Phân tích giá.

Một phần của tài liệu Chiến lược Marketing của Cty Vật Tư Bưu Điện I trong thời gian tới. (Trang 64 - 66)

III. PHÂN TÍCH MARKETING Ở CÔNG TY VTBĐ I.

4. Phân tích giá.

4.1- Phân tích mục tiêu định giá của Công ty.

Bất kỳ Công ty nào cũng đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn nên mục tiêu định giá cũng nhằm mục đích đạt lợi nhuận tối đa trong dài hạn. Công ty VTBĐ I đã đề ra mục tiêu định giá nhằm thực hiện mục đích đó.

Trong thời kỳ kinh tế mở, giá cả là giá của thị trường, Công ty phải định giá sao cho giá của mình không cao hơn giá của các đối thủ cạnh tranh cùng kinh doanh một mặt hàng hoặc giá tương quan thấp hơn các sản phẩm có khả năng thay thế. Hiện nay Công ty áp dụng cách thức định giá khá đơn giản:

(Tính theo đơn vị sản phẩm)

Nhìn vào các bộ phận cấu thành giá ta thấy rằng Công ty đang theo đuổi mục tiêu đạt được lợi nhuận mục tiêu trên tổng vốn đầu tư. Với cách định giá như vậy về cơ bản giúp Công ty thu hồi vốn đã đầu tư, trang trải chi phí kinh doanh đồng thời thu được một khoản lợi nhuận nhất định. Bên cạnh đó giá nhập của Công ty có thể thấp hơn các đối thủ cạnh tranh do là Công ty Nhà nước trực thuộc VNPT có uy tín, được ưu đãi hơn- đây là lợi thế mà không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có được.

Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, việc định giá như vậy sẽ dẫn đến kém hiệu quả kinh doanh. Thứ nhất, Công ty định giá mà không chú ý đến nhân tố cầu, độ co dãn của cầu theo giá, khả năng chi trả của

TM41B

người tiêu dùng và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh sẽ dẫn đến doanh số bán hàng bị giảm sút- đây là vấn đề chung mà không ít các doanh nghiệp gập phải và chỉ có thể giải quyết được với nguồn ngân sách lớn, trình độ tiên tiến, quy mô kinh doanh rộng. Thứ hai, cách định giá của Công ty không phản ánh được đẩy đủ cạnh tranh. Công ty sẽ kém lợi hơn các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, có cơ cấu gọn nhẹ, có chi phí quản lý, chi phí kinh doanh thấp, có thể nhập hàng chốn thuế gian lận thương mại hoặc chấp nhận đạt mức lợi nhuận thấp.

4.2- Các yếu tố ảnh hưởng đến giá của Công ty.

a. Ảnh hưởng của môi trường cạnh tranh.

Trong quá trình định giá, Công ty cũng chịu ảnh hưởng của rất nhiều bởi môi trường cạnh tranh. Với số lượng đối thủ cạnh tranh lớn, gồm nhiều Công ty Nhà nước và tư nhân mà mức độ tập trung của các đối thủ cạnh tranh lại nằm ở các thành phố lớn, địa bàn hoạt động của Công ty. Trong tương lai, các đối thủ cạnh tranh vẫn tiếp tục gia tăng cả về số lượng lẫn vị thế và quy mô hoạt động bởi ngành BCVT là một trong những ngành Nhà nước đã, đang mở rộng phát triển, không hạn chế đối tượng tham gia. Vì thế, Công ty sẽ phải điều chỉnh mức giá của mình nhằm cạnh tranh có hiệu quả nhất.

b. Ảnh hưởng của nhà cung cấp.

Việc tạo nguồn mua hàng của Công ty được thực hiện dưới hai hình thức nhập khẩu và mua của các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong nước. Công ty nhập khẩu các thiết bị BCVT từ các hãng nổi tiếng trên thế giới như Siemens, Panasonic, Hi Com, Nex... các hãng này có thị trường rất rộng, có uy tín và chất lượng cũng như giá thành tương đối ổn định, việc bị áp giá hoặc các điều kiện bất lợi là không xảy ra. Mặc dù vậy với hàng hóa nhập khẩu, do điều kiện địa lý, tình hình biến động của thị trường và chính trị thế giới, độ trễ của việc chuyển giao công nghệ kỹ thuật sẽ gây không ít khó khăn cho Công ty nhất là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ BCVT. Hoạt động tạo nguồn mua hàng trong nước, Công ty có một lợi thế rất lớn đó là thành viên của VNPT nên có thể mua hàng trong nước với những ưu đãi nhất định. Tuy nhiên, rong thời gian tới, theo cơ chế thị trường và dưới áp lực từ nhiều phía, nhà cung cấp sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến Công ty.

4.3- Bảng giá của một số mặt hàng của Công ty so với các đơn vị khác.

Đơn vị: VNĐ

TM41BĐiện thoại cố định

Một phần của tài liệu Chiến lược Marketing của Cty Vật Tư Bưu Điện I trong thời gian tới. (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w