ cạnh

tranh hoặc các sản phẩm hay các dịch vụ cùng loại mà đối thủ cạnh tranh sản xuất, cung ứng hay phân phối và đáp ứng được một số điều kiện khác do pháp luật quy định”.

Thứ hai, cũng xuất phát từ quan điểm cho phép thương nhân thực hiện quảng cáo so sánh với những điều kiện nhất định thì tại Điều 109 của Luật Thương mại (2005) nên bỏ đi khoản 6 (cấm quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác). Lý do: khoản 9 của điều này đã cấm các quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật mà theo kiến nghị ở trên thì Luật Cạnh tranh về nguyên tắc sẽ không cấm quảng cáo so sánh. Như vậy sẽ tránh được tình trạng Luật Thương mại và Luật Cạnh tranh có những quy định cùng điều chỉnh hành vi quảng cáo so sánh không thống nhất như hiện nay và

trái ngược nếu sau này Luật Cạnh tranh được sửa đổi theo hướng như trên.

Thứ ba, sửa đổi Đ3.7 của Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ban hành ngày 13/03/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001 như sau: “Quảng cáo so sánh vi phạm pháp luật cạnh tranh, nói

xấu, hoặc gây nhầm lẫn với cơ sở sản xuất, kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ của người khác; dùng danh nghĩa, hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo mà không được sự chấp thuận của tổ chức, cá nhân đó”.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh pháp luật điều chỉnh hành vi Quảng cáo so sánh của Liên minh Châu Âu và Việt Nam (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w