7. Cấu trúc của luận văn
1.3.2.9. Biện pháp lặp
a. Biện pháp lặp đầu
Là biện pháp tu từ thể hiện ở việc lặp lại một vài yếu tố ở đầu câu trong những câu tiếp theo.
Trong văn chính luận, biện pháp lặp đầu được sử dụng khá phổ biến nhằm nhấn mạnh một sắc thái ý nghĩa hay sắc thái biểu cảm nào đĩ, thu hút sự chú ý của mọi người, câu văn trở nên cĩ sức thuyết phục.
Ví dụ:
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nịi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. [17, 2]
b. Biện pháp lặp cuối
Là biện pháp tu từ thể hiện ở việc lặp lại một vài yếu tố ở cuối câu trong những câu tiếp theo. Biện pháp này đem lại cho lời văn tính diễn cảm, nhịp nhàng, hài hồ, vì thế nĩ cũng được sử dụng rộng rãi trong thể loại văn chính luận.
Ví dụ:
Nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời khơng cĩ gì quý bằng nhân dân.
Trong thế giới khơng cĩ gì mạnh bằng lực lượng đồn kết của nhân dân.
Thiện nghĩa là tốt đẹp, vẻ vang. Trong xã hội khơng gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân. [21, 278]
24
Nhìn chung, hệ thống biện pháp tu từ cú pháp mang tính chất đa dạng, nhiều kiểu loại, nhiều tiểu nhĩm. Trong phạm vi luận văn này, chúng tơi tập trung khảo sát và phân tích các biện pháp tu từ cú pháp: biện pháp lặp (lặp về vị trí và lặp về cấu tạo), biện pháp liệt kê, biện pháp nhấn mạnh thành phần câu (gồm hai tiểu loại: nhấn mạnh bằng các tiểu từ và nhấn mạnh bằng đảo ngữ) và biện pháp dùng câu hỏi tu từ. Đây là những biện pháp tu từ tiêu biểu, được tác giả sử dụng nhiều trong tác phẩm của mình, các biện pháp này gĩp phần hình thành nên phong cách chính luận Hồ Chí Minh.