Phân tích điểm mạnh, điểm yếu.

Một phần của tài liệu Chiến lược Marketing của Cty Vật Tư Bưu Điện I trong thời gian tới. (Trang 77 - 79)

II. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC TỪ SỰ PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT.

1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu.

1.1- Điểm mạnh (Strengths).

S1: Công ty VTBĐ I là công ty kinh doanh thiết bị BCVT , tích luỹ và sở hữu một số vốn tương đối lớn và có tình hình tài chính ổn định.

S2: Khả năng huy động vốn dễ dàng do uy tín của Công ty cùng với sự đảm bảo của Tổng công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam.

S3: Chất lượng hàng hóa và chất lượng dịch vụ của Công ty tốt. Công ty nhập hàng từ các hãng có uy tín và luôn kiểm tra chất lượng các mặt hàng đồng thời đội ngũ nhân viên bán hàng luôn hỗ trợ khách hàng trong việc tư vấn, lắp đặt, vận chuyển hàng hóa đến tận nơi, sửa chữa và bảo hành khi có yêu cầu.

S4: Nhiều mặt hàng của Công ty như tổng đài, dây cáp...thực tế vẫn còn độc quyền, chưa có cạnh tranh thực sự. Tuy nhiên, trong tương lai không xa các mặt hàng này cũng sẽ bị cạnh tranh.

S5: Đồng thời đội ngũ cán bộ hiện nay của Công ty có trình độ cao, có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh. Hầu hết các cán bộ đều tốt nghiệp đại học hoặc các chuyên ngành Bưu chính Viễn thông có trách nhiệm cao và nhiệt tình công tác.

S6: Trong suốt quá trình hình thành và phát triển với gần 50 năm kinh nghiệm Công ty đã thiết lập được cho mình những thị trường lớn, vững chắc đó

TM41B

là mạng lưới kinh doanh của các Bưu điện tỉnh thành. Công ty đã có nhiều mối quan hệ và các bạn hàng trong và ngoài nước trong lĩnh vực cung cấp thiết bị thông tin, tạo điều kiện cho Công ty có thể cung cấp tất cả các loại hàng phong phú, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Đây là một trong những điều kiện nâng cao uy tín của Công ty mà các đơn vị kinh doanh khác không dễ gì có được.

S7: Khách hàng của Công ty thường là các tổ chức, đơn vị trực thuộc Tổng công ty nên khả năng thanh toán của họ cũng được đảm bảo từ Tổng công ty.

S8: Ngoài ra Công ty là một thành viên của Tổng công ty, có mối quan hệ mật thiết với các bạn hàng trong và ngoài ngành nên luôn được sự tư vấn hỗ trợ về nhiều mặt.

1.2- Điểm yếu (Weakneses).

W1: Nhiều mặt hàng và bộ phận của Công ty kinh doanh không hiệu quả, phải bù lỗ điều này gây khó khăn không nhỏ cho Công ty khi môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Các đối thủ khác ra đời sau chỉ tập trung vào một số mặt hàng, lĩnh vực kinh doanh có lãi cao do có bộ máy tinh giảm sẽ dễ chiếm được khách hàng hơn Công ty.

W2: Công ty Vật tư Bưu điện I tiền thân là cục Vật tư trực thuộc Tổng Cục Bưu điện trước kia đơn thuần là cung cấp vật tư cho toàn ngành trong cơ chế kế hoạch, do đó cho đến nay khi trở thành một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam bước vào có chế thị trường ( từ năm 1990 ), đòi hỏi Công ty phải có một thời gian nhất định mới thích nghi được với nên kinh tế mới. Vẫn còn tồn tại cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp nên tác phong kinh doanh không nhanh nhạy, năng động như các đối tác khác. Chưa thực sự có các kế hoạch cho hoạt động tuyên truyền, quảng cáo quy mô lớn, thời gian dài.

W3: Còn tồn tại nhiều mặt hàng cũ, lỗi thời làm tăng chi phí quản lý, sửa chữa. Đây là các mặt hàng cần có hướng giải quyết thoả đáng.

W4: Chưa chú trọng vào các phân đoạn thị trường, đầu tư không có trọng điểm. Với kinh phí thấp và trình độ tổ chức quản lý chưa được phân cấp, chưa tiến hành phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu.

TM41B

W5: không tích cực nghiên cứu thị trường hoặc nghiên cứu thị trường chưa đầy đủ nên phản ứng với các thay đổi trên thị trường cũng như sự cạnh tranh.

W6: Chưa thực sự có nhiều cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao phù hợp với lĩnh vực dịch vụ BCVT. Đặc biệt là để thích nghi với tình hình mới Công ty phải liên tục cử các cán bộ đi học bồi dưỡng kiến thức mới đáp ứng các yêu cầu của tình hình mới và các nguyên vọng, yêu cầu của Đảng. Năm 1993 Công ty có khoảng 250 cán bộ công nhân viên hiện nay còn khoảng 170 cán bộ công nhân viên tuy nhiên số người tham gia vào lao động kinh doanh khoảng 110 người số còn lại là công nhân, bảo vệ, bảo quản kho, không có nghiệp vụ kinh doanh chuyên môn. Bên cạnh đó là còn có khoảng 200 cán bộ hưu trí đây cũng là những khó khăn lớn cho Công ty.

W7: Một khó khăn mà không dễ gì vượt qua đó là tình trạng thiếu vốn kinh doanh, mặc dù được sử dụng vốn do ngân sách cấp, ưu đãi của VNPT Công ty vẫn thường xuyên phải huy động những nguồn vốn vay để đáp ứng yêu cầu kinh doanh.

W8: Công ty có nhiều kho bãi tập kết hàng tuy nhiên do tình hình chiến tranh (vì là kho dự trữ quốc gia Vật tư ngà) trước đây các kho hàng này đều có vị trí cách xa các trung tâm, hiện nay việc vận chuyển hàng là rất khó khăn. Đây cũng là một trở ngại lớn cho công tác bảo quản và quản lý hàng hoá.

Một phần của tài liệu Chiến lược Marketing của Cty Vật Tư Bưu Điện I trong thời gian tới. (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w