Sâu cuốn lá Sến (Cerace stipatana Walker) thuộc họ Ngài cuốn lá (Tortricidae), bộ Cánh vẩy (Lepidoptera).
a) Hình thái
a.1. Pha sâu tr−ởng thành
Chiều dài thân: Con cái: 14 - 17mm Con đực: 10 - 12mm Sải cánh: Con cái: 46 - 54mm Con đực: 37 - 38mm.
Đầu mảnh, cổ màu trắng, râu đầu màu đen có vòng trắng. Râu môi có màu đen, d−ới đốt thứ nhất và thứ hai có màu trắng.
Ngực màu đen, mép tr−ớc của cánh có đốm trắng xếp thành hàng 2 - 3mm, càng gần góc đỉnh đốm có chiều nằm ngang, các đốm trắng hình chữ nhật không đều nhau. Phía ngoài cũng có 8 – 12 hàng. ở giữa cánh đến mép ngoài có các đốm màu nâu đỏ, giữa mép ngoài có đốm màu vàng. Mép cánh có tua màu trắng xám.
Bụng màu vàng, cuối bụng màu đen.
Hình 5-7: Sâu cuốn lá Sến (Cerace stipatana Walker)
a.2. Trứng
Trứng có hình tròn hơi dẹp, kích th−ớc rất nhỏ, trứng đ−ợc xếp thành khối. Khối trứng xếp thành dạng vảy cá, lúc đầu màu trắng, về sau màu vàng nhạt, khi trứng sắp nở có thể nhìn thấy đầu của sâu non màu đen.
a.3. Sâu non
Có 5 tuổi: Tuổi 1: Thân dài 15mm, đầu rộng 1,5mm. Tuổi 2: Thân dài 20mm, đầu rộng 2,0mm. Tuổi 3: Thân dài 22mm, đầu rộng 2,2mm. Tuổi 4: Thân dài 25mm, đầu rộng 2,5mm. Tuổi 5: Thân dài 30mm, đầu rộng 3,0mm.
Sâu non có 3 đôi chân ngực màu nâu sẫm và 5 đôi chân bụng. Đầu màu nâu đỏ có miệng gặm nhai. Hai bên mảnh ngực tr−ớc gần đầu có chấm đen nổi rõ. Thân màu vàng sáng, có lông th−a. Trên l−ng mỗi đốt có 7 chấm trắng đen hình tròn nổi, từ đốt thứ 5 đến đốt cuối có một vệt màu sẫm.
a.4. Nhộng
Nhộng màng nằm trong bọc.
b) Tập tính
Sâu cuốn lá Sến có 4 thế hệ trong một năm: •Thế hệ 1 bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 6.
•Thế hệ 2 bắt đầu từ cuối tháng 6 đến hết tháng 7. •Thế hệ 3 bắt đầu từ tháng 8 đến cuối tháng 9
•Thế hệ 4 bắt đầu từ cuối tháng 9 đến tháng 3 năm sau.
Thế hệ thứ 4 nhộng qua đông ở trong bao cuốn lá, đến cuối tháng 3 năm sau vũ hoá thành sâu tr−ởng thành. Sau khi vũ hoá 1 ngày thì giao phối, thời gian giao phối khoảng từ 3-4 ngày. Sau đó sâu tr−ởng thành đẻ trứng ở mặt trên sát gân lá thành hình khối, bình quân mỗi con cái đẻ từ 1 - 3 khối trứng, có 128 - 367 trứng.
Tuổi thọ sâu tr−ởng thành cái từ 5 – 7 ngày, con đực từ 3-4 ngày, sâu phát triển mạnh ở lứa 1 khi cây ra nhiều lộc non (mùa sinh tr−ởng của sây Sến).
Sâu non sau khi nở 3 ngày thì bắt đầu phân tán để gây hại. Tỷ lệ đực cái là 1/1,7. Ngay từ tuổi 1-2 sâu non đã nhả tơ cuốn lá ở chồi non làm thành một cái tổ, sâu có thể cuốn 2-3 lá lại với nhau. Sâu non sống trong đám lá bị cuốn lại, th−ờng sâu chọn lá non và lá bánh tẻ. Sâu ăn lớp biểu bì, bắt đầu từ ngọn lá rồi ăn dần vào phía cuống lá. Lá bị hại chỉ còn lại phần gân nên khi cây bị hại nặng nhìn thấy tán lá có màu nâu. Đây là đặc điểm nhận biết có sâu cuốn lá gây hại. Phân của sâu non đ−ợc thải ra ở phần cuối của tổ. Khi ăn đến gần cuống lá sâu non đục một lỗ nhỏ rồi chui ra ngoài, di chuyển sang chồi cây khác và tiếp tục cuốn lá làm tổ. Sâu non có 2 hình thức di chuyển chính là bò chuyền từ chùm lá này sang chùm lá khác hoặc nhả tơ chuyển sang khu khác nhờ sức gió. Do bị hại ở phần đỉnh sinh tr−ởng của các cành nên các chồi lá mới bị hỏng, diện tích lá bị hại khá lớn nên ảnh h−ởng đến khả năng quang hợp của cây, đôi khi làm cho cây phân cành sớm, thân cây không đ−ợc đẹp. Sâu non có xu h−ớng thích cây có tán lá rậm rạp, có nhiều chồi mọc ở phần chân đồi, nơi có tầng đất dầy.
Bảng 5.9: Kết quả điều tra Sâu cuốn lá Sếntrong khu vực nghiên cứu STT Số cây trong ô Số cây có sâu Tỷ lệ%
1 40 19 47,5 2 32 14 43,7 3 38 16 42,1 4 30 14 46,6 5 42 17 48,4 6 40 13 32,5 7 40 19 47,5 8 42 20 47,6 9 44 18 40,9 10 51 22 43,1 Trung bình 39,9 17,2 43,9
Từ số liệu ở biểu trên ta thấy, sự phân bố của sâu hại lá Sến t−ơng đối đồng đều trên các ô tiêu chuẩn và trên toàn lâm phần. Tính trung bình trên toàn lâm phần có 43,9% cây có sâu hại.