Giá “cận biên “trong xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing_Mix cho hoạt động xuất khẩu mây tre đan Việt Nam (Trang 25 - 26)

Trên thực tế , nhiều doanh nghiệp xuất khẩu có quy mô nhỏ áp dụng phương pháp xác định giá xuất khẩu thấp hơn giá nội địa ( cộng thêm chi phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế , chi phí phân phối và các chi phi khác liên quan đến việc bán hàng trên thị trường nước ngoài .)

Phương pháp xác định giá ở đây là phương pháp “giá cận biên “ . Đó là việc xác định mức giá chỉ căn cứ vào chi phí khả biến của sản phẩm xuất khẩu ( giá =Chi phí biến đổi + lãi dự kiến ).Trong trường hợp này , giá hoà vốn đối với sản phẩm xuất khẩu thấp hơn so với sản phẩm tiêu thụ nội địa .

Phương pháp này thưưòng đựơc áp dụng với một hay các điều kiện sau:

Phần chi phí cố định đựơc bù đắp bởi khối lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị truờng nội địa hoặc doanh nghiệp chủ động không tính phần chi phí này vào giá xuất khẩu.

Tồn tại quy luật “lợi thế qui mô” và hiệu ứng “đường cong kinh nghiệm” , tức là chi phí đơn vị của sản phẩm giảm mạnh theo khối lượng sản xuất và tiêu thụ .

Dư thừa công suất sản xuất và mong muốn phát triển dài hạn ở nước ngoài .

Sản phẩm xuất khẩu là sản phẩm bị ứng đọng , tồn kho.

Mức giá này không vi phạm luật chống bán phá giá của nước sở tại . Việc áp dụng chính sách giá này có thể làm cho lượi nhuận gắn liền với việc bán hàng xuất khẩu thấp hơn việc bán trên thị trường nội địa .Tuy nhiên , nó cho phép doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh , đặc biệt trong truờng hợp thị truờng trong nước đã bão hoà .Hơn nữa, giá thấp cho phép vượt quan hàng rào thuế quan và nâng cao khả năng cạnh tranh về giá trên thị trưòng nước ngoài.

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing_Mix cho hoạt động xuất khẩu mây tre đan Việt Nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w