Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại Công ty Cổ Phần Nước Khoáng Khánh Hoà (Trang 54 - 55)

Nước ta có khoảng 350 mỏ nước khoảng tại 21 tỉnh có trữ lượng rất lớn, có 37 mỏ đã được khai thác hình thành rất nhiều nhãn hiệu nước khoáng khác nhau. Thị trường có rất nhiều thương hiệu nước giải khát khác nhau. Hàng loạt các nhãn hiệu nước tinh lọc được sản xuất bởi các doanh nghiệp tư nhân, công ty liên doanh dẫn đến sự cạnh tranh rất gay gắt và khốc liệt. Thị phần ở một số thị trường bị giảm sút. Các đối thủ cạnh tranh trong nước như: Thạch Bích, Phú Sen, Vĩnh Hảo, Lavie, Vital, Contrex… hay sản phẩm thay thế như Joy của Cocacola, Aqua của Pepsi đang giành giật thị phần của Công ty trên mọi thị trường. Đây là những sản phẩm rất có uy tín và được người tiêu dùng ưa chuộng. Công ty nước ngoài lại có ưu thế về vốn, nhân sự, kinh nghiệm làm Marketing. Hoạt động bán hàng trực tiếp rất mạnh, những ưu đãi đưa ra cho đại lý cực kỳ hấp dẫn nên nhanh chóng được tiêu thụ phổ biến, khuyến mãi dành cho người tiêu dùng cuối cùng được thực hiện liên tục, giá trị cao đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Điều này làm cho hoạt động bán hàng của Công ty khó khăn hơn, tốn kém hơn, khó xâm nhập thị trường mới cũng như giữ vững hiệu quả trên thị trường trọng điểm.

Diễn biến hoạt động chào bán hàng của đối thủ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bán hàng của Công ty nhưng khó khăn thăm dò chính xác, khó lường trước nên hiệu quả đạt được của quảng cáo hay khuyến mãi có thời điểm giảm là do tác động của các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi ráo riết của các đối thủ cạnh tranh. Nhiều chương trình xúc tiến bán hàng của Công ty theo kế hoạch phải thay đổi linh hoạt theo đối thủ. Có thể là né tránh, chuyển sang khu vực khác, thời gian khác hoặc đối đầu, tăng cường kinh phí. Điều này làm cho doanh số giảm, chi phí tăng. Kết quả là lợi nhuận giảm, hiệu quả kinh doanh giảm.

Để giữ vững thương hiệu trên thị trường trọng điểm và phát triển thị trường mới, Công ty phải nổ lực rất lớn trong việc đề ra chiến lược kinh doanh hợp lý và nâng cao chất lượng sản phẩm; gia tăng uy tín, hình ảnh thương hiệu và mức độ ghi nhớ thương hiệu bằng các công cụ xúc tiến bán hàng và chào bán hàng hữu hiệu; đầu tư nguồn lực cho nghiên cứu thị trường, tiếp thị, quảng cáo,

khuyến mãi, tài trợ…Điều này đã làm giảm lợi nhuận của Công ty nhưng đó là điều bắt buộc trong cuộc đua không có điểm dừng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại Công ty Cổ Phần Nước Khoáng Khánh Hoà (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w